CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.4. Thực trạng pháp luật về quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các chế tài khác và kiến nghị hoàn thiện
Về quan hệ giữa chế tài BTHĐHĐ với các chế tài khác trong thương mại, việc thực thi pháp luật của quy định này trong LTM có nhiều điểm chƣa đƣợc làm rõ và gặp nhiều vướng mắc.
Thứ nhất, về Khoản 1 Điều 299 LTM có quy định rằng trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài BTHĐHĐ, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Với quy định này, khi thực thi trên thực tế, trước hết cần phải xem xét rằng các bên có sự thỏa thuận trong việc áp dụng chế tài BTHĐHĐ hay không, nếu có thì việc áp dụng phải theo sự thỏa thuận của các bên. Vậy sự thỏa thuận ở đây phải hiểu như thế nào cho đúng? Theo như tác giả đã đề cập tại mục 1.8 Chương 1 thì sự thỏa thuận này đƣợc hiểu theo cách hiểu thứ nhất, tức là các bên đƣợc quyền tự do thỏa thuận với nhau việc áp dụng các loại chế tài cùng một lúc, kể cả những chế tài có hậu quả pháp lý trái ngƣợc nhau. Tuy nhiên, tác giả cho rằng cách quy định này trong LTM là không hợp lý, gây ra sự tùy tiện cho bên có quyền áp dụng chế tài bởi lẽ một số chế tài có bản chất, hậu quả pháp lý trái ngƣợc và loại trừ nhau, chẳng hạn cùng lúc áp dụng chế tài BTHĐHĐ với chế tài hủy bỏ HĐ là điều không thể xảy ra, có chế tài buộc thực hiện HĐ thì sẽ không đồng thời có chế tài hủy bỏ HĐ hoặc đình chỉ HĐ và ngƣợc lại, do đó, tác giả kiến nghị rằng LTM sắp tới cần sửa đổi điều khoản này phù hợp với thực tiễn hơn.
Một vấn đề tại Khoản 1 Điều 299 LTM cũng đang có sự bất cập là nếu không có sự thỏa thuận thì trong trường hợp áp dụng chế tài BTHĐHĐ, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật (Điều 303 LTM về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại), phạt vi phạm được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong HĐ và khi đáp ứng điều kiện đã thỏa thuận thì nó sẽ đƣợc áp dụng tại bất cứ
55 “Reasonable Time Law and Legal Definition”, https://definitions.uslegal.com/r/reasonable-time/, truy cập ngày 24/05/2017
38
thời điểm nào trong quá trình thực hiện HĐ (Điều 300 LTM) còn các chế tài khác thì không đƣợc áp dụng. Nhƣ vậy, quy định của điều luật trên chỉ ra rằng các chế tài khác trong trường hợp này là chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ, hủy bỏ HĐ và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế (Khoản 7 Điều 292 LTM).
Theo tác giả, cách quy định của Luật nhƣ trên là không hợp lý với quy định của pháp luật thương mại, bởi lẽ xét về quan hệ giữa chế tài BTHĐHĐ và chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ thì theo Khoản 1 Điều 309 LTM, khi HĐ bị tạm ngừng thực hiện thì HĐ vẫn có hiệu lực, do đó, hậu quả pháp lý hai chế tài này không mâu thuẫn nhau nên theo tác giả, trong thời gian áp dụng chế tài BTHĐHĐ, bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ.
Trên thực tế, việc áp dụng kết hợp hai chế tài này diễn ra rất phổ biến, chẳng hạn là trường hợp công ty A và công ty B có trụ sở tại Bình Dương ký kết với nhau HĐ mua bán máy giặt hiệu Toshiba, thỏa thuận giao hàng và thanh toán đồng thời vào một ngày, do A giao hàng không phù hợp với HĐ làm cho B bị thiệt hại đến mức B không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết HĐ nên B đã buộc A phải giao máy giặt phù hợp với HĐ đã giao kết, đồng thời đã tạm thời không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho A theo như quy định của HĐ. Như vậy, trường hợp này B đã áp dụng cả hai chế tài cùng một lúc là chế tài BTHĐHĐ và chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ.
