CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.5. Thực trạng pháp luật về các trường hợp miễn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện
2.5.3. Thực thi pháp luật về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng khi hoàn cảnh
Về nguyên tắc, khi HĐ thương mại được giao kết và có hiệu lực pháp luật, các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện đúng HĐ nhưng trong một số trường hợp, như đã đề cập tại Chương 1, không có một chủ thể nào có thể dự liệu được tất cả các tình huống, sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, có thể hôm nay thế giới “bình yên” nhưng không ai có thể đoán trước được ngày mai trên thế giới hoặc ngay xung quanh chúng ta sẽ xảy ra chuyện gì cũng giống nhƣ tại thời điểm giao kết, chúng ta không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra nhưng sau khi giao kết HĐ, một sự kiện khách quan làm cho một trong các bên khó có khả năng tiếp tục thực hiện đúng HĐ nếu không có sự thay đổi nội dung HĐ phù hợp với hoàn cảnh. Khi rơi vào trường hợp đó, nếu có hành vi vi phạm vì không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng HĐ, bên vi phạm lựa chọn chế tài BTHĐHĐ để áp dụng thì bên vi phạm phải thi hành chế tài, lúc này, nếu không có một cơ sở pháp lý chính đáng để chứng minh cho hành vi vi phạm thì bên vi phạm có thể không được hưởng lợi từ HĐ mà thậm chí còn có nguy cơ bị “âm vốn” do HĐ gây ra.
Ngày 01/01/2017, BLDS 2015 có hiệu lực thi hành thay thế cho BLDS 2005 đã có nhiều điểm mới, trong đó, một điểm mới đáng chú ý đó là Điều luật 420 về thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi, điều luật này ra đời đã giải quyết vấn đề mà tác giả vừa nêu trên. Nếu nhƣ chế tài BTHĐHĐ mang tinh thần của nguyên tắc pacta sunt servanda thì thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một ngoại lệ của nó, mang tinh thần của nguyên tắc rebus sic stantibus (nguyên tắc cho phép điều chỉnh HĐ khi hoàn cảnh thay đổi).
Theo Điều 420 BLDS 2015, thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc quy định nhƣ sau:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết HĐ;
49
b. Tại thời điểm giao kết HĐ, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh
c. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì HĐ đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d. Việc tiếp tục thực hiện HĐ mà không có sự thay đổi nội dung HĐ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của HĐ mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Nhƣ vậy, khi đáp ứng những điều kiện trên sẽ đƣợc coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Lúc này, theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 420 BLDS thì:
“2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại HĐ trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi HĐ trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a. Chấm dứt HĐ tại một thời điểm xác định;
b. Sửa đổi HĐ để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được giải quyết việc sửa đổi HĐ trong trường hợp việc chấm dứt HĐ sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện HĐ nếu được sửa đổi.”
Với cơ sở pháp lý trên, trong lĩnh vực dân sự, khi có một vi phạm HĐ xảy ra, bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong HĐ, bên vi phạm cũng là bên có lợi ích bị ảnh hưởng có thể vận dụng điều khoản này để yêu cầu bên bị vi phạm đàm phán lại HĐ trong một thời hạn hợp lý mà không bắt buộc phải tiếp tục thực hiện HĐ theo những thỏa thuận ban đầu. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận đƣợc về việc sửa đổi HĐ trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt HĐ tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi HĐ để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Khoản 4 Điều 420 BLDS đồng thời quy định rằng trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt HĐ, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nhƣ vậy, Bộ luật cho phép các bên tự do thỏa thuận với nhau về việc thực hiện HĐ, nếu không có thỏa thuận thì trong quá trình đàm phán, sửa đổi, chấm dứt HĐ, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên phải tiếp tục thực hiện HĐ. Quy định này cho thấy rằng không phải khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng được pháp luật bảo
50
vệ nhƣng không vì thế mà trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt HĐ, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên không còn tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ hoặc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình trong HĐ mà Bộ luật yêu cầu các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện HĐ, đây là trách nhiệm của các bên buộc các bên phải thực hiện đầy đủ.
