Quyền và nghĩa vụ xem xét thay đổi người tiến hành tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 53 - 60)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

1.4. Quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành

1.4.20. Quyền và nghĩa vụ xem xét thay đổi người tiến hành tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được khách quan trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VADS khi cần thiết Tòa án cũng có quyền xem xét thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc khi đương sự có yêu cầu Tòa án phải có nghĩa vụ xem xét thay đổi người tiến hành tố tụng. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định từ Điều 46 đến Điều 51 BLTTDS nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật. Theo Điều 46 BLTTDS và Điều 13 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp nếu họ là người thân thích của đương sự trong vụ án dân sự. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Thẩm phán là con rể của bị đơn; Kiểm sát viên là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…

Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 50, Điều 51 BLTTDS. Việc thay đổi Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong giai đoạn này do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu Thẩm phán là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Thay đổi Kiểm sát viên trong giai đoạn này do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng VKS thì do Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp quyết định.

71 Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

72 Điều 10 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.

47

Kết luận chương 1

Quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là hoạt động tố tụng dân sự được bắt đầu từ sau thời điểm thụ lý vụ án và kéo dài trong một thời hạn do luật định nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Tòa án thực hiện rất nhiều hoạt động tố tụng khác nhau để giải quyết vụ án dân sự một cách khách quan, đúng đắn, toàn diện.

Việc quy định quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nhằm giúp cho Tòa án thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ và các kết luận khách quan về tình tiết, sự kiện của vụ án, từ đó xác định được các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Đồng thời cũng nhằm giúp cho Tòa án chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự từ khi thụ lý vụ án dân sự đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.

Quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành đã được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn so với trước đây. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với thế giới và đặc biệt là tiến trình cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự càng phải được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hơn.

Để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của Tòa án, giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự được khách quan, chính xác, toàn diện và kịp thời thì Tòa án các cấp phải nhận thức, quán triệt thực hiện một cách đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao trên cơ sở những quy định của pháp luật và hoàn thiện pháp luật.

48

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

2.1. Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thời gian gần đây

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thì các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động ngày càng diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, ngành Tòa án đã có nhiều cố gắng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, mặc dù các vụ việc ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Một trong những lý do đem lại sự thành công đó là ngành Tòa án đã thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Theo thống kê của ngành Tòa án, trong 5 năm vừa qua, từ năm 2010 đến 2014, Tòa án nhân dân cả nước đã thụ lý và giải quyết một số lượng vô cùng lớn các vụ việc dân sự và tăng đều hàng năm. Năm 2010 Tòa án cả nước thụ lý 200.326 vụ việc dân sự thì đến năm 2014 số lượng vụ việc thụ lý tăng lên đến 304.292 vụ, trung bình mỗi năm, Tòa án cả nước thụ lý 255.168 vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Năm 2010 Tòa án đã giải quyết 180.022 vụ việc thì đến năm 2014 số lượng vụ việc giải quyết cũng tăng lên đến 279.670 vụ, trung bình mỗi năm, Tòa án đã giải quyết 231.598 vụ, chiếm tỷ lệ 90,76% số vụ việc thụ lý (Bảng 1). Nhìn chung, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự.

Bảng 1: Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm trong toàn quốc từ năm 2010 - 201473

Năm Thụ lý Giải quyết Còn lại Tỷ lệ (%)

2010 200.326 180.022 20.304 89.86

2011 230.438 207.230 23.208 89.92

2012 255.185 231.546 23.639 90.73

2013 285.599 259.522 26.077 90.86

2014 304.292 279.670 24.622 91.90

Trung bình 255.168 231.598 90.76

73 TANDTC (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS”.

49

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Trong tổng số vụ việc thụ lý của Tòa án thì số lượng vụ việc dân sự chiếm một tỷ lệ khá cao và luôn tăng hàng năm. Năm 2010 thụ lý 86.247 vụ việc dân sự thì đến năm 2014 số lượng vụ việc thụ lý đã tăng lên 115.589 vụ, trung bình mỗi năm thụ lý 102.258 vụ, chiếm 40,07% trong tổng số các vụ việc thụ lý. Vụ việc hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng tăng đều hàng năm. Năm 2010 thụ lý 103.332 vụ việc thì đến năm 2014 tăng lên đến 165.032 vụ việc, trung bình mỗi năm thụ lý 135.722 vụ việc, chiếm tỷ lệ 53,18% trong tổng số các vụ việc thụ lý.

