Về thừa kế thế vị đối với phần di sản của người thừa kế nhưng không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản

Một phần của tài liệu Thừa kế thế vị trong bộ luật dân sự (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.4. Về thừa kế thế vị đối với phần di sản của người thừa kế nhưng không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản

2.4.1 Bất cập

Thứ nhất, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng con của người này khi còn sống đã bị kết án một trong những hành vi theo quy định của khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 thì cháu có được thừa kế thế vị không? Pháp luật hiện hành chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo cách hiểu từ trước đến nay và suy luận trên tinh thần điều luật thì con của người đó không được hưởng thừa kế thế vị. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các cháu của người để lại di sản cũng như cho việc áp dụng pháp luật về thừa kế được thuận lợi, thiết nghĩ nên quy định rõ ràng cụ thể trong trường hợp cha và mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005, hoặc thuộc trường hợp từ chối nhận di sản. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha mẹ. Ví dụ: A có con là B. B có con là X. Nhiều lần B uống rượu và có hành vi đánh đập cha là A, nhưng C đều ra sức can ngăn B. Trong một lần, hành vi đánh đạp của B đã cáu thành nên tội cố ý gây thương tích cho A. Vậy nếu B bị tước đi quyền thừa kế đối với di sản của A và khi B chết trước A, thì C có được hưởng thừa kế thế vị đối với di sản của A hay không?

Thứ hai, bản thân quyền từ chối nhận di sản cũng có một số mâu thuẫn với quyền thừa kế thế vị theo quy định trong Bộ luật dân sự. Cụ thể, Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005 về chối nhận di sản thì quy định thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng tính từ thời điểm mở thừa kế, điều này dẫn đến cách hiểu là người thừa kế chỉ được từ chối nhận di sản trong phạm vi sáu tháng tính từ thời điểm mở thừa kế và việc từ chối này chỉ được thực hiện từ khi mở thừa kế. Xét đến Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 về thừa kế thế vị, điều luật này ghi nhận thừa kế thế vị sẽ được phát sinh khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại

di sản và nếu người được thừa kế thế vị từ chối nhận di sản thì thừa kế thế vị sẽ không xảy ra73. Như vậy, để yếu tố thừa kế thế vị xảy ra thì người được thế vị phải chết trước thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Nhưng nếu, người được thế vị đã chết trước thời điểm mở thừa kế thì họ không thể tiến hành các thủ tục từ chối nhận di sản của người để lại di sản được và điều này ảnh hưởng đến căn cứ phát sinh quyền thừa kế thế vị74. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải điều chỉnh lại các quy định trên sao cho thống nhất về mặt pháp lý cho vấn đề.

2.4.2 Giải pháp

Thứ nhất, tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, thấy rằng trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi còn sống thuộc trường hợp luật định là không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì cháu, chắt vẫn được hưởng di sản thừa kế của ông bà hoặc cụ. Cụ thể, pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự bang Québec ghi nhận quyền thừa kế thế vị cho cháu, chắt trực hệ ngày cả khi người được thế vị thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản. Ngoài ra, Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 sửa đổi năm 2001 và 2006 đã ghi nhận quyền thừa kế thế vị cho cháu, chắt ngay cả khi người được thế vị thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản (năm 2001) hoặc thuộc trường hợp từ chối nhận di sản (2006).

Do vậy, Hội đồng thẩm phán cần phải ban hành Nghị quyết bổ sung trường hợp những người thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối di sản thì con, cháu của họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị, trừ khi chính con, cháu của họ cũng vi phạm khoản1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ hai, về mâu thuẫn giữa quy định về quyền từ chối nhận di sản với quyền thừa kế thế vị thì cũng có quan điểm cho rằng bản thân Điều 642 Bộ luật dân sự về

73 Thực tiễn giải quyết tranh chấp sau cho thấy rõ hơn việc xác định trường hợp chết trước của người được thừa kế thế vị so với người để lại di sản. Quyết định giám đốc thẩm số 18/2007/DS-GĐT ngày 6/6/2007 về việc tranh thừa kế tài sản của Toà dân sự Tòa án nhân dân tối cao, cụ Anh chết ngày 1968, có vợ là bà Ty (chết ngày 04/9/1991 âm lịch) và mười người con chung: Quý, Thanh, Diêu, Thơi, Thới, Thịnh, Cường, Cẩm, Thạch, Liên. Trong đó, ông Quý được xác định là chết 1954 và có hai con là Thắng và Tôn. Theo nhận định của Tòa án, hai con của ông Quý là Thắng và Tôn sẽ thế vị cha là ông Quý để hưởng di sản của cụ Anh (xem toàn văn Bản án trong Phụ lục).

73 Lê Minh Hùng (2009), ”Quyền từ chối nhận di sản theo qui định của BLDS 2005”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (06), tr. 20-30.

74 Lê Minh Hùng (2009), ”Quyền từ chối nhận di sản theo qui định của BLDS 2005”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (06), tr. 20-30.

từ chối nhận chưa rõ ràng. Liệu một người có thể từ chối nhận di sản trước thời điểm mở thừa kế được hay không?