Toàn bộ những quy định trên đây là quy định của BLDS về chế định thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, tác giả cho rằng đây là một ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda nói chung và chế tài BTHĐHĐ nói riêng khi xem xét quy định này trong lĩnh vực thương mại. Về nguyên tắc, các bên trong quan hệ thương mại chịu sự điều chỉnh của LTM, quyền và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp MTN LTM đã có quy định, trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì áp dụng BLDS (Khoản 3 Điều 4 LTM 2005), vì vậy, quy định tại Điều 420 BLDS không thể coi là một cơ sở pháp lý để các bên đƣợc điều chỉnh bởi LTM áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Giả sử, chế định này được quy định trong luật thương mại, bên vi phạm không hẳn đƣợc miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình nhƣng nó sẽ dẫn đến khả năng chế tài BTHĐHĐ không đƣợc áp dụng mà thay vào đó các bên sẽ đàm phán lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 420 BLDS, trường hợp không thỏa thuận được về việc sửa đổi HĐ trong thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án sửa đổi HĐ để cân bằng quyền và lợi ích của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc chấm dứt HĐ tại một điểm xác định66. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, tác giả đƣa ra một vài ví dụ điển hình, do BLDS 2015 vừa có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian gần đây (01/01/2017) nên dường như các vụ tranh chấp liên quan đến thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là rất hiếm, do đó, tác giả viễn dẫn hai tình huống của tác giả Thanh Tùng và Đỗ Văn Đại được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở để minh họa nhƣ sau:
Tình huống thứ nhất: Năm 2010, Công ty Cà phê M. (trụ sở tại Đắk Lắk) ký HĐ với Công ty T. (trụ sở tại TP.HCM) để thiết kế một hệ thống chế biến cà phê cho Công ty M.. Tổng giá trị HĐ là hơn 4 tỉ đồng, thời hạn Công ty T. phải bàn giao hệ thống chế biến là hai năm kể từ khi ký HĐ.
Một năm sau, Công ty T. tạm ngƣng công việc, yêu cầu Công ty M. ký thêm phụ lục HĐ theo hướng tăng giá lên do hoàn cảnh thay đổi. Theo Công ty T., tại thời điểm hai bên ký HĐ, nhiều bộ phận, thiết bị để chế tạo hệ thống chế biến cà phê không phải nhập ngoại do các công ty trong nước sản xuất được. Thế nhưng sau khi có quy định mới của Nhà nước thì một số linh kiện không có hàng trong nước
66 Khoản 2, Khoản 3 Điều 420 BLDS
51
nữa khiến Công ty T. phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá thành tăng gấp ba lần. Nếu không điều chỉnh tăng giá HĐ thì Công ty T. sẽ bị lỗ nặng, không có vốn để tiếp tục.
Công ty M. không đồng ý, cho rằng Công ty T. đã “cố tình nại ra lý do để đơn phương chấm dứt HĐ” nên khởi kiện yêu cầu TAND một quận tại TP.HCM buộc Công ty T. phải tiếp tục thực hiện công việc theo đúng thời hạn đã cam kết.
Nếu không tiếp tục thực hiện HĐ thì Công ty T. phải chịu phạt HĐ nhƣ đã thỏa thuận (11% tổng giá trị HĐ).
Tại phiên xử sơ thẩm, đại diện Công ty T. cho biết họ không có ý bội ƣớc nhƣng do hoàn cảnh thực tế thay đổi ngoài dự tính nên công ty sẽ bị lỗ nặng nếu cứ căn cứ theo HĐ ký năm 2010. Do đó đại diện Công ty T. đề nghị tòa cho phép hai bên đƣợc điều chỉnh HĐ với một giá thành hợp lý hơn.
Tuy nhiên, Tòa đã không chấp nhận đề nghị trên, tuyên buộc Công ty T. phải tiếp tục thực hiện HĐ theo đúng thời gian và mức giá trong HĐ, nếu không sẽ chịu phạt HĐ. Theo Tòa, dù hoàn cảnh thực tế thay đổi khiến giá thành sản xuất tăng cao nhƣng pháp luật không cho phép điều chỉnh lại trong tình huống này nên Công ty T.
phải tôn trọng HĐ đã ký.