Còn lại các vụ việc về kinh doanh thương mại, lao động cũng tăng tương ứng (Bảng 2)

Bảng 2: Phân tích tỷ lệ vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động trong tổng số thụ lý từ năm 2010 - 201474

Năm Thụ lý Dân sự Tỷ lệ (%)

HNGĐ Tỷ lệ (%)

KD TM

Tỷ lệ (%)

Lao động

Tỷ lệ (%) 2010 200.326 86.247 43.05 103.332 51.58 8.256 4.12 2.491 1.24 2011 230.438 96.274 41.77 121.848 52.87 10.040 4.35 2.276 0.98 2012 255.185 101.307 39.69 136.571 53.51 14.215 5.57 3.092 1.21 2013 285.599 111.873 39.17 151.830 53.16 17.426 6.10 4.470 1.56 2014 304.292 115.589 37.98 165.032 54.23 17.879 5.87 5.792 1.90 Trung

bình

255.168 102.258 40.07 135.722 53.18 13.563 5.31 3.624 1.42

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Tuy thụ lý một số lượng án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động khá cao và luôn tăng đều hàng năm, nhưng Tòa án nhân dân các địa phương trong cả nước luôn tích cực, nổ lực giải quyết nhanh chóng các vụ án thụ lý, không để tình trạng tồn đọng, kéo dài, quá hạn luật định, số lượng án giải quyết đều đạt chỉ tiêu của ngành Tòa án và tỷ lệ giải quyết được duy trì và tăng hàng năm (Bảng 3).

74 TANDTC (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS”.

50

Bảng 3: Tình hình thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự, HNGĐ, KDTM, LĐ của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ năm 2010 - 201475

- Tình hình thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình

Năm Dân sự Hôn nhân gia đình

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%)

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%) 2010 86.247 73.191 84.9 103.332 97.627 94.5 2011 96.274 81.438 84.6 121.848 115.331 94.7 2012 101.307 85.853 84.7 136.571 130.860 95.8 2013 111.873 94.932 84.9 151.830 145.719 96 2014 115.589 99.530 86.1 165.032 159.462 96.6 TB 102.258 86.989 85.1 135.722 129.799 95.6

- Tình hình thụ lý và giải quyết vụ việc kinh doanh thương mại, lao động

Năm Kinh doanh thương mại Lao động

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%)

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%) 2010 8.256 6.879 83.3 2.491 2.325 93.3 2011 10.040 8.418 83.8 2.276 2.043 89.8 2012 14.215 11.995 84.4 3.092 2.838 91.8 2013 17.426 14.767 84.7 4.470 4.104 91.8 2014 17.879 15.311 85.6 5.792 5.367 92.7 TB 13.563 11.474 84.5 3.624 3.335 92.0

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm đã làm tốt việc hướng dẫn, giải thích pháp luật cho các bên đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ, luôn chú trọng đến công tác hòa giải nhằm tạo điều kiện cho các bên đương sự

75 TANDTC (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS”.

51

có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Nếu hòa giải thành, vụ án sẽ được kết thúc mà không phải bằng phán quyết của Tòa án mà bằng chính sự thỏa thuận của đương sự. Trong kết quả giải quyết các vụ việc dân sự và kinh doanh thương mại thì tỷ lệ công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự luôn cao hơn số vụ đưa ra xét xử (Bảng 4).

