CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TIẾP CÔNG DÂN
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về tiếp công dân
Nói đến hệ thống pháp luật về tiếp công dân là nói đến hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác tiếp công dân. Trước khi Luật Tiếp công dân được ban hành, pháp luật về tiếp công dân là một bộ phận cấu thành của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta, pháp luật về tiếp công dân từng bước được hoàn thiện và trở thành bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Dù chưa được hoàn chỉnh như các ngành luật khác nhưng hiện nay pháp luật về tiếp công dân cũng đã điều chỉnh cơ bản các mối quan hệ liên quan đến công tác tiếp công dân.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định, được ghi nhận trong các Hiếp pháp. Đồng thời đã được cụ thể hóa bằng luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị trong đó có quy định về việc tiếp công dân.
Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1980, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Mười năm sau, ngày 07 tháng 5 năm 1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân. Sau đó, ngày 28 tháng 01 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 07 tháng 8 năm 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/CP về Quy chế tổ chức tiếp công dân và ngày 25 tháng 9 năm 1997, Thanh tra Nhà nước đã ban hành Thông tư số 1178/TTNN hướng dẫn thực hiện quy chế này.
Ngày 23 tháng 11 năm 1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội khóa X tại kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, có chương V quy định việc tổ chức tiếp công dân.
27 Lê Minh Tâm (2000), Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11), tr 51.
29
Ngày 07 tháng 08 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, có Chương IV quy định về tiếp công dân.
Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, có Chương IV quy định về tiếp công dân.
Ngày 26 tháng 8 năm 2010, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số:
04/2010/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Ngày 28 tháng 7 năm 2011, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số:
07/2011/TT-TTCP hướng dẫn quy trình tiếp công dân.
Kế thừa Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại năm 2011 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 cũng giành cả chương V quy định việc tổ chức tiếp công dân.
Cụ thể hóa Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, có chương V quy định về tiếp công dân.
Luật Tố cáo năm 2011 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 có quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo (Điều 5).
Cụ thể hóa Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo cũng có một số quy định về tiếp nhiều người cùng tố cáo.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình tiếp công dân, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị định số 89/CP ngày 08 tháng 7 năm 1997 về ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề này. Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Luật Tiếp công dân được Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
30
Để cụ thể hóa Luật Tiếp công dân, ngày 26 tháng 06 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân và Thông tư số 07/2014/TT- TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Ngoài ra, trong một số văn bản pháp luật hành chính khác cũng có quy định những vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Thanh tra năm 2010.
Bên cạnh các văn bản nêu trên, một số cơ quan, tổ chức đã ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động tiếp dân trong cơ quan, tổ chức mình như:
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban dân tộc, Công an nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Để thấy rõ lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về tiếp công dân, tác giả xây dựng bảng mô tả hệ thống pháp luật về tiếp công dân được trình bày theo thứ tự thời gian ban hành các văn bản (Phụ lục kèm theo).
Qua bảng mô tả cho thấy rằng ở các giai đoạn khác nhau Nhà nước ta có những quy định khác nhau về tiếp công dân. Trách nhiệm tiếp công dân được quy định mở rộng hơn so với trước đây, từ quy định chỉ có cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, đơn vị lực lượng vũ trang được mở rộng ra các cơ quan nhà nước, tổ chức khác và hiện nay là hầu hết các cơ quan trong hệ thống chính trị đều có trách nhiệm tiếp công dân. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được quy định giống nhau tại các văn bản trước đây tuy nhiên Luật Tiếp công dân đã bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế của công tác tiếp công dân. Các quy định về quy trình tiếp công dân và các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân được bổ sung từng lúc qua các văn bản.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công tiếp công dân thường xuyên thực hiện, nhằm mục đích tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật; thông qua đó tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở nước ta. Công tác tiếp công dân không chỉ góp phần đảm bảo quyền dân chủ của công dân mà còn bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân, làm cho dân hiểu Nhà nước, củng cố mối quan hệ và lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tiếp công dân có quan hệ chặt chẽ với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân là nội dung quan trọng, là cơ sở để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Do công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là công việc phức tạp, nhạy cảm nên đòi hỏi phải xây dựng pháp luật về tiếp công dân đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước hoàn chỉnh các quy định của pháp luật dựa trên các tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, trình độ kỹ thuật lập pháp của pháp luật về tiếp công dân.
Trước khi Luật Tiếp công dân được ban hành, pháp luật về tiếp công dân là một bộ phận cấu thành của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Hệ thống pháp luật về tiếp công dân mặc dù chưa được hoàn chỉnh như các ngành luật khác tuy nhiên cũng đã điều chỉnh cơ bản các mối quan hệ liên quan đến công tác tiếp công dân ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành về tiếp công dân còn được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp luật của nước ta.
32
CHƯƠNG 2