Chương 2. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
2.2. Con người đô thị
2.2.2. Con người lạnh lùng, vô cảm
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng quan niệm “ Sống trên đời sống cần có một tấm lòng dù chỉ để gió cuốn đi…”. Tình người, sự yêu thương chính là chất keo gắn kết con người, giúp con người xích lại gần nhau hơn. Tình yêu thương cũng là liều thuốc tinh thần chữa lành những vết thương tâm hồn, giúp con người vượt qua nghịch cảnh, sống người hơn, nhân văn hơn. Trước cách mạng, trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, cũng nhờ tình người ấm áp, sự yêu thương chân thành của Thị Nở mà phần người, phần lương tri còn cất giấu của Chí Phèo được đánh thức, hồi sinh. Yêu thương gắn bó, trọng tình trọng nghĩa cũng là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam bao đời. Ấy vậy mà trong xã
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
hội đô thị hiện đại, khi cuộc sống vật chất ngày càng đủ đầy, phát triển thì con người ngày càng trở nên lạnh lùng, vô cảm. Với tâm hồn nhạy cảm, Thu Huệ đã phát hiện ra những đổi thay mất mát đó trong con người hôm nay như chính chị chia sẻ: “Sống mà như chết, vô cảm với bản thân, với mọi người, cảnh vật xung quanh. Không ai còn biết ai, không ai quan tâm đến ai và mỉm cười với ai. Tất cả chỉ trong nhắm, mở mắt, một thành phố đã đi vắng từ lúc nào” (Thành phố đi vắng)
Vô cảm là khi con người thờ ơ bàng quan với mọi người xung quanh, không rung động trước cái đẹp, cái Thiện, người ta không cảm thấy xót xa đau đớn trước nỗi khổ đau của đồng loại, im lặng lạnh lùng trước những bất công ngang trái, những chướng tai gai mắt ở đời…Trong nhiều truyện ngắn của mình, Thu Huệ đã nói đến thực trạng đau lòng này của con người đô thị hiện đại. Lối sống ấy len lỏi vào tận ngóc ngách của đời sống gia đình, là nguyên nhân gây ra những mất mát, đau đớn, đổ vỡ. Đó là sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm của người mẹ đã đẩy con gái đi vào vết xe đổ của chính mình (Hậu thiên đường). Khi mẹ chợt nhận ra thì tất cả đã quá muộn: “Bây giờ, khi tôi bốn mươi tuổi, chợt thấy tại sao lâu nay mình để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn, và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc”.
Còn trong Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh cũng vì Cha chìm đắm trong nỗi đau quá khứ, Cha đã không nhận ra con gái đã lớn để cho con thường xuyên chứng kiến cảnh lão hàng xóm làm chuyện người lớn để cuối cùng chính Con đã trở thành miếng mồi ngon của hắn. Đó còn là sự vô tâm của người chồng trước những khát vọng yêu thương chính đáng của vợ trong Tân cảng. Để rồi khi nhận ra, cũng là lúc tình yêu không còn, hạnh phúc chẳng thể níu giữ. Là sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của những người cha trong Ám ảnh, Một trăm linh tám cây bằng lăng cuối cùng đẩy chính những đứa con trai của mình vào vòng tội lỗi. Và cả sự thiếu quan tâm của những đứa con đối với chính cha mẹ của mình trong Của để dành, Nước mắt đàn ông, Còn lại một vầng trăng…
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Hãy yêu thương, quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều hơn để gia đình trở thành tổ ấm thực sự, là chốn bình yên con người tìm về trước sóng gió cuộc đời chính là lời nhắn nhủ mà nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay.
Xuất phát từ gia đình, lạnh lùng vô cảm đã trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội. Con người dần mất đi sợi dây kết nối, yêu thương vơi cạn, khái niệm đồng cảm và thấu hiểu trở thành xa xỉ. Trong tập Thành phố đi vắng, Thu Huệ nói nhiều đến sự mất mát đổi thay ấy trong đời sống tâm hồn con người hiện đại.
Trong truyện ngắn cùng tên, Thu Huệ kể về câu chuyện của một cô gái sau ba năm ra nước ngoài nay trở về thành phố thân yêu năm nào. Cảnh vật không đổi thay, vẫn phố phường, những con đường, hàng cây, nhà hàng, khách sạn…Tất cả vẫn vẹn nguyên nhắc lại những kỉ niệm còn tươi rói. Cô gặp lại những con người năm cũ: bác tài xế xe buýt, cô quản lý nhà hàng, ông bác sĩ… Họ vẫn nhớ cô là ai nhưng sự thân thiện khi xưa thì hầu như đã không còn nữa. Trên nẻo đường tìm kiếm lại tình người, những tín hiệu cô nhận lại được chỉ là những ánh mắt sắc lạnh, vô cảm, những động tác lái xe thành thạo như rô bốt của bác lái xe; là những tiếng trả lời dửng dưng như những cỗ máy của cô quản lý nhà hàng, “ Dạ”, “Dạ.” và “ Dạ”… Vẫn trong không gian quen thuộc cũ, nhưng cô nhận ra biết bao điều đổi thay mất mát, không còn nữa sự náo nhiệt, thân thiện năm nào, giờ đây thành phố “ người vẫn đông, nhưng hết âm thanh như những diễn viên câm”, “ thành phố như người đông máu, vô cảm dửng dưng”, “Người ngồi cứng đơ như những bức tượng”. Mọi âm thanh cuộc sống như biến mất.
Đến âm thanh quen thuộc nhất là tiếng người “lào xào” cũng trở thành nỗi khát khao nhức buốt. Để rồi cuối cùng như không chịu nổi sự lạnh lùng, vô cảm đó cô gái đã chết: “Mảnh giấy báo nơi ở thường trú của cô: Khu 29, Lô E, số mộ 435, nghĩa trang Bình yên”. Cái chết đầy bất ngờ của cô là tiếng kêu thức tỉnh con người cần sống yêu thương nhiều hơn. Sự thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng và ích kỉ chính là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho cái ác, cái xấu: “Thành phố đi vắng là lời cảnh báo một đời sống của vô cảm, ích kỷ và thù hận và gián tiếp dự báo
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
một tội ác kinh hoảng hơn trong tương lai nếu lương tâm con người không được đánh thức”[53].