CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
2.2. Những bất cập, vướng mắc trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tòa án
2.2.1. Bất cập, vướng mắc trong thực hiện quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức
Đối với các vụ việc dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự. Vì vậy các đương sự phải tích cực tìm kiếm, thu thập và giao nộp cho Tòa án những chứng cứ cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản bác lại yêu cầu của đương sự khác. Tuy nhiên, có khó khăn là có những chứng cứ không do đương sự quản lý, lưu giữ nên đương sự không thể có để giao nộp cho Tòa án. Dự liệu trường hợp này, BLTTDS quy định “Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được
78 Trích “Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ
án dân sự qua công tác Giám đốc thẩm của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao năm 2011”.
54
thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn79. Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ, BLTTDS cũng quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ như sau:
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ80. Bên cạnh đó Điều 94 BLTTDS quy định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án và VKSND thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này chưa mang tính khả thi, ví dụ sau đây sẽ minh chứng cho vấn đề này:
Ngày 16/7/2013 Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Long có thụ lý hồ sơ vụ án
“Tranh chấp ranh đất” giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Năm và bị đơn Trần Văn Nghiệp. Trong quá trình giải quyết Tòa án đã trưng cầu Phòng tài nguyên môi trường đo đạc hiện trạng. Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả đo đạc hiện trạng và chứng thực lưu trữ địa chính thì diện tích đất không ổn định mà liên tục tăng, giảm. Vì vậy, để có cơ sở giải quyết vụ án, ngày 13/3/2014 Tòa án nhân dân có công văn gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Vĩnh Long hỏi tư liệu địa chính đất vì sao diện tích đất không ổn định mà liên tục tăng giảm như vậy nhưng Ủy ban không trả lời. Ngày 14/4/2014 Tòa án tiếp tục có công văn hỏi tư liệu địa chính đất lần 2 nhưng Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long vẫn không trả lời. Vì vậy, ngày 28/4/2014 Tòa án nhân dân Thành phố Vĩnh Long đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do: cần đợi kết quả Ủy ban nhân dân Thành phố Vĩnh Long cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
Như vậy, trường hợp này có xử lý được UBND thành phố Vĩnh Long không và xử lý như thế nào, theo quy định nào mà Điều 94 BLTTDS đã quy định như trên? Đây là vấn đề khó khăn, vướng mắc, cần phải có hướng dẫn thực hiện.
Bên cạnh đó, việc không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công
79 Khoản 1 Điều 94 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
80 Điều 7 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
55
tác trưng cầu giám định của Tòa án. Trong thực tiễn, có nhiều chứng cứ do một bên đương sự cung cấp không được bên kia thừa nhận, cần phải tiến hành giám định mới có kết luận chính xác. Tuy nhiên, việc thu thập mẫu giám định cũng gặp không ít khó khăn, không phải trường hợp nào cũng thu thập được. Có trường hợp Tòa án cần mẫu so sánh là chữ ký, chữ viết tay nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức không đáp ứng. Ví dụ trường hợp Tòa án cần so sánh chữ ký của đương sự phía đối lập, Tòa án yêu cầu đương sự ký tên thành nhiều chữ ký để lấy mẫu giám định nhưng đương sự không ký, Tòa án yêu cầu ngân hàng cung cấp chữ ký bản chính trong các tài liệu giao dịch thực hiện tại ngân hàng để giám định nhưng ngân hàng không cung cấp bản chính mà chỉ cung cấp bản sao với lý do đây là tài sản thế chấp.
Việc từ chối, cung cấp không đúng, không đầy đủ hoặc chậm cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức làm cho việc thu thập chứng cứ của Tòa án gặp khó khăn, không đủ chứng cứ để xem xét, dẫn đến việc giải quyết một số vụ án thiếu khách quan, toàn diện và ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án, nhiều trường hợp Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do cá nhân, cơ quan, tổ chức chưa cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án.
