Nội dung cơ bản về tiếp công dân cần điều chỉnh bằng pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiếp công dân (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TIẾP CÔNG DÂN

1.2. Nội dung cơ bản về tiếp công dân cần điều chỉnh bằng pháp luật

1.2.1. Trách nhiệm tiếp công dân

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.15 Như vậy, trách nhiệm tiếp công dân là phải làm công việc đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải

15 Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2003), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 805.

20

thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm tiếp công dân gồm trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy định tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, đơn vị và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị một mặt là vì quyền lợi của công dân mặt khác là do yêu cầu trong hoạt động quản lý của chính bộ máy nhà nước.

Quy định trách nhiệm tiếp công dân của cơ quan là để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các cơ quan kịp thời tiếp nhận, xử lý và giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Quy định trách nhiệm tiếp công dân của thủ trưởng là để thủ trưởng trực tiếp lắng nghe, trực tiếp xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình. Đồng thời, qua việc trực tiếp tiếp công dân, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũng biết được tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị cấp dưới, từ đó có biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.16

1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân

Quyền là thế, sức mạnh, trách nhiệm do pháp luật công nhận hoặc do địa vị xã hội đem lại.17 Như vậy, quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân là những công việc do pháp luật công nhận cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân được làm hoặc được đem lại.

Nghĩa vụ là trách nhiệm trước pháp luật hay đạo đức.18 Như vậy, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân là những công việc mà theo quy định của pháp luật thì người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân phải làm.

16 Nguyễn Văn Quý, tlđd số 7, tr. 46.

17 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tlđd số 15, tr. 628.

18 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tlđd số 15, tr. 490.

21

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân phải được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân nhằm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đồng thời cũng xác định rõ nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện các quyền này tại nơi tiếp công dân.

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân liên quan chặt chẽ đến kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Do đó, pháp luật về tiếp công dân phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được hiệu quả.

1.2.3. Quy trình tiếp công dân

19

Quy trình để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thể hoàn tất một cuộc tiếp công dân bao gồm các công việc, các thủ tục, theo một trình tự từ bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc tiếp công dân. Mỗi công đoạn đó cũng có một quy trình riêng, được hình thành bởi các thủ tục và có mối quan hệ gắn bó, thống nhất với toàn bộ quy trình tiếp công dân.

Quy trình tiếp công dân phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật về tiếp công dân nhằm đảm bảo cho việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng pháp luật và thực hiện được thuận lợi; đồng thời đảm bảo cho cơ quan hành chính thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền.

Quy trình tiếp công dân không chỉ đơn thuần là những quy định mang tính chất nghiệp vụ trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thư mà còn liên quan đến những quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân.

19

22

Công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là một quá trình phức tạp và phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục được quy định tại các văn bản pháp luật. Thông qua việc quy định trình tự, thủ tục, trách nhiệm tiếp công dân và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo để làm rõ thứ bậc trong bộ máy quản lý hành chính, sự phối hợp chặt chẽ với nhau để công việc được tiến hành có trật tự, tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo trong việc tiếp nhận, giải quyết hoặc lạm quyền để đơn thư của công dân chuyển lòng vòng, mặc khác làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân của các cơ quan, công chức hành chính được tiến hành một cách tích cực, hiệu quả.

1.2.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân

Để công tác tiếp dân được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân phải chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân như: nơi tiếp công dân, phương tiện, người tiếp công dân. Do đó, các các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân phải được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan, tổ chức, đơn vị có căn cứ để tổ chức thực hiện.

1.2.4.1. Nơi tiếp công dân

Nơi là phần không gian liên quan đến sự vật hay sự kiện gì.20 Như vậy, nơi tiếp công dân là phần không gian được bố trí để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Tiếp công dân là công tác có ý nghĩa rất quan trọng, nó liên quan đến chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và liên quan đến việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Do đó, bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, chu đáo nhằm mục đích đưa công tác tiếp công dân vào nề nếp, hạn chế các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận khiếu nại, tố cáo; góp phần khắc phục tình trạng công dân đến nhà riêng để khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, người tiếp công dân với tư cách là người đại diện cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho nên việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Do đó, pháp luật về tiếp công dân phải quy định nơi tiếp công dân.

20 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tlđd số 15, tr. 567.

23

1.2.4.2. Phương tiện

Phương tiện là cái dùng để tiến hành công việc gì.21 Như vậy, phương tiện để tiếp công dân là những vật cần thiết để thực hiện việc tiếp công dân.

Nơi tiếp công dân nếu được bố trí đầy đủ các phương tiện cần thiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đồng thời người tiếp công dân cũng thuận lợi trong công tác tiếp công dân. Do đó, pháp luật về tiếp công dân cần quy định về việc đảm bảo các phương tiện cần thiết cho việc tiếp công dân.

1.2.4.3. Người tiếp công dân

Người tiếp công dân là người được phân công thực hiện công tác tiếp dân thường xuyên tại các trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc là người được cử đến trụ sở tiếp công dân để phối hợp với Ban tiếp công dân thực hiện công tác tiếp công dân.

Yêu cầu đặt ra là để công tác tiếp công dân thực sự có hiệu quả, tạo được sự tin tưởng của công dân khi đến tiếp xúc với người tiếp công dân thì người được giao nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên phải có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm trong công việc. Do đó, pháp luật về tiếp công dân cần quy định rõ tiêu chuẩn của người tiếp công dân.

Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định về chế độ, chính sách cho người tiếp công dân. Do tiếp công dân là công việc phức tạp, nhạy cảm nên người tiếp công dân cần được hưởng chế độ, chính sách tương xứng với công việc, góp phần để người tiếp công dân an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tóm lại, liên quan đến công tác tiếp công dân có nhiều nội dung khác nhau tuy nhiên những nội dung cơ bản như: trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân, trình tự, thủ tục tiếp công dân, các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Các nội dung này nếu được pháp luật quy định chặt chẽ sẽ góp phần làm cho công tác tiếp công dân đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiếp công dân (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)