CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.3. Thực trạng pháp luật về gia hạn thực hiện nghĩa vụ khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện
Bản án số 1314/2007/KDTM-ST ngày 26/07/2007 về việc tranh chấp hợp
52 Xem phụ lục án lệ số 09/2016/AL
35 đồng gia công53
Tóm tắt:
Nguyên đơn : Bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An (gọi tắt Lê An) Bị đơn : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC (gọi tắt NVC) Ngày 15/4/2005, Lê An và NVC ký HĐ kinh tế không số về việc thiết kế, chế tạo khuôn quạt, tổng giá trị thanh toán là 176.000.000 đồng với thời gian thực hiện là 02 tháng, cộng trừ 15 ngày.
Theo lời khai của nguyên đơn, quá trình thực hiện HĐ, nguyên đơn đã giao cho bị đơn nhận 50.000.000 đồng, tuy nhiên, phía bị đơn không thực hiện đúng thỏa thuận trong HĐ vì đã không giao hàng đúng hạn. Sau đó, bị đơn yêu cầu kéo dài thời hạn HĐ thêm 15 ngày nữa và nếu không thực hiện được thì sẽ bồi thường 50.000.000 đồng, tiếp theo đó, bị đơn thường xuyên yêu cầu gia hạn HĐ nên nguyên đơn đã có đơn yêu cầu UBND Phường 16 Quận 8 giải quyết, kết quả giải quyết nguyên đơn đồng ý cho gia hạn HĐ đến 30/12/2005, tuy nhiên, đến nay bị đơn vẫn không thực hiện đúng thỏa thuận trong HĐ. Nay do bị đơn vi phạm nghĩa vụ không giao hàng, gây thiệt hại đến quyền lợi của nguyên đơn nên yêu cầu Tòa buộc bị đơn hoàn trả số tiền cọc đã giao là 50.000.000 đồng và tiền lãi tính từ ngày 01/8/2005 đến nay ngay sau khi bản án hoặc quyết định của Toà có hiệu lực pháp luật.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng xét thấy, về thời gian thực hiện HĐ hai bên thỏa thuận trong 2 tháng, cộng trừ 15 ngày, tuy nhiên, tại phiên tòa hai bên xác nhận HĐ trên đƣợc tiếp tục kéo dài và gia hạn đến ngày 27/1/2006. Mặc dù đã đƣợc gia hạn thời gian thực hiện HĐ nhiều lần nhƣng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình là vi phạm HĐ về thời gian giao hàng.
Nhận xét và kiến nghị: Từ ví dụ trên, có thể thấy NVC đã vi phạm HĐ là không giao hàng đúng hạn (2 tháng cộng trừ 15 ngày kể từ ngày 15/04/2005) nên bên bị vi phạm (Lê An) đã áp dụng chế tài BTHĐHĐ yêu cầu NVC giao hàng, trong đó có gia hạn nhiều lần đến ngày 27/01/2006 để NVC thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhƣ vậy, ở đây đã có việc gia hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 298 LTM 2005.
Quy định về việc gia hạn thực hiện nghĩa vụ đã tạo điều kiện cho bên vi phạm có đủ thời gian để khắc phục vi phạm của mình nhƣng mặt khác, chế định này có khả năng làm cho bên vi phạm không được hưởng quyền lợi mà chế định này mang lại bởi sự bất hợp lý của nó. Cụ thể, Điều 298 LTM 2005 quy định bên vi phạm có quyền gia hạn một thời hạn hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ HĐ.