Vấn đề trên đã được một tác giả đưa ra quan điểm sau: vấn đề là thời điểm bắt đầu của quyền từ chối là khi nào, liệu người thừa kế có thể từ chối di sản trước thời điểm mở thừa kế được không, vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp người con từ chối nhận di sản do cha, mẹ để lại trước khi người đó được hưởng thừa kế, nhưng sự từ chối đó có kèm theo điều kiện. Ví dụ: Tòa án đã từng xem xét trường hợp con trai và con dâu cả từ chối nhận di sản của cha mẹ, nếu (điều kiện) khi còn sống, cha mẹ đồng ý chia cho họ một phần gia tài để họ ra ở riêng. Nhưng sau đó, khi cha mẹ qua đời, người từ chối di sản lại kiện những người thừa kế khác để tiếp tục đòi hưởng thừa kế (tức khi điều kiện đã xảy ra: cha mẹ qua đời có để lại di sản thừa kế cho những người thừa kế). Trường hợp này gây cho Tòa án không ít lúng túng. Mặc dù về nguyên lý, quyền thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, tức khi người để lại di sản thừa kế chết, nhưng thực tiễn cho thấy, đó chỉ là nhận thức trên lý thuyết. Trong thực tiễn (như ví dụ trên) hoặc trong luật của một số nước, ví dụ như theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, việc từ chối trước khi mở thừa kế có thể được chấp nhận trong những trường hợp luật định75. Ngoài ra, quy định này chưa phù hợp với các trường hợp người từ chối di sản là người thừa kế thế vị, người thừa kế “chuyển tiếp”, người thừa kế ở các hàng thừa kế sau, người thừa kế theo nội dung của di chúc chung76, người thừa kế theo pháp luật phát hiện mình có quyền thừa kế sau khi biết di chúc vô hiệu... Thiết nghĩ, trong các trường hợp này, có thể quy định về quyền từ chối di sản trước khi tiếp nhận di sản. Như vậy, sẽ bao gồm các trường hợp từ chối theo thủ tục tư pháp (cho đến khi tòa ra phán quyết, người thừa kế vẫn có quyền từ chối nhận di sản, nếu di sản được chia theo thủ tục tư pháp)77”.

75 Điều 724 BLDS Pháp: “Khi chưa mở thừa kế thì những thỏa thuận nhằm xác lập hoặc từ chối các quyền đối với toàn bộ hoặc một phần di sản thừa kế hoặc đối với một tài sản thuộc di sản thừa kế đó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp do pháp luật quy định”.

76 Điều 668 Bộ luật dân sự hiện hành quy định di chúc chung chỉ có hiệu lực sau khi người sau cùng chết.

77 Lê Minh Hùng (2015), “Góp ý hoàn thiện phần các quy định chung về thừa kế trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)” - Tài liệu Hội thảo góp ý hoàn thiện các quy định trong Bộ luật dân sự phần thừa kế, Đại học Luật tp Hồ Chí Minh, tr.7.

Như vậy, nếu chúng ta cho phép quyền từ chối nhận di sản có thể được thực hiện trước thời điểm mở thừa kế thì sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa điều luật này với quyền thừa kế thế vị.

Do vậy, trong quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự78 chúng ta nên bổ sung thêm quy định này nhằm góp phần làm rõ hơn quy định về quyền từ chối cũng như giải quyết mâu thuẫn giữa quy định này với quy định về thừa kế thế vị.

Cụ thể, Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005 nên ghi nhận lại theo hướng

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Nếu việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác thì người có quyền đối với nghĩa vụ đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người từ chối phải thanh toán nghĩa vụ từ phần di sản đã từ chối.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải gửi văn bản từ chối nhận di sản cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản hoặc gửi cho tòa án.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản

4. Khi chưa mở thừa kế thì những thỏa thuận nhằm xác lập hoặc từ chối các quyền đối với toàn bộ hoặc một phần di sản thừa kế hoặc đối với một tài sản thuộc di sản thừa kế đó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp do pháp luật quy định”.

Kết chương 2: Thông qua việc phân tích những hạn chế trong giai đoạn hiện này về thừa kế thế vị. Cụ thể, đó là các bất cập về những trường hợp hưởng thừa kế thế vị, về điều kiện hưởng quyền, về thừa kế thế vị khi không còn người ở hàng

78 Điều 643 Dự thảo Bộ luật dân sự (bản thứ năm) về Từ chối nhận di sản

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Nếu việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác thì người có quyền đối với nghĩa vụ đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người từ chối phải thanh toán nghĩa vụ từ phần di sản đã từ chối.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải gửi văn bản từ chối nhận di sản cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản hoặc gửi cho tòa án.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”.

thừa kế thứ nhất, về mở rộng đối tượng hưởng thừa kế thế vị. Qua đó, tác giả nêu ra các quan điểm hiện tại cho các bất cập tương ứng cũng như so sánh với quy định của một số nước trên thế giới từ đó đưa ra quan điểm cá nhân và giải pháp hoàn thiện quy định về thừa kế thế vị.

Một phần của tài liệu Thừa kế thế vị trong bộ luật dân sự (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)