CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TIẾP CÔNG DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và nhu cầu điều chỉnh công tác tiếp công dân bằng pháp luật
1.1.4. Nhu cầu điều chỉnh công tác tiếp công dân bằng pháp luật
Một là, nhu cầu điều chỉnh công tác tiếp công dân bằng pháp luật xuất phát từ cơ chế bảo vệ và bảo đảm các quyền nói chung và quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân nói riêng.
Trong quản lý hành chính nhà nước, cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện công vụ, do vậy phương pháp điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là phương pháp quyền uy và phục tùng. Kết quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là những quyết định hành chính được ban hành và hành vi hành chính được thực hiện. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan hay khách quan khác nhau mà những quyết định, hành vi trên xâm hại hay đe dọa xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Nước ta là một nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhân dân cần phải được bảo vệ chống lại tình trạng trên để đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp không những của mình mà còn của các chủ thể khác, thậm chí là của nhà nước.
Vấn đề đặt ra ở trên là cơ sở để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích
17
hợp pháp không chỉ cho chính bản thân mình mà còn vì lợi ích của công dân khác, cộng đồng, nhà nước. Nhưng làm thế nào để công dân thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Một cách thực hiện hiệu quả nhất là công dân trực tiếp đến tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đó. Hình thức của việc làm này không phải qua loa mà phải trang trọng, chuyên nghiệp và phải được pháp luật điều chỉnh. Vì thế, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thực hiện công tác tiếp dân để xử lý vấn đề khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và công tác tác tiếp công dân phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
Hai là, nhu cầu điều chỉnh công tác tiếp công dân bằng pháp luật xuất phát từ sự cần thiết phải tiếp nhận thông tin, phản hồi, đánh giá từ công dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của các cơ quan nhà nước để biết được những hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật từ đó hoàn thiện chính sách, pháp luật, để ngăn ngừa và phát hiện vi phạm từ các cơ quan nhà nước từ đó hoàn thiện cơ quan nhà nước.
Trong xã hội không thể tránh khỏi việc một số chủ thể thực hiện không đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thậm chí vi phạm pháp luật từ đó xâm hại đến lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà nước cũng có thể tự mình phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật và nắm được phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Tiếp công dân là tạo điều kiện cho công dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo kiều kiện để công dân đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân. Vì vậy, nhà nước rất cần những thông tin từ phía nhân dân từ đó có thể ngăn ngừa và phát hiện các vi phạm từ các cơ quan nhà nước và đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ quan nhà nước đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế của pháp luật trên các lĩnh vực từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Ba là, nhu cầu điều chỉnh công tác tiếp công dân bằng pháp luật xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ, tăng cường
18
pháp chế, thể hiện tính chất dân chủ nhưng có kỷ luật, kỷ cương của chế độ, ngăn ngừa những hành vi vi phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, phần nói về Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, có đoạn viết:
“Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” và nhấn mạnh phải “Kiện toàn tổ chức... Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức. Xây dựng Luật trưng cầu ý dân.
Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.”14 Giải quyết những vấn đề nêu trên đây là việc rất cấp thiết không chỉ ở những năm trước đây mà còn trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục đưa đất nước ta tiến lên theo con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ do Đại hội Đảng đặt ra, có vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu không có giải pháp để góp phần làm tốt nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chủ trương đúng đắn được Đại hội Đảng chỉ rõ như vừa nhắc trên đây sẽ khó thực hiện tốt. Sẽ không có nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân nếu công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo không được cải thiện một cách cơ bản. Một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch và vững mạnh mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng phải là một nền hành chính trong đó các cơ quan nhà nước luôn luôn có những cách tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách hữu hiệu, luôn luôn gần dân theo đúng nghĩa của từ này chứ không phải chỉ trên hình thức. Muốn thực hiện được điều đó thì một trong những điều kiện cần là pháp luật phải điều chỉnh tốt
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 131-135.
19
các mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân trong quá trình thực hiện công tác tiếp công dân.
Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hơn 05 năm thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 26 tháng 5 năm 2014 Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số: 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đề ra chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam, cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác tiếp công dân không chỉ là cần thiết mà còn cần phải tăng cường và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tiếp nhận thông tin, phản hồi, đánh giá từ công dân, ngăn ngừa vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.