Bảng 4: Kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ năm 2010 - 201476

- Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình

Năm Dân sự Hôn nhân gia đình

Đình chỉ, tạm đình

chỉ

Công nhận thỏa

thuận

Xét xử Đình chỉ, tạm đình

chỉ

Hòa giải thành

Xét xử

2010 19.491 27.796 23.910 16.892 3.246 76.658 2011 24.323 29.672 25.621 20.355 3.213 91.060 2012 32.160 29.850 21.993 25.726 2.889 101.515 2013 38.454 30.320 23.966 29.203 2.860 112.901 2014 41.372 30.894 24.853 32.009 3.092 123.598 TB 31.160 29.706 24.068 24.837 3.060 101.146

- Kết quả giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động

Năm Kinh doanh thương mại Lao động

Đình chỉ, tạm đình

chỉ

Hòa giải thành

Xét xử Đình chỉ, tạm đình

chỉ

Hòa giải thành

Xét xử

2010 1.678 3.013 1.779 1.163 515 526

2011 2.089 3.606 2.250 988 374 553

2012 3.534 4.865 2.553 1.261 654 797

2013 5.348 5.633 3.063 2.027 1.132 855

76 TANDTC (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS”.

52

2014 6.272 5.193 3.100 2.513 754 1.615

TB 3.784 4.462 2.549 1.590 685 869

(Trong tổng số vụ giải quyết của Tòa án, ngoài các vụ đình chỉ, tạm đình chỉ, hòa giải thành và xét xử như thống kê ở bảng 4, số còn lại là chuyển hồ sơ vụ án).

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Về chất lượng giải quyết, tuy số lượng vụ việc giải quyết rất cao, nhưng Tòa án nhân dân các địa phương luôn chú trọng đến chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự, tích cực xác minh, thu thập chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ vụ án, ban hành các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được kịp thời, công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án được tiến hành thận trọng để tránh sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, số lượng các bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự đã giảm rõ rệt, số lượng án hủy hàng năm của Tòa án nhân dân các địa phương trong cả nước luôn trong giới hạn chỉ tiêu của ngành.

Trung bình mỗi năm, số lượng án hủy đều được khống chế ở mức thấp, tỷ lệ 0,87%

(Bảng 5).

Bảng 5: Số lượng bản án sơ thẩm dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động bị Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm hủy hàng năm77

Năm Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%) Án bị Tòa án phúc thẩm hủy

Tổng số Tỷ lệ (%) 2010 200.326 180.022 89.86 1.920 1.06 2011 230.438 207.230 89.92 1.982 0.95 2012 255.185 231.546 90.73 2.245 0.96 2013 285.599 259.522 90.86 2.062 0.79 2014 304.292 279.670 91.90 1.922 0.68 Trung

bình

255.168 231.598 90.76 2.026 0.87

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

77 TANDTC (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS”.

53

Như vậy, qua các số liệu phân tích trên cho thấy việc giải quyết các vụ việc dân sự sơ thẩm của Tòa án đã đạt được chất lượng khá cao, số án bị hủy để xử lại chiếm tỷ lệ rất thấp, trong giới hạn chỉ tiêu của ngành. Đạt được các chỉ tiêu trên là do sự nổ lực, phấn đấu của Tòa án nhân dân các địa phương trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đúng theo quy định của pháp luật TTDS để giải quyết các vụ án được đảm bảo khách quan, chính xác, toàn diện, hạn chế án bị hủy, sửa hàng năm.

Theo nhận định của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì “Tòa cấp sơ thẩm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền. Nhìn chung các vụ án được đưa ra giải quyết trong thời hạn luật định. Thông qua kết quả hòa giải thành; tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa và việc chấp hành pháp luật về thời hạn xét xử đã cho thấy chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm đã có tiến bộ và chuyển biến tích cực hơn năm trước”78. Đạt được những kết quả nêu trên, cho thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã có nhiều nổ lực giải quyết các vụ án dân sự, trong khi tình hình tranh chấp, khởi kiện dân sự ngày càng gia tăng.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, theo nhận định của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì công tác giải quyết án dân sự vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, một trong những thiếu sót đó có liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm như: yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ; công tác thu thập chứng cứ; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; việc xem xét thẩm định tại chỗ; công tác hòa giải …

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)