Chu Phạm Ngọc Ánh

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 39 - 45)

VI. RÀO CẢN VĂN HÓA

4. Chu Phạm Ngọc Ánh

Đánh giá bản thân qua từng rào cản:

- Rào cản môi trường: Tự cảm nhận bản thân bị chi phối bởi môi trường xung quanh khi tập trung sáng tạo tư duy một việc gì đó. Não bộ bắt đầu hoạt động nghiêm túc thì tác động từ môi trường như tiếng ồn, ánh sáng.., làm cản trở, ngừng tập trung suy nghĩ để tìm được ra lời giải.

- Rào cản nhận thức: Cảm thấy tầm nhìn và kiến thức của bản thân còn nhiều thiếu sót mà điều này dẫn đến nhận thức về mọi thứ xung quanh bị hạn hẹp. Nhận thức không đúng sẽ mang lại những hạn chế không đúng trong quá trình đánh giá vấn đề và tư duy của não bộ.

- Rào cản văn hóa: Bản thân cảm thấy lạc lõng trong môi trường văn hóa mới.

Cảm thấy bối rối và gặp khó khăn trong việc ứng dụng những kỹ năng như truyền đạt thông tin, kỹ năng giao tiếp vào trong môi trường mới. Như kiểu khó bắt nhịp khi làm việc ở một nhóm mới khi có quá nhiều bạn tới từ các vùng miền khác nhau, mang một nền văn hóa riêng biệt. Khiến mình không thoải mái khi phải chia sẻ nhận xét về công việc chung.

- Rào cản tư duy: Bản thân có xu hướng chấp nhận sự sẵn có, cảm thấy bản thân đang đi theo một lối mòn mà chính lối mòn đó mình đã nhiều lần đi qua. Bản thân không muốn sáng tạo ra một con đường mới vì nhiều lý do khác nhau, hơn nữa sự có sẵn lúc nào cũng mang lại cảm giác an toàn cho dù nó có cũ đến mức nào. Điều thứ hai đôi khi tự mãn và chủ quan với kiến thức, có những lúc cho rằng mình có thừa kiến thức về kinh nghiệm sống, công việc, xã hội… và tự mãn với những điều đó, tự cho mình cái quyền không cần phải học hỏi thêm ở bất kỳ đâu, bất kỳ người nào. Thứ ba là làm điều gì cũng sợ thất bại , bản thân luôn nghĩ những cách nghĩ mới, cách làm mới thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và sự thất bại cao. Vì thế,

chọn cách an toàn là cứ theo kinh nghiệm sẵn có mà làm. Khi thất bại thì sợ bị chê cười, tâm lý sợ bị người khác chê cười nên nhiều ý tưởng chỉ được dừng lại ở suy nghĩ và không dám nói ra, lâu dần nó khiến trở nên tự ti với chính những ý tưởng, sáng tạo của mình, không muốn nghĩ đến những ý tưởng được cho là điên rồ đó nữa. Cuối cùng là không dám vượt ra ngoài những quy tắc, đôi khi chỉ dám thu mình lại trong cái vỏ ốc chỉ để đảm bảo an toàn cho mình sẽ không thể có những ý tưởng hay, khác lạ, không dám đột phá vượt ra ngoài những quy tắc

Giải pháp

Rèn sự tập trung: Khả năng tập trung là yếu tố rất cần thiết gần như trong mọi hoạt động hàng ngày của con người và đặc biệt trong khi thực hiện tấn công não. Biết tập trung tốt sẽ giúp bạn có thể duy trì sự chú ý ngay cả khi xung quanh rất ồn ào và liên tục bị ngắt quãng để hoàn thành nhiều hoạt động trong cùng một thời điểm.Ta có thể cải thiện năng lực tập trung bằng cách đơn giản là thay đổi những thói quen hàng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi đường đi học hay sắp xếp lại bàn học, cả hai cách đó đều sẽ bắt trí óc bạn phải tỉnh táo hơn để thoát khỏi những thói quen.

