CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỪ THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.4. Đánh giá hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai từ thực tiễn một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
2.4.4. Về cơ chế tài chính
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bạc Liêu hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Về tài chính, thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Do đặc thù là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí nên việc thu phí các loại hình dịch vụ đối với Văn phòng Đăng ký đất đai là rất quan trọng. Một khi các quy định về thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chưa phù hợp như: mức thu một số khoản phí, lệ phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí thực tế, nhiều thủ tục miễn thu lệ phí đối với người dân ở nông thôn (lệ phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, đăng ký giao dịch bảo đảm…); đồng thời, nguồn thu sự nghiệp gồm thu phí, lệ phí được để lại sử dụng còn hạn chế sẽ không đảm bảo thu nhập, đời sống của công chức, viên chức, người lao động.
Riêng tại tỉnh Bạc Liêu, căn cứ vào các quy định của Trung ương (Luật, Nghị định và Thông tư), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số
164/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2017 ban hành danh mục, mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; trong đó quy định 63 danh mục thu phí lĩnh vực đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai thu 52 danh mục phí, lệ phí). Quyết định quy định các trường hợp được miễn nộp phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật); miễn nộp phí cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo, phí đăng ký giao dịch bảo đảm (hộ gia đình, cá nhân khi đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn tại tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Điều 4, Điều 9 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; yêu cầu sửa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi đăng ký viên,...).
Quyết định thu phí, lệ phí trên đã cơ bản phần nào đáp ứng cho Văn phòng đăng ký đất đai đảm bảo kinh phí hoạt động. Theo định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc thì Văn phòng Đăng ký đất đai phải xây dựng phương án tự chủ tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, quy định thu phí hiện nay chưa phù hợp với công việc thực tế theo quy định, vì quy định mức thu một số danh mục tương tương đối thấp như:
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình cá nhân vào mục đích sản xuất, kinh doanh (thửa dưới 500 m2 là 370.000 đồng, thửa từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 là 420.000 đồng, từ 2.000 đến dưới 3.000 m2 là 520.000 đồng . . .); cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thửa dưới 500 m2 là 450.000 m2, thửa từ 500 m2 đến dưới 2.000 m2 là 500.000 đồng,...). Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính (tự đảm bảo một phần chi thường xuyên) trong 03 năm (từ năm 2016 đến năm 2018) như sau:
Đơn vị tính: Đồng Năm Tổng thu Thu từ ngân
sách nhà nước (chi cho con
người)
Thu từ nguồn thu phí, lệ phí (chi cho các hoạt động
nghiệp vụ)
Ghi chú
2016 1.325.260.000 1.173.760.000 151.400.000 50 người
2017 5.831.500.000 3.853.000.000 1.978.500.000 70 người 2018 7.178.614.000 2.168.994.500 5.009.619.500 109 người 2019 18.000.000.000 0 18.000.000.000 180 người
Qua kết quả cân đối thu, chi tài chính hàng năm, với nguồn kinh phí được để lại cho Văn phòng Đăng ký đất đai là quá thấp, chỉ đủ cân đối cho các khoản chi cho con người (tổng số 109 người, trong đó có 49 hợp đồng lao động) và chi một phần cho hoạt động nghiệp vụ của đơn vị. Theo phương án tự chủ tài chính của Văn phòng Đăng ký đất đai để chuyển sang thực hiện cơ chế tự đảm bảo chi thường xuyên trong năm 2019, dự toán thu, chi tài chính như sau:
- Tổng thu: 28.0000.000.000 đ + Thu phí, lệ phí: 1.900.000.000 đ
+ Thu hoạt động dịch vụ: 26.100.000.000 đ - Các khoản nộp NSNN: 10.000.000.000 đ - Nguồn thu được để lại: 18.000.000.000 đ
- Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, chi mua sắm tài sản và các khoản chi khác ngoài con người: 3.800.000.000 đ; còn lại 14.200.000.000 đ
- Theo dự toán, các khoản chi cho con người (gồm lương, các khoản phụ cấp,...): bình quân 60.000.000 đ/người/năm. Như vậy với số lượng người lao động dự kiến là 180 người, thì tổng các khoản chi cho con người là:
10.800.000.000 đ, phần kinh phí còn lại phục vụ cho các hoạt động phát triển sự nghiệp. Với số lượng người lao động nêu trên là tương đối bằng với số lượng
người lao động một số tỉnh lân cận như: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng: 150 người; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hậu Giang: 170 người; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang: 260 người.
Từ 02 phương án tự chủ tài chính trên, phương án (1) tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (từ năm 2016 đến năm 2017) và phương án (2) tự đảm bảo chi thường xuyên (năm 2019). Trong đó:
- Đối với phương án 1: Ngân sách nhà nước phải cấp kinh phí chi trả lương và hoạt động cho 70 biên chế; nguồn thu của đơn vị thấp, không đủ chi cho hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.
- Đối với phương án 2: Ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí cho Văn phòng Đăng ký đất đai; nguồn thu của đơn vị cao (tăng hơn 5 lần so năm 2018; hơn 14 lần so với năm 2017; hơn 24 lần so với năm 2016), vừa đảm bảo chi cho hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, vừa đảm bảo số lượng người lao động theo yêu cầu vị trí việc làm.
Thực tế, các công việc để hoàn thành hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng qua nhiều công đoạn như: đo đạc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, lập bản vẽ địa chính thửa đất, lấy ý kiến về tình trạng tranh chấp (ký giáp ranh), xác minh nguồn gốc sử dụng đất, kiểm tra hiện trạng nhà và đất, niêm yết công khai, xác định nghĩa vụ tài chính, kiểm tra pháp lý, in Giấy chứng nhận, . . . trình qua nhiều cơ quan kiểm tra, thẩm định (Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục thuế cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục Quản lý đất đai, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường); mỗi cơ quan có nhiều bộ phận, cán bộ kiểm tra, thẩm định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt.