Chương 1. ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
1.2. Văn học đô thị Việt Nam
1.2.2. Văn học đô thị ở Việt Nam trước 1986
Sang đầu thế kỉ XX, quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc. Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị mọc lên ở nhiều nơi, xã hội xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp mới như tư sản, trí thức tiểu tư sản. Văn hóa Việt Nam bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa Pháp. Chữ quốc ngữ xuất hiện, dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực. Những nhân tố ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn học đô thị. Trong những năm đầu còn nhiều bỡ ngỡ, tuy chưa gặt hái được nhiều thành công nhưng văn học đô thị thời kì này cũng đã có một số tác giả, tác phẩm gây được tiếng vang như
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, hay các tác phẩm viết về đô thị Nam Bộ của Hồ Biểu Chánh…
Sang những năm 1930-1945, văn học đô thị phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đề tài đô thị trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà văn lớn. Đời sống đô thị được soi chiếu nhìn nhận ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau, tích cực có mà tiêu cực cũng nhiều. Trong văn xuôi lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn, hình ảnh con người đô thị hiện lên là những nam thanh, nữ tú cùng những câu chuyện tình yêu tự do, vượt qua lễ giáo phong kiến hà khắc.Những vấn đề như giải phóng cá nhân, đề cao cuộc sống cá nhân, ca ngợi tình yêu đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Bướm trắng, Đoạn tuyệt của Nhất Linh… Dưới con mắt của các nhà văn lãng mạn đô thị vẫn là miền đất hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Còn với các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…đời sống đô thị đương thời hiện lên với nhiều tệ nạn, bao thói hư tật xấu, bao bí mật kinh tởm, bao cảnh đời éo le, ngang trái của lớp thị dân nghèo. Trong số đó không thể không nhắc đến Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Được mệnh danh là cây bút trào phúng bậc thầy, dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, tất cả những gương mặt thị dân của đô thị Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình tư sản hóa cũng đã lần đầu tiên được phơi bày trên sân khấu văn chương một cách sống động, chân thực. Mỗi nhân vật như một bức chân dung biếm họa về con người đô thị thời “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”. Một Xuân Tóc Đỏ lưu manh, bịp bợm, một cụ Cố Hồng háo danh, ngu dốt, một mụ Phó Đoan dâm đãng, ông Văn Minh bất nhân, bất hiếu… Mỗi nhân vật đại diện cho một lớp người thành thị đương thời. Cả xã hội quay quắt, đảo điên bởi lối sống nhố nhăng, đểu giả, mạt lưu, đê tiện, tham lam, học đòi. “Là người thư kí trung thành của thời đại”, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã phanh phui tất thẩy chân tướng của đời sống, con người đô thị bấy giờ. Đây thực sự là một đỉnh cao của văn chương viết về đô thị Việt Nam.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Bước sang giai đoạn 1945 - 1975, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nhân dân ta thức hiện công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc cho nên văn học tập trung cao độ phục vụ sự nghiệp của toàn dân tộc. Đề tài lớn như đề tài Tổ Quốc, đấu tranh vì nền độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác tập trung, triệt để. Hình tượng con người trung tâm trong các sáng tác văn học thời kì này là hình ảnh người lính và con người lao động mới. Những vấn đề của đô thị và hình ảnh nhân vật thị dân trở nên nhạt đi. Thậm chí lối sống đô thị trở nên lạc lõng không phù hợp với đời sống chung của nhân dân lao động bấy giờ. Nhân vật Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao, một trí thức tiểu tư sản, về nông thôn tản cư vẫn giữ những tư tưởng, nếp sống của người thành thị. Anh trở nên xa lạ, lạc lõng với nhân dân, với không khí chung của thời đại. Nói tóm lại văn học đô thị thời kì này không phát triển, không nhiều tác giả, tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng độc giả.
Từ sau năm 1975, đất nước hòa bình, Bắc- Nam thống nhất một nhà, cảm hứng sử thi dần nhường chỗ cho cảm hứng thế sự, đời tư. Văn học đô thị cũng bắt đầu có nhiều khởi sắc. Đáng chú ý nhất phải kể đến Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà văn về những biến động, những đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con Người Việt Nam khi đất nước bước sang thời kinh tế thị trường. Với Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã cảnh báo về những bi kịch về gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động trái chiều của nền kinh tế hàng hóa. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề mỗi gia đình cũng cần phải thay đổi để phù hợp với xã hội để có thể dễ dàng hòa nhập và thích nghi hơn với cuộc sống mới, môi trường mới; con người cần có bản lĩnh trước những biến động của đời sống xã hội.
Như vậy, có thể nói cùng với những biến động của lịch sử dân tộc, văn học đô thị Việt Nam trước năm 1986 cũng có nhiều thăng trầm. Có những giai đoạn, do bối cảnh lịch sử chi phối nên văn học đô thị tạm thời lắng xuống, nhưng nhìn
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
vào bức tranh văn học đô thị nói chung, chúng ta nhận thấy vẫn có nhiều điểm sáng, nhiều nhà văn đã thực sự thăng hoa với nhiều tác phẩm xuất sắc.