Phá vỡ thói quen hằng ngày: Chúng ta vẫn hay nói về thói quen hằng ngày và lợi ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên, một khi bạn đã thiết lập thói quen hằng ngày và não bạn bắt đầu làm việc như một cỗ máy tự động, có thể đôi lúc bạn không tìm thấy ý tưởng mới và chỉ thực hiện những ý tưởng hiện có. Thỉnh thoảng bạn hãy phá vỡ thói quen hằng ngày, như một cách gây sốc cho não. Và như thế, nó phải nhìn nhận lại những gì đang diễn ra và và sẽ bắt đầu làm việc với khả năng cao hơn. Nếu bạn là người hay ngủ trễ, hãy thử thức dậy sớm vào một buổi sáng nào đó để biết đầu óc bạn thay đổi như thế nào. Có thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình có chút khó chịu, nhưng sự khó chịu đó và những cảm nhận mới, những điều mà bạn cảm nhận vào thời khắc buổi sáng sớm này sẽ cho phép bạn có sự tập trung mới và ý tưởng mới, mà chúng lẽ ra đã bị lướt qua nếu như bạn còn ngủ.Bạn có thể

hiểu việc này khi đặt câu hỏi cho những giả định về thế giới xung quanh. Khi tất cả chúng ta sống trong guồng quay tự động hóa như một phần không thể thiếu, nhưng điều không hay là chúng ta thường xuyên quyết định điều gì đó về thế giới này và rồi mặc định nó như vậy, không bao giờ đặt câu hỏi cho những giả định của chúng ta hay sử dụng những bằng chứng mới. Nếu bạn phá vỡ thói quen hằng ngày, bạn sẽ thường xuyên thấy thế giới từ một góc nhìn mới mẻ và có cơ hội đặt câu hỏi điều gì là cơ sở cho những suy nghĩ của mình. Vì thế, bạn có thể suy nghĩ khác đi, và kích hoạt những ý tưởng mới mà trước đó bạn chưa hề nghĩ đến.

- Rào cản cảm xúc: Bị cảm xúc chi phối rất nhiều khi bắt đầu tư duy sáng tạo, ví dụ khi tức giận thường khiến tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Lúc đó dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những suy nghĩ nông nổi và không thể tiếp tục tư duy. Hay sử dụng những ngôn từ tiêu cực để than vãn về mọi việc xảy ra xung quanh, cứ mãi tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính mình khi mà không thể giải quyết được một vấn đề khó. Còn là một người thiếu tự tin, dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Đôi khi không tự tin khiến mình luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy, nghi ngờ sự lựa chọn của mình

Giải pháp:

Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả: Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân.Xã hội ngày nay rất giỏi vùi dập sự tự tin của mỗi người. Những lời chế giễu, khinh thường của bạn bè, người quen, hàng xóm và cả người lạ đều khiến một con người dễ dàng đánh mất sự tự tin vốn có của họ.Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi thực hiện tấn công não cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn; hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi; can đảm, tự tin thử

sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân; thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc: Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện đồng thời có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.Bên cạnh đó, sức mạnh của trí tuệ còn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn và lan tỏa những nguồn năng lượng tích cực đến với nhiều người xung quanh.

* Lựa chọn phương pháp để lập kế hoạch: Chọn giải pháp: thỉnh thoảng phá vỡ thói quen hằng ngày

- Mục tiêu kế hoạch: Lập và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho việc thực hiện giải pháp để vượt qua rào cản tư duy

Xây dựng kế hoạch theo nguyên tắc 5W1H2C5M - Nội dung kế hoạch:

5W Why:

+ Bởi vì bản thân đang gặp trục trặc về rào cản tư duy, bản thân bị chi phối bởi những thứ khó khăn và không dám sáng tạo theo một hướng mới mà toàn đi theo một lối mòn. Do đó việc thực hiện giải pháp này sẽ mang lại những cải thiện tốt cho quá trình vận động não bộ khi thực hiện động não

+ Việc thực hiện công việc này mang một ý nghĩa vô cùng to lớn với quá trình tư duy sáng tạo với trí não của bản thân mỗi người. Giải pháp này giúp cho việc vượt qua được rào cản cản tư duy của chính bản thân một cách hiệu quả và dễ dàng, giúp cho não bộ hoạt động một cách có bài bản và tốt hơn, trong quá trình thực hiện tấn công não sẽ chiêm nghiệm và triển khai sắp xắp và sáng tạo được tốt lên + Nói đơn giản nếu giải pháp này không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì việc vượt qua được rào cản tư duy của bản thân là điều khó khăn bởi lẽ vấn đề của chính mình mà mình cũng đã tìm ra được giải pháp cho nó thì không lý nào mà không thực hiện nó, nếu không thực hiện thì rõ ràng sẽ không có một kết quả tốt nào cho vấn đề này và rào cản về tư duy luôn dăng dẳng và bám theo miết

What:

+ Công việc cần làm là viết ra và lên kế hoạch để tiến hành phá bỏ những thói quen hằng ngày để tìm ra những ý tưởng mới chứ không phải cứ làm việc lặp đi lặp lại như một cỗ máy và ngưng đọng não của mình gọn trong những thói quen ấy + Các bước để thực hiện công việc:

Bước 1: Liệt kê những thói quen hằng ngày cần phải phá bỏ

Bước 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thói quen nào ảnh hưởng đến quá trình tư duy vận động não

Bước 3: Lập một kế hoạch để thay đổi những thói quen theo thời gian biểu hằng ngày của mình như thức dậy sớm hơn, đi học theo những con đường khác....