Sự phân tích này rõ ràng chỉ ra rằng quy định tại Khoản 1 Điều 299 LTM là không hợp lý, cần phải sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn.
Kiến nghị hoàn thiện: Với những bất cập của Khoản 1 Điều 299 LTM, tác giả kiến nghị rằng cần quy định lại điều khoản này theo hướng:
Một là, cần xây dựng một điều luật dành chung cho quan hệ giữa các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 LTM , cụ thể, trong thời gian áp dụng một trong các chế tài được quy định tại Điều 292 LTM, bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài khác có hậu quả pháp lý mâu thuẫn nhau. Theo tác giả, cách quy định nhƣ vậy sẽ không vấp phải sự tùy tiện khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài, bởi lẽ ở mỗi chế tài đã đƣợc quy định các điều kiện để áp dụng, những điều kiện này được các nhà làm luật suy xét cẩn thẩn trước khi ban hành, khi hành vi vi phạm HĐ xảy ra, các điều kiện để áp dụng chế tài đƣợc thỏa mãn thì các chế tài sẽ đƣợc bên bị vi phạm áp dụng, điều này là hợp lý và không gây ra sự bất công đối với bên vi phạm, mặc khác, quy định này sẽ tránh đƣợc sự tranh cãi về việc áp dụng chế tài có hậu quả pháp lý mâu thuẫn nhau, làm cho quy định đƣợc khả thi khi áp dụng
39 trong thực tế.
Hai là, sửa đổi lại Khoản 1 Điều 299 thành hai điều khoản nhƣ sau: Khoản 1 sẽ quy định rằng các bên có quyền thỏa thuận trong thời gian áp dụng chế tài, bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài khác nhưng không có hậu quả pháp lý mâu thuẫn nhau. Khoản 2 sẽ quy định là trừ trường hợp có thỏa thuận theo Khoản 1 Điều này, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và tạm ngừng thực hiện HĐ nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
Thứ hai, Khoản 2 Điều 292 LTM quy định trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tại bản án số 1314/2007/KDTM-ST Ngày 26/07/2007 về việc tranh chấp HĐ gia công, Lê An đã gia hạn nhiều lần đến ngày 27/01/2006 nhƣng NVC vẫn không giao hàng, do đó, Lê An đã yêu cầu Tòa buộc bị đơn hoàn trả số tiền cọc đã giao là 50.000.000 đồng và tiền lãi tính từ ngày 01/8/2005 đến nay ngay sau khi bản án hoặc quyết định của Toà có hiệu lực pháp luật. Trong phần quyết định, Tòa án tuyên xử:
“Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn: Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An số tiền tạm ứng đợt 01 phát sinh từ HĐ kinh tế không số ngày 15/4/2005 là 50.000.000 đồng.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An không yêu cầu đòi tiền lãi chậm trả”.
Có thể thấy, đây là một ví dụ điển hình thể hiện quyền đƣợc áp dụng các chế tài khác (hoàn trả cho cơ sở Lê An số tiền tạm ứng đợt 01 phát sinh từ HĐ kinh tế không số ngày 15/4/2005 khi NVC không giao hàng trong thời hạn ấn định) của bên bị vi phạm tại Khoản 2 Điều 292 LTM trên thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định này vẫn khiến cho bên bị vi phạm áp dụng không đúng. Cụ thể, theo nhƣ quy định của Khoản 2 Điều 292 LTM thì trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Do không quy định một cách chi tiết nên khi bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đã áp dụng các chế tài khác nhƣ hủy bỏ HĐ và bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình mà không suy xét đến các điều kiện bắt buộc để các chế tài này đƣợc áp dụng đã đƣợc đáp ứng hay chưa nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vi phạm. Chẳng hạn, theo quy định của LTM, đối với chế tài hủy bỏ HĐ, một trong các trường hợp là điều kiện để
40
áp dụng chế tài này là một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ (Điểm b Khoản 4 Điều 312 LTM) nhƣng chế tài BTHĐHĐ lại không cần phải có điều kiện vi phạm cơ bản hay không cơ bản đó, như vậy, trường hợp bên vi phạm chỉ vi phạm một lỗi rất nhỏ chƣa đến mức cấu thành nên một vi phạm cơ bản nhƣng do không thực hiện chế tài BTHĐHĐ nên bên bị vi phạm đã áp dụng chế tài hủy bỏ HĐ, điều này gây ra một sự thiệt thòi lớn cho bên vi phạm.