Các biện pháp chế tài cho vấn đề này chưa được quy định rõ ràng. Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Khoản 4 Điều 12: Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 389 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ, “Cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt và hình thức cưỡng chế đối với các hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ. Vì vậy, vấn đề cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Tòa án thì khó có thể xử lý được.
- Kiến nghị
+ Một trong những nguyên nhân của tình trạng các cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ chứng cứ khi có yêu cầu của đương sự, của Tòa án đó là do chưa có biện pháp chế tài đối với hành vi này. Để khắc phục tình trạng này, cần kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội sớm ban hành
56
Pháp lệnh quy định về thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, trong đó có quy định xử lý đối với các hành vi không thực hiện quyết định của Tòa án trong việc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
+ Bên cạnh việc quy định chế tài xử lý đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc không thực hiện quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ cho Tòa án, tác giả đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành các thông tư liên tịch quy định trình tự, thủ tục cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, của Tòa án, Viện kiểm sát. Tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc này thì Tòa án mới phát huy được quyền hạn của mình trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự được kịp thời, chính xác, đúng pháp luật.
+ BLTTDS hiện hành quy định khi đương sự có yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án mới yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ, trường hợp nếu đương sự không biết nên không yêu cầu thì Tòa án không có cơ sở để yêu cầu cung cấp chứng cứ. Vì vậy, khi sửa đổi BLTTDS mới, học viên kiến nghị bổ sung thêm tại Điều 94 BLTTDS quy định:
“Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện kiểm sát ban hành quyết định yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ”.
2.2.2. Bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và kiến nghị
Hiện nay, việc xem xét, thẩm định tại chỗ chủ yếu được thực hiện đối với các vụ án sơ thẩm và chủ yếu là đo vẽ nhà đất tranh chấp, một số ít là xem xét thực địa để giải quyết vụ án cho đúng. Đây là một nghĩa vụ của Tòa án được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 85 BLTTDS. Về thủ tục, khi tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án. Khi tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản là nhà, đất trong nhiều trường hợp Tòa án phải xem xét thực địa, xác định mốc giới, đo vẽ tài sản tranh chấp để làm cơ sở giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, Tòa án cấp sơ thẩm ít khi xem xét thực địa, xác định mốc giới hoặc khi xuống thực địa đo vẽ tài sản tranh chấp lại không ban hành quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, không tiến hành lập biên bản. Do đó, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ
57
án thậm chí là vi phạm tố tụng, bị kháng cáo, kháng nghị phải hủy án. Điển hình như vụ án sau đây:
+ Vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Nhuệ và chị Vũ Thị Tạo với bị đơn ông Nguyễn Văn Đạm và chị Vũ Thị Nụ. Nội dung vụ án tóm tắt như sau:
Các đương sự tranh chấp về tài sản thừa kế là các thửa đất số 1, 2, 3 diện tích khoảng 1.246,7 m2 tại thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Sau khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm lần thứ nhất và thứ hai, Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội có Công văn số 318/THA ngày 02-4-2009 cho biết, không thể thi hành theo quyết định của Bản án phúc thẩm vì Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định diện tích các thửa đất 1, 2, 3 là 1.246,7 m2 là không đúng với thực tế và “phần diện tích đất chia cho ông Nguyễn Văn Nhuệ giáp nhà ông Sáu có diện tích khoảng 60m2 là diện tích đất công do Nhà nước quản lý không có tên ai trên bản đồ địa chính năm 1994”. Vì vậy, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại Bản án phúc thẩm. Ngày 16-7-2010 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ vì tại Biên bản định giá ngày 18-9- 2003, Hội đồng định giá xác định diện tích đất gia đình ông Đạm đang quản lý, sử dụng là 1.246,7 m2, nhưng “ranh giới bờ ao giữa nhà ông Thìn (tức Đạm) với ông Sáu là chưa rõ ràng”. Theo số liệu tại bản đồ địa chính do Ủy ban nhân dân xã Lệ Chi lập