Công ty T. kháng cáo. Xử phúc thẩm sau đó, TAND TP.HCM cũng tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm67.
Từ vụ tranh chấp trên, có thể thấy rằng ở đây đã có một hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cụ thể, sau khi hai bên đã giao kết HĐ, Nhà nước có quy định mới liên quan đến linh kiện làm cho những linh kiện này không được sản xuất trong nước nữa.
Đây là một sự kiện khách quan nằm ngoài ý chí của cả công ty M. và công ty T. Và thực sự hai bên không thể lường trước được về sự thay đổi này tại thời điểm giao kết HĐ. Sự thay đổi về quy định của Nhà nước này khiến cho công ty T. phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá thành tăng gấp ba lần. Đây là một sự thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước, HĐ đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác chứ không phải là nội dung nhƣ thời điểm giao kết ban đầu và trong sự thay đổi này, mọi nỗ lực của T. trong việc khắc phục sự thay đổi này là phải mua hàng từ nước ngoài nhưng việc này thực sự là vượt quá khả năng của công ty T., công ty T. không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến lợi ích của mình, nếu tiếp tục thực hiện HĐ mà không điều chỉnh tăng giá HĐ thì Công ty T. sẽ bị lỗ nặng, không có vốn để tiếp tục, đây là một sự thiệt hại nghiêm trọng cho công ty T.
Ở đây, Tòa án cũng thừa nhận rằng hoàn cảnh thực tế thay đổi khiến giá
67 Thanh Tùng, “Hoàn cảnh thay đổi, đƣợc điều chỉnh hợp đồng”, http://plo.vn/phap-luat/hoan-canh-thay-doi- duoc-dieu-chinh-hop-dong-543671.html, truy cập ngày 14/06/2017
52
thành sản xuất tăng cao nhƣng do pháp luật không cho phép điều chỉnh trong tình huống này nên về nguyên tắc, Công ty T. phải tôn trọng HĐ đã ký, tuân thủ chế tài tại Điều 297 LTM tiếp tục thực hiện HĐ theo phán quyết của Tòa án, nhƣng giả sử tại thời điểm đó, nếu Điều 420 BLDS 2015 có hiệu lực thi hành và là một quy định trong luật thương mại, theo tác giả, đề nghị của T. về việc cho phép hai bên được điều chỉnh HĐ với một giá thành hợp lý hơn phải đƣợc chấp nhận. Khi quy định này đƣợc áp dụng, quyền và lợi ích của các bên sẽ đƣợc cân bằng, công ty T. có khả năng tiếp tục thực hiện HĐ với một nội dung khác đã sửa đổi, bổ sung mà không bị áp dụng chế tài BTHĐHĐ đã thỏa thuận ban đầu là HĐ mang đến gánh nặng cho công ty T..
Tình huống thứ hai: Công ty Việt Nam (bên mua) và Công ty nước ngoài (bên bán) đã ký một HĐ 5 năm với nội dung mua bán hàng hóa cho từng năm và mỗi năm với số lƣợng cụ thể, giá cụ thể (cùng với thỏa thuận chọn VIAC). Sau đó, các bên tranh chấp với nhau và đƣa tranh chấp ra VIAC xuất phát từ việc các bên không đạt được thỏa thuận từ việc giá của hàng hóa năm thứ 3 trên thị trường chỉ còn bằng 1/3 giá nêu trong HĐ (bên bán yêu cầu giữ nguyên giá trong HĐ còn bên mua yêu cầu giá mới do giá trên thị trường đã giảm còn bằng 1/3 giá trong HĐ đã ký trước đó 03 năm)68.
Với tình huống này, một sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh làm cho bên mua (Việt Nam) có lợi ích bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về nguyên tắc, giả sử đây thuộc trường hợp thuộc sự điều chỉnh của LTM, khi vi phạm, bên bán có quyền áp dụng chế tài buộc bên công ty Việt Nam thực hiện đúng HĐ nhƣng nếu có Điều 420 BLDS để điều chỉnh thì chế tài BTHĐHĐ sẽ không đƣợc áp dụng mà HĐ sẽ đƣợc thực hiện theo một hướng khác, giúp cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đƣợc cân bằng hơn.
