Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu (Luận văn) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 65 - 68)

Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

3.1.3.1. Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, trực tiếp bày tỏ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ bên trong của mình. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác sử dụng nhằm miêu tả thế giới nội tâm cũng như tính cách, số phận nhân vật. Trong văn học Việt Nam từ văn học trung đại đến văn học hiện đại nhiều tác giả cũng đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật này góp phần tạo nên những nhân vật bất hủ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao… Kế thừa truyền thống đó, trong nhiều truyện ngắn của mình Thu Huệ cũng sử dụng triệt để loại ngôn ngữ này đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Trong truyện ngắn của Thu Huệ, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện nhiều dưới dạng tự bạch. Tự bạch là nhân vật xưng tôi, tự kể chuyện về mình, trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư thầm kín của chính mình. Có thể thấy kiểu ngôn ngữ này xuất hiện trong một số truyện ngắn như: Người đi tìm giấc mơ, Biển ấm, Ám ảnh, Hình bóng cuộc đời…

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Người đi tìm giấc mơ là lời tự bạch của một cô gái bất hạnh. Sinh ra mà chưa một lần được gặp cha, chưa một lần gọi tiếng cha, lớn hơn, mẹ cũng bỏ đi tìm hạnh phúc khác, cô bé bỗng dưng thành một đứa trẻ mồ côi. Điểm tựa tinh thần cuối cùng là người bà tần tảo. Hai bà cháu nương tựa rau cháo qua ngày với một cửa hàng sách nhỏ. Những tưởng cô sẽ tìm được hạnh phúc và bến đỗ bình yên khi có một chàng trai đem lòng yêu mến muốn cưới làm vợ, dù người đó có bị tật nguyền. Nhưng về nhà chồng cô mới biết gia đình chồng chỉ coi cô như cái máy đẻ. Chẳng thể sinh con, họ chửi bới hắt hủi, đánh đập cô dã man. Bà chết, chỗ dựa tinh thần duy nhất không còn, nỗi đau thể xác cùng những giày vò về tinh thần khiến cô bấn loạn, đi lang thang và sống với giấc mơ không thành của mình: giấc mơ hạnh phúc. Lời tự bạch của cô gái cho thấy những tâm trạng đau đớn, những bi kịch cùng niềm khao khát kiếm tìm hạnh phúc của nhân vật.

Ám ảnh cũng là lời tự bạch của Thạnh về cuộc sống gia đình của mình.

Lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, cha là một kẻ gia trưởng, vũ phu ngoại tình hết với người đàn bà này đến người đàn bà khác, Thạnh- một đứa trẻ mới lớn chịu nhiều ám ảnh. Ám ảnh về việc làm sai trái của bố, ám ảnh về những đổ vỡ trong gia đình, ám ảnh về sự hiền từ đến nhu nhược của mẹ để rồi cậu bé lớn lên luôn mang trong mình nỗi ám ảnh về tội ác. Ám ảnh mình một ngày đó sẽ giết cha, giết những người đàn bà phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác và bị xử tử…Lời tự bạch của Thạnh cũng đem đến cho người đọc nhiều ám ảnh, nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

Bên cạnh lời tự bạch, truyện ngắn của Thu Huệ cũng chọn dạng ngôn ngữ độc thoại nội tâm dưới dạng nhật ký để khám phá thế giới tinh thần bên trong con người. Trong Hậu thiên đường kiểu ngôn ngữ này đã phát huy tối đa tác dụng trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Những suy nghĩ ngây thơ, trong trẻo của cô con gái về tình yêu, cuộc sống được gửi gắm qua những trang nhật kí: “Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp đợi mưa tạnh, chợt thấy cuối đường một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết…”, “Ngày. Sao mẹ hay về

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

khuya thế. Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng”, “Mình thích anh ấy vì mắt anh ấy đẹp”, “Ngày. Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng nhiên anh ấy hiện ra ở đầu đường: bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá, phải đón em đây. Ối giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loạt đểu cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết, nhất là anh”. Nhật kí trở thành người bạn tri kỉ để cô bé gửi gắm, giãi bày bao vui buồn, mong ước trong cuộc sống. Thiếu vắng tình yêu của cha, sự quan tâm của mẹ, tất cả những tâm trạng phức tạp của cô gái mới lớn gửi tất vào những trang nhật kí. Để rồi, một ngày người mẹ vô tình đọc được những dòng tâm sự ấy, chị hốt hoảng nhận ra con mình đã lớn. Đau đớn tột cùng khi chị phát hiện con gái đang đi vào vết xe đổ của mình năm xưa. Bao nhiêu sự giằng xé, day dứt của người mẹ được diễn tả bằng những lời độc thoại:

tôi lặng người”, “tôi có cảm giác như mình bỗng hóa thành đá”, “tôi lặng lẽ ra sân”, “tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước”, “giống như một người điên”… Để rồi, cuối cùng chị đã chết trong nỗi uất hận, trong sự ân hận tột cùng của một người mẹ thương con nhưng quá muộn màng.

Sử dụng ngôn ngữ độc thoại, Thu Huệ đã đi sâu miêu tả được đời sống bên trong tâm hồn con người khơi dậy những xúc cảm thầm kín nhất, những khát vọng giấu kín, những nỗi niềm riêng khó có thể giãi bày của con người đô thị hiện đại. Qua đó Thu Huệ cũng chứng tỏ tài năng am hiểu đời sống tình cảm của con người cũng như biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật. Tất cả góp phần tạo nên những trang văn giàu xúc cảm, đem đến cho bạn đọc những thông điệp nhân văn sâu sắc.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Một phần của tài liệu (Luận văn) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)