Về nguyên tắc, để các chế tài khác đƣợc áp dụng thì bắt buộc nó phải đáp ứng các điều kiện để áp dụng đƣợc quy định trong LTM, do đó, trong quan hệ giữa chế tài BTHĐHĐ và các loại chế tài khác thì trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì các chế tài khác này cũng phải đáp ứng từng điều kiện cụ thể. Chẳng hạn, điều kiện của chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ và hủy bỏ HĐ là không thuộc trường hợp MTN tại Điều 294 và xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để áp dụng các chế tài trên hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ56. Do vậy, theo tác giả, nhà làm luật cần phải quy định một cách rõ ràng, chi tiết hơn để tránh các trường hợp áp dụng không đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, điều luật này quy định rằng “trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”,
“không thực hiện chế tài” theo tác giả là việc không có bất cứ một động thái, hành động nào về việc thực hiện chế tài, vậy có nghĩa rằng nếu bên vi phạm thực hiện chế tài bất cứ thời điểm nào trong thời gian ấn định thì sẽ đƣợc gọi là “thực hiện chế tài”. Điều này có là một sự bất cập, có nguy cơ dẫn đến một thiệt hại nghiêm trọng hơn hay không nếu như trong một số trường hợp, gần đến thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định để bên vi phạm thực hiện chế tài, bên bị vi phạm biết chắc đƣợc rằng ý chí của bên vi phạm là không thực hiện chế tài (thông qua việc bên vi phạm thông báo rõ rằng bên vi phạm sẽ không thực hiện chế tài) hoặc bên bị vi phạm biết đƣợc rằng trước khi chuẩn bị đến thời hạn ấn định thực hiện chế tài, hàng hóa trong HĐ đã được bán cho người khác nên bên vi phạm chắc chắn không còn hàng để giao cho bên bị vi phạm, nếu hết thời hạn ấn định, chế tài không đƣợc hoàn thành sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị vi phạm nhưng luật quy định rằng phải hết thời hạn ấn định, bên bị vi phạm mới đƣợc áp dụng các chế tài khác, do đó,
57 Đỗ Văn Đại, “Vấn đề đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Luật Dân sự Việt Nam”, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=460:tc2004so3vdh bhd&catid=97:ctc20043&Itemid=107, truy cập ngày 17/06/2017
41
bên bị vi phạm buộc phải chờ hết thời hạn ấn định mới đƣợc áp dụng chế tài khác nhƣ hủy bỏ HĐ hay đình chỉ thực hiện HĐ?
Kiến nghị hoàn thiện: Với những bất cập tại Khoản 2 Điều 299 LTM đã phân tích, tác giả nhận thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung các điều luật là cần thiết, nhà làm luật cần phải thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng đồng thời khắc phục những điểm bất cập trên.