53 Xem phụ lục
36
Tuy nhiên, việc gia hạn một thời hạn hợp lý nhƣ thế nào thì luật không có một tiêu chí cụ thể để xác định, chẳng hạn, đối với ví dụ trên, cơ quan tài phán có thể đồng quan điểm với tác giả rằng đây là một trường hợp gia hạn một thời gian hợp lý bởi vì xét trên cơ sở thời gian đƣợc gia hạn thực hiện nghĩa vụ khá lâu, hơn cả thời hạn thực hiện HĐ (đến ngày 27/01/2006), NVC vẫn chƣa giao hàng, v.v… Rõ ràng, việc xác định này dường như là mang tính chủ quan, cảm tính, điều này sẽ giúp cho bên bị vi phạm có quyền gia hạn một cách tùy tiện, không phù hợp với “thời hạn hợp lý” khi thực hiện quyền gia hạn của mình. Mặt khác, về tính chất của việc gia hạn, Từ điển Luật học đã nêu rõ, “việc gia hạn có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo sự thỏa thuận của các bên”54, tuy nhiên, như đã đề cập tại mục 1.5 của chương 1, gia hạn theo Điều 298 LTM là một quyền của bên bị vi phạm mà không phải là một quyền của bên vi phạm, việc gia hạn hay không là tùy thuộc vào sự quyết định của bên bị vi phạm, nhƣ vậy, liệu bên vi phạm có đƣợc thỏa thuận với bên bị vi phạm về việc gia hạn thời gian, về số lần gia hạn hay không? Theo tác giả, bên vi phạm vẫn có thể yêu cầu nhƣng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bên bị vi phạm.
Kiến nghị hoàn thiện: Về quyền gia hạn này, tác giả đồng ý với các nhà làm luật rằng gia hạn sẽ đƣợc trao quyền cho bên bị vi phạm mà không có kiến nghị gì thêm về việc mong muốn trao quyền gia hạn cho bên vi phạm, bởi lẽ suy cho cùng, việc gia hạn cũng xuất phát từ hành vi vi phạm của bên vi phạm, nếu trao quyền cho bên vi phạm, có khả năng bên vi phạm sẽ lợi dụng việc gia hạn này mà trì hoãn hoặc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ, điều này là xâm phạm đến quyền lợi của bên bị vi phạm.
Đối với vấn đề gia hạn trong một thời hạn hợp lý, theo pháp luật Hoa Kỳ, thời gian hợp lý là lƣợng thời gian cần thiết để làm bất cứ điều gì đƣợc yêu cầu để làm, thuận tiện trong các hoàn cảnh cho phép. Trong HĐ, thời gian hợp lý là thời gian cần thiết để thực hiện những gì một HĐ đòi hỏi phải đƣợc thực hiện, dựa trên những hoàn cảnh chủ quan. Nếu các bên tham gia HĐ không ấn định thời gian để thực hiện, luật pháp sẽ đƣa ra một thời gian mà trong đó, nó nên đƣợc thực hiện.
Nhìn chung, sự hợp lý hay bất hợp lý của thời gian đƣợc sử dụng hoặc đƣợc thực hiện bởi một bên đƣợc xem xét bởi những ý chí chủ quan của cơ quan tƣ pháp. Thời gian hợp lý đƣợc phiên tòa giải thích dựa trên tính chất, mục đích và hoàn cảnh của từng trường hợp. Các yếu tố khác được Tòa án xem xét xác định sự trì hoãn không chính đáng trong việc thực hiện bao gồm sự thỏa thuận trước giữa các bên, thói quen kinh doanh hoặc thói quen trong thương mại, và liệu có bất kỳ biểu hiện khách
54 Viện Khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp, tlđd (5), tr. 282
37
quan của sự mong đợi đƣợc thể hiện giữa các bên55. Theo tác giả, cách xác định thời gian hợp lý của Hoa Kỳ là rất hợp lý mặc dù không tránh khỏi sự chủ quan.
BLDS 2015 và LTM 2005 không đƣa ra định nghĩa nhƣ thế nào là một thời gian hợp lý. Do đó, bằng cách tham khảo pháp luật nước ngoài, pháp luật Hoa Kỳ về vấn đề này cũng là nội dung lý tưởng để chúng ta tiếp thu và phát huy trong việc xây dựng quy định về gia hạn một thời gian hợp lý để thực hiện nghĩa vụ HĐ.