Các tiêu chí chung đánh giá pháp luật về tiếp công dân

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiếp công dân (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TIẾP CÔNG DÂN

1.3. Các tiêu chí chung đánh giá pháp luật về tiếp công dân

21 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tlđd số 15, tr. 610.

24

1.3.1. Tính toàn diện của pháp luật về tiếp công dân

Tính toàn diện là tiêu chí đầu tiên đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về tiếp công dân, phản ánh yêu cầu chủ quan và khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Tính toàn diện, đầy đủ của pháp luật thể hiện ở khả năng bao quát đời sống xã hội, đảm bảo không một lĩnh vực quan trọng nào đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.22 Các quy định mà Nhà nước đã ban hành phải có bao quát được toàn bộ đời sống xã hội, các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, điển hình. Các quy định pháp luật nội dung và các quy định về hình thức (trình tự, thủ tục thực hiện), các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành có được ban hành đầy đủ, kịp thời.23 Vì vậy, tiêu chí này đòi hỏi pháp luật về tiếp công dân phải điều chỉnh tương đối toàn diện các nội dung liên quan đến công tác tiếp công dân và các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân phải được ban hành đầy đủ, kịp thời. Các nội dung pháp luật về tiếp công dân phải điều chỉnh như: trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân, quy trình tiếp dân, việc tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân, quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, trách nhiệm của người tiếp công dân, các trường hợp được từ chối tiếp công dân, khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm. Đây là tiêu chuẩn mang tính định lượng, thể hiện tính đầy đủ, toàn diện của pháp luật về tiếp công dân.

Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân cùng với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có sự nảy sinh, nhất là trong xu thế hiện nay: tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng kích xúi nhân dân khiếu nại đông người, gây mất an ninh trật tự tại nơi tiếp công dân. Vì vậy, đòi hỏi nội dung của pháp luật về tiếp công dân phải theo sát, kịp thời bổ sung những phát sinh mới thành quy định cụ thể để điều chỉnh.

22 Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (1995), Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 395.

23 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 483.

25

1.3.2. Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về tiếp công dân

Bất kỳ quy phạm pháp luật nào hoặc văn bản quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng lẻ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của pháp luật.24 Về mặt lý luận, một hệ thống pháp luật thiếu tính thống nhất, đồng bộ thì bản thân nó làm triệt tiêu khả năng điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội và tính hiệu quả của pháp luật. Về mặt thực tiễn, sự trùng lặp, mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật sẽ tác động tiêu cực đến hiệu lực quản lý nhà nước. Vì vậy, đối với pháp luật về tiếp công dân, cùng với tiêu chí toàn diện thì tính đồng bộ cũng là một tiêu chí quan trọng cần xem xét.

Tính đồng bộ của pháp luật về tiếp công dân đòi hỏi các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tiếp công dân không được trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn với nhau. Sự đồng bộ, thống nhất không chỉ diễn ra ở trong phạm vi của một văn bản quy phạm pháp luật, mà ở cả hệ thống quy phạm pháp luật về tiếp công dân. Đồng thời sự thống nhất trong pháp luật về tiếp công dân đòi hỏi nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, mọi văn bản pháp luật về tiếp công dân phải phù hợp với Hiến pháp. Các Nghị định và Thông tư quy định về tiếp công dân không được trái với Luật Tiếp công dân và Hiếp pháp năm 2013.

Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết đối với các văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.25 Vì vậy, tính đồng bộ của pháp luật về tiếp công dân còn đòi hỏi việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết đối với các văn bản, quy định pháp luật về tiếp công dân trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết.

Luật Tiếp công dân được ban hành năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì đòi hỏi trước ngày Luật này có hiệu lực phải ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết.

24 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 23, tr. 484.

25 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 23, tr. 485.

26

1.3.3. Tính phù hợp và khả thi của pháp luật về tiếp công dân

Tính phù hợp và khả thi của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của pháp luật có tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội hay không, mức độ cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của đất nước. Tính phù hợp và khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở các quy định pháp luật được ban hành có phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành hay không.26 Tính phù hợp và khả thi của pháp luật về tiếp công dân thể hiện ở sự tương quan phù hợp giữa quy định của pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Ở nước ta hiện nay, khi xem xét tiêu chuẩn này, đòi hỏi pháp luật về tiếp công dân phải phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước mà quan trọng nhất là phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp công dân;

phù hợp với đặc điểm tình hình công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phù hợp với đạo đức, truyền thống của dân tộc; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Đồng thời, phải xem xét các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức có cho phép thực hiện tất cả các quy định của pháp luật về tiếp công dân được hay không, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật về tiếp công dân, trình độ văn hóa và kiến thức pháp lý của nhân dân. Pháp luật về tiếp công dân phải xây dựng được cơ chế hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách đầy đủ, công khai, minh bạch; gắn việc tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tiếp công dân cần đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, là tiền đề cho quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm tốt công tác tiếp công dân sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, hoạt động tiếp công dân phải là hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; quy định về việc tiếp công dân cần đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

26 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 23, tr. 485.

27

1.3.4. Trình độ kỹ thuật lập pháp của pháp luật về tiếp công dân

Chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố trình độ kỹ thuật lập pháp có vai trò rất quan trọng. Đánh giá về trình độ kỹ thuật lập pháp của pháp luật về tiếp công dân được thể hiện qua các yêu cầu sau:

Thứ nhất, pháp luật về tiếp công dân có chất lượng cao phải được xây dựng và ban hành theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, dân chủ, công khai, Tính khoa học, dân chủ, công khai phải thể hiện từ khâu dự thảo đến khâu thẩm định và thông qua. Trong đó, việc soạn thảo văn bản pháp luật phải trên cơ sở khảo sát, tổng kết, đánh giá thực tiễn. Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành phải được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình tiếp công dân.

Thứ hai, pháp luật về tiếp công dân ở nước ta thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, là hình thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về tiếp công dân là phải được xây dựng trên văn bản luật. Luật là loại văn bản pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, có giá trị pháp lý cao và phạm vi tác động rộng lớn. Hiện nay pháp luật về tiếp công dân ở nước ta được ban hành dưới các hình thức như:

Luật, Nghị định, Thông tư.

Thứ ba, văn phong, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật về tiếp công dân phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, lô gíc, phù hợp với hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, nội dung quy định của pháp luật về tiếp công dân phải bảo đảm tính ổn định, có hệ thống, các khái niệm rõ ràng, chính xác, phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác tiếp công dân.

Tóm lại, chất lượng của hệ thống pháp luật về tiếp công dân là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật về tiếp công dân đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật về tiếp công dân trong đời sống xã hội. “Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý

28

cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt được kết quả cao và ngược lại”.27 Do đó, để đánh giá các quy định của pháp luật về tiếp công dân cần dựa vào các tiêu chí như: tính toàn diện, tính thống nhất và đồng bộ, phù hợp và khả thi, trình độ kỹ thuật lập pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiếp công dân (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)