Giai đoạn từ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 33 - 37)

Từ khi Quốc hội ban hành Luật 2012 đến nay, có nhiều văn bản có liên quan đến lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng được ban hành. Theo thứ tự thời gian, bao gồm:

- Nghị định số 81/2013/ NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật 2012;

- Nghị định số 112/2013/ NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

- Nghị định số 115/2013/ NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

- Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt VPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2013 thay thế cho Nghị định số 99/2009/NĐ-CP;

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC

Nghị định số 157/2013/NĐ-CP có nhiều điểm tiến bộ so với các văn bản trước đó. Cụ thể:

+ Nâng cao sự nghiêm khắc của chế tài liên quan đến vấn đề trồng bù rừng. Theo đó, cá nhân vi phạm về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp đôi. Do yêu cầu phát triển, trong những năm qua, Nhà nước đã cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, thủy lợi, khai thác khoáng sản... Diện tích rừng chuyển đổi này khá lớn. Theo các quy định hiện

hành, phải trồng bù rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ cho thấy đến năm 2013, việc trồng bù rừng đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 3,7% diện tích rừng chuyển đổi và đến nay chưa có chế tài xử phạt những vi phạm này19.

+ Có nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phù hợp với Luật 2004, Bộ luật hình sự và Luật 201220.

+ Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc bồi thường thiệt hại, nộp lại thu lợi bất chính... do vi phạm mà có.

+ Bổ sung một số hành vi VPHC mới như: Xâm hại động vật rừng là các loài thủy sinh tại các khe suối, ao, hồ trong rừng; Khai thác trái phép gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 mét trở lên; Khai thác, phá rừng trái phép đối với rừng quy hoạch đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng, tận dụng lâm sản21.

+ Đối với vận chuyển lâm sản trái phép thì phạt cả chủ phương tiện và người vận chuyển.

+ Sửa đổi tăng thêm và bổ sung thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh thuộc cơ quan Kiểm lâm như bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường theo lĩnh vực quản lý và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.

Có thể nhận thấy, các quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP đã có khả năng bao quát, toàn diện, theo đó quy định cụ thể các dấu hiệu của từng hành vi VPHC, cách thức xử lý, các biện pháp cải chính…, cụ thể hóa trách

19 Tổng Cục Lâm nghiệp (2013), Bản tin Lâm nghiệp, ngày 25.12.2013.

20 Theo đó, trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng đốt than đang xảy ra ở nhiều nơi; quy định xử phạt các trường hợp vi phạm đối với sản phẩm chế biến từ gỗ có nguồn gốc không hợp pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc gỗ trong hoạt động kinh doanh lâm sản, phù hợp hội nhập quốc tế về quản trị rừng, lâm sản.

21 http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-12-2013-a1496. (truy cập ngày 22.06.2014).

nhiệm và mối quan hệ giữa các Bộ ngành trong quá trình xử lý. Tất cả các quy định đều mang tính cần thiết và cấp bách.

Từ khi Nghị định này có hiệu lực đến nay, các quy định của Nghị định này đã phản ánh đúng và phù hợp với tình hình VPHC và xử lý VPHC. Nhân dân yên tâm và sẵn sàng phối hợp với các nhà chức trách để bảo vệ rừng. Các cơ quan quản lý có cơ sở để thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Nhìn chung, các quy định này đã góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai.

Nhìn chung, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và bảo vệ rừng hiện nay đã khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Tác giả xin đề cập đến các vấn đề này ở Chương II.

Kết luận Chương 1

Pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng là chế định quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân. Mối quan hệ giữa pháp luật trong quản lý và bảo vệ rừng với việc áp dụng và thực thi quy định đó được thể hiện rõ qua nhiều mối quan hệ tác động qua lại khác nhau. Qua quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật liên quan đến vấn đề này, tác giả đã làm rõ các vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, các vấn đề lý luận cơ bản về xử phạt VPHC trong quản lý và bảo vệ rừng. Qua đó cho thấy điểm khác biệt giữa xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng với các lĩnh vực khác.

Thứ hai, phân tích vai trò của pháp luật về vấn đề này, những điểm riêng của vai trò này, là cơ sở pháp lý để quy định cơ cấu tổ chức, thẩm quyền quản lý và xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng.

Thứ ba, tìm hiểu quá trình phát triển của các chế định về xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Qua đó, phân tích và đánh giá các điểm mới trong quy định của pháp luật về vấn đề này.

Có thể khẳng định, hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là một vấn đề phức tạp ở nước ta hiện nay. Mặc dù những điểm hạn chế đã được khắc phục dần, tuy nhiên việc nghiên cứu các hạn chế bất cập để tiếp tục hoàn thiện pháp luật là một đòi hỏi thiết yếu trong tình hình VPHC về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng hiện nay.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG VÀ GIẢI

PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)