Kiến nghị hoàn thiện: Điều 420 BLDS thật sự là một điểm mới tiến bộ của BLDS Việt Nam, nó thể hiện sự thiện chí, công bằng giữa các bên khi thực hiện HĐ, khắc phục tình trạng “mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng giữa các bên”69, giúp cho bên vi phạm HĐ là bên có lợi ích bị ảnh hưởng được giảm bớt gánh nặng, có cơ sở
68 Đỗ Văn Đại, “Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=588&TabIn dex=5&YKienID=537, truy cập ngày 15/06/2017
69 Lê Minh Hùng, “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam”, https://luattaichinh.wordpress.com/2009/04/09/di%E1%BB%81u-
kho%E1%BA%A3n-di%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-h%E1%BB%A3p-d%E1%BB%93ng-do-hon- c%E1%BA%A3nh-thay-d%E1%BB%95i-trong-php-lu%E1%BA%ADt-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngoi-v- kinh/, truy cập ngày 15/06/2017
53
vững chắc để kiểm soát đƣợc HĐ của mình phù hợp với hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đồng thời đây là một quy định phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh nước ta đang ngày càng tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay bởi lẽ quy định này dường nhƣ đã đƣợc quy định ở nhiều quốc gia và các điều ƣớc quốc tế trên thế giới, điển hình là các nước Anh, Đức, Italia, Mỹ, Hà Lan, Nam Tư, các điều ước quốc tế như Bộ nguyên tắc UNIDROIT về HĐ thương mại quốc tế, CISG 1980, v.v... LTM đã có hiệu lực từ năm 2005 cho đến nay nên những quy định trong Luật cũng nhƣ các quy định liên quan đến chế tài BTHĐHĐ vẫn không thay đổi. BLDS 2015 ra đời, xuất hiện chế định thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi tại Điều 420 là một điểm mới mà tác giả hết sức ủng hộ và mạnh dạn kiến nghị LTM phải tiếp thu và phát huy nhằm bổ sung cho các trường hợp miễn áp dụng chế tài BTHĐHĐ, bảo vệ quyền lợi của bên có lợi ích bị ảnh hưởng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Với một quy định “đáng mừng” nhƣ vậy, để Điều 420 BLDS đƣợc vận dụng và phát huy vai trò một cách tối đa trong LTM, theo tác giả, khi bổ sung chế định này trong LTM, nhà làm luật cần bổ sung quy định này vào trong Luật một cách khoa học nhất, có thể quy định theo cách viễn dẫn quy định của BLDS hoặc xây dựng hẳn một Điều luật ngay trong LTM để các bên trong quan hệ HĐ áp dụng chế tài BTHĐHĐ một cách phù hợp, vận dụng điều luật này một cách dễ dàng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Như vậy, trong phạm vi của Chương 2 này, tác giả đã đi vào phân tích, làm rõ các vấn đề đang còn vướng mắc, chỉ rõ ra các bất cập còn tồn động đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. Với sự thay đổi không ngừng của xã hội, kéo theo nền kinh tế cũng nhƣ chính sách pháp luật thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, thiết nghĩ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhà làm luật cần phải có sự tăng cường lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm lập pháp, quy định pháp luật của nước ngoài và điều ƣớc quốc tế để xây dựng chế tài BTHĐHĐ phù hợp hơn, đặc biệt, hiện nay nước ta đã trở thành thành viên của CISG 1980, những quy định trong Công ước là một nguồn tham khảo mà chúng ta cần học hỏi, nội luật hóa những quy định ƣu việt của nó để xây dựng chế định một cách hoàn thiện. Mặt khác, mặc dù là một luật chuyên ngành nhƣng bên cạnh những điều khoản hài hòa với bộ luật gốc là BLDS cũng có một số điều khoản chƣa thống nhất, do đó, các nhà làm luật cần phải xem xét nhằm làm cho LTM đồng bộ với BLDS, góp phần làm cho việc thực thi pháp luật về chế tài BTHĐHĐ đƣợc đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, phát huy đƣợc chức năng và vai trò của nó một cách tối ƣu nhất.