Bước 4: Tìm kiếm, mở rộng suy nghĩ của mình ra để thực hiện những thói quen theo những cách thức mới, con đường mới

Bước 5: Tìm ra những phương pháp tốt hơn để có thể vận động não suy nghĩ sáng tạo hơn theo những cách thức đổi mới của thói quen hằng ngày

Where:

+ Giải pháp thực hiện tại chính nhà của mình

+ Ý tưởng này sẽ được trình bày trong bài When:

+ Xảy ra khi nào muốn thay đổi tư duy của bản thân, có thể theo tuần, theo tháng hoặc theo năm

+ Giải pháp này bắt đầu xuất hiện khi bản thân mắc phải rào cản tư duy Who:

+ Người thực hiện công việc: chính bản thân + Người hỗ trợ: bạn bè, người thân

1H: How

+ Tìm cách thức thay đổi, phương pháp để có thể thay đổi thói quen, kích thích trí sáng tạo từ các nguồn tin cậy và được coi là tốt cho mình

+ Thỉnh thoảng đề ra cho mình những cách thức thực hiện công việc hằng ngày bằng những ý tưởng táo bạo và hơi điên rồ một tí

2C Control:

+ Công việc đó có đặc tính rõ ràng, cần liệt kê nhiều thói quen cần phá bỏ để tiến hành tư duy được những cái mới

+ Cần thực hiện liên tục, tránh bị nản và lặp lại theo đường cũ

+ Đo lường đặc tính: Ghi chép lại những thói quen phá bỏ và số cách thức đổi mới cách thực hiện công việc đó

Check:

+Thiết lập thời gian để kiểm tra tiến trình thực hiện giải pháp + Kiểm tra sự phá bỏ những thói quen

+ Tần suất kiểm tra ngày nào cũng kiểm

+ Bản thân sẽ là người tiến hành kiểm tra, đánh giá và ghi chép

5M: Xác định nguồn lực

Man: người trực tiếp theo dõi, kiểm tra, thực hiện là chính bản thân. Bên cạnh đó có bạn bè, người thân hỗ trợ và đánh giá quá trình thay đổi phá bỏ thói quen

Money: thực hiện online nên không mất phí

Material: các tình huống,vấn đề thói quen cần phá bỏ để tạo ra được tư duy suy nghĩ mới, sáng tạo hơn

Machine: có thể dùng điện thoại, máy tính để ghi chép một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi hơn

Method: sử dụng ghi chép và thống kê.

- Rủi ro của giải pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân, việc thỉnh thoảng phá bỏ đi thói quen để làm sốc não giúp tạo ra những ý tưởng mới mẻ là điều tốt thế nhưng nếu không thể thực hiện nó theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, khiến cho hành động bị trì hoãn, thì việc tư duy những ý tưởng hoàn toàn mới, độc và lạ là điều khó khăn và rất mất thời gian. Rủi ro thứ hai là nếu thực hiện mà bản thân không thích ứng thì sẽ tạo ra những bất lợi và khó khăn trong cuộc sống và trong cả tư duy bởi lẽ thay đổi thói quen là một việc rất khó để làm được, cần thời gian để thích nghi, tâm lý chưa sẵn sàng thì việc bộc phá ra những ý tưởng mới là điều khó có thể xảy ra. Luôn phải hướng đến những cái cách thức mới chứ đừng để nó trở thành một lối mòn khó bỏ. Vượt qua được rào cản tư duy, muốn phát triển bộ não một cách mạnh mẽ, muốn thoát khỏi vỏ ốc an toàn mà vươn mình theo những cái độc đáo, sáng tạo của bản thân thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và cách mà chúng ta cố gắng. Nếu không thể phá bỏ đi điều đấy thì đồng nghĩa với việc sống chung với tư duy cũ rít và lối mòn của chính bản thân mình. Phá bỏ thói quen chính là thay đổi, sáng tạo ra những cách thức thực hiện khác nhau chứ không phải là bác bỏ đi những thói quen hằng ngày. Rủi ro của giải pháp này không phải là nhiều, nó hầu hết phụ thuộc vào nhận thức và nỗ lực của mỗi người.

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w