Quyền cho đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

1.4. Quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành

1.4.3. Quyền cho đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

20 Khoản 3 Điều 87 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

21 Điều 66 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

22 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.160.

18

Trong quá trình thu thập chứng cứ bằng lời khai của các đương sự, người làm chứng hoặc các biện pháp thu thập chứng cứ khác có thể có những trường hợp mâu thuẫn với nhau về vấn đề nào đó của vụ án hoặc chưa thống nhất với nhau giữa lời khai của các đương sự, giữa lời khai của đương sự với lời khai của người làm chứng. Trong những trường hợp này, để làm rõ những tình tiết mâu thuẫn, Tòa án có quyền thực hiện biện pháp đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng. Đối chất là việc hỏi cùng một lúc nhiều đương sự, người làm chứng để so sánh, đánh giá lời khai của họ khi xét thấy có sự mâu thuẫn23. Đối chất là một biện pháp thu thập chứng cứ do người tiến hành tố tụng thực hiện.

Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, hoạt động đối chất được tiến hành theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng24. Trước khi tiến hành đối chất, Thẩm phán cần phải chuẩn bị những vấn đề cần đối chất. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc để từng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự. Trong khi tiến hành đối chất, Thẩm phán phải đối chiếu từng lời khai của những người tham gia đối chất với nhau và với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án để đánh giá đúng những vấn đề được đưa ra đối chất. Khi đã nghe những lời trình bày của người tham gia đối chất, Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tiếp theo cho từng người hoặc cũng có thể cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau nhằm thu thập thêm những lời khai xác đáng về vấn đề cần làm sáng tỏ vụ án.

Việc đối chất phải được ghi thành biên bản25. Thẩm phán có thể tự mình hoặc yêu cầu Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất. Sau khi kết thúc đối chất, những người tham gia đối chất phải được xem hoặc nghe đọc lại biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải có chữ ký của những người tham gia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Tòa án26.

1.4.4. Quyền trưng cầu giám định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ án, có những chứng cứ sau khi thu thập vẫn chưa rõ ràng, chưa thể sử dụng để chứng minh được ngay mà cần phải có ý kiến kết luận của các nhà chuyên môn mới có cơ sở tin cậy, có giá trị chứng minh, do đó

23 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,

tr.160.

24 Khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

25 Khoản 2 Điều 88 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

26 Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

19

Tòa án có quyền trưng cầu giám định đối với những chứng cứ này. Theo thỏa thuận của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán có quyền ra quyết định trưng cầu giám định. Giám định là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật27. Trưng cầu giám định là việc Tòa án quyết định đưa vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định ra lấy ý kiến kết luận của người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực đó28. Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, do các đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên việc giám định luật pháp cũng dành cho các đương sự quyền chủ động yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu có chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì điều đó có nghĩa là chứng cứ đó đang bị nghi ngờ về tính xác thực. Muốn khẳng định chắc chắn thì phải giám định chứng cứ mới xác định được chứng cứ giả mạo hay xác thực. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự, các bên có quyền quyết định và tự định đoạt trong quá trình giải quyết vụ việc, kể cả cung cấp chứng cứ cho Tòa án, BLTTDS đã quy định cho phép đương sự đưa ra chứng cứ bị tố cáo là giả mạo được rút lại chứng cứ đó nhằm đảm bảo cho việc giải quyết nhanh chóng vụ án mà không cần phải giám định tránh gây lãng phí về thời gian và tiền bạc. Nếu đương sự không rút lại chứng cứ đó thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định đối với chứng cứ đó để xác minh về tính hợp pháp của chứng cứ.

Trong trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án sẽ chuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự đối với người cung cấp đó, và người đưa ra chứng cứ giả mạo có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.

Trên cơ sở văn bản thể hiện sự thỏa thuận hoặc yêu cầu của đương sự, Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 90 của BLTTDS, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để ban hành quyết định trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định phải được thực hiện theo mẫu số 03, ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012, có các nội dung chính sau đây29: (a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định; (b) Tên, địa

27 Khoản 1 Điều 21 Luật giám định tư pháp 2012.

28 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,

tr.162.

29 Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

20

chỉ của tổ chức giám định nếu Tòa án trưng cầu tổ chức giám định tư pháp hoặc họ tên, địa chỉ của giám định viên được trưng cầu giám định nếu Tòa án trưng cầu người đó tiến hành giám định; (c) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;

(d) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo; (đ) Những vấn đề cần giám định; (e) Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định; (g) Thời hạn trả kết luận giám định.

Quyết định trưng cầu giám định phải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định tư pháp, giám định viên30 và người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật31. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định32.

Việc giám định cũng có thể được tiến hành giám định bổ sung hoặc giám định lại. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó33. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác34. Vì vậy, khi xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán có quyền ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định.

Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện35. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định36.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)