Đối với việc không thực hiện chế tài, theo tác giả, điều khoản này cần phải sửa đổi, bổ sung theo hướng bên bị vi phạm được áp dụng chế tài khác để bảo về quyền lợi của mình ngoài trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định còn đƣợc áp dụng chế tài khác trước khi đến thời hạn ấn định nếu biết chắc chắn rằng bên vi phạm sẽ không thực hiện chế tài trong thời gian ấn định đó và bên bị vi phạm phải chứng minh. Sự bổ sung này ngụ ý rằng bên bị vi phạm sẽ có quyền áp dụng các chế tài khác nhƣ đình chỉ HĐ, hủy bỏ HĐ, v.v… trước khi đến thời hạn ấn định áp dụng chế tài. Kiến nghị này của tác giả xuất phát từ việc tham khảo các chế định của một số quốc gia cũng như điều ước quốc tế trên thế giới về việc đình chỉ, hủy bỏ HĐ trước thời hạn khi thấy rõ ràng rằng bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Việc không thực hiện nghĩa vụ HĐ trước thời hạn tuy không giống như việc không thực hiện chế tài nhƣng về bản chất, hai vấn đề này cũng có điểm chung là đều phải thực hiện nghĩa vụ, do đó, tiếp thu các quy định này để sửa đổi việc áp dụng các chế tài trong thương mại là cần thiết, một số quy định điển hình cho kiến nghị này của tác giả là quy định tại Khoản 1 Điều 72 CISG 1980, theo đó, nếu trước ngày quy định cho việc thi hành HĐ mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến HĐ, bên kia có thể tuyên bố HĐ bị hủy. Luật hợp đồng Trung Quốc năm 1999 cũng có quy định tương tự, cụ thể, theo khoản 2 Điều 94 thì các bên có thể hủy HĐ trong trường hợp trước khi hết thời hạn thực hiện HĐ nếu thấy rằng một trong hai bên rõ ràng bằng từ ngữ hoặc bằng hành động rằng sẽ không thực hiện các khoản nợ chính, theo Điều 7.3.3 Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial Contracts - PICC), một bên có quyền hủy bỏ HĐ nếu trước khi đến thời hạn thực hiện, thấy rõ bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng HĐ, theo Điều 9:304 Nguyên tắc Châu Âu về HĐ, “nếu ngay trước ngày mà HĐ phải thực hiện, thấy rõ một bên sẽ vi phạm nghiêm trọng HĐ, bên kia có quyền hủy HĐ57. Thông qua việc tham khảo những quy định này, tác giả đề xuất cho
57 Đỗ Văn Đại, “Vấn đề đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Luật Dân sự Việt Nam”, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=460:tc2004so3vdh bhd&catid=97:ctc20043&Itemid=107, truy cập ngày 17/06/2017
42
hướng sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 299 LTM như sau: Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời gian mà bên bị vi phạm ấn định hoặc trước khi đến thời hạn ấn định thực hiện chế tài, bên bị vi phạm có chứng cứ rõ ràng rằng bên bị vi phạm không thực hiện chế tài này thì được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Sự sửa đổi, bổ sung này sẽ giúp bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài khác kể cả khi chƣa đến thời hạn thực hiện chế tài buộc thực hiện HĐ, mở ra nhiều lựa chọn cho bên bị vi phạm, làm giảm thiểu thiệt hại cho các bên trong HĐ nếu có thiệt hại phát sinh, tạo điều kiện cho bên bị vi phạm có cơ hội tìm bạn hàng khác, khách hàng khác để tiếp tục thực hiện HĐ.
Về việc áp dụng các chế tài khác, theo tác giả, điều khoản tại Khoản 2 Điều 299 LTM cần đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời gian mà bên bị vi phạm ấn định hoặc trước khi đến thời hạn ấn định thực hiện chế tài, bên bị vi phạm có chứng cứ rõ ràng rằng bên vi phạm không thực hiện chế tài này thì được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nếu những điều kiện áp dụng của các chế tài khác được đáp ứng theo quy định của Luật này”.
Kiến nghị quy định này là cơ sở để các chế tài khác đƣợc áp dụng một cách đúng đắn, tránh sự lạm quyền và tùy tiện áp dụng của bên bị vi phạm đồng thời bảo vệ đƣợc lợi ích của các bên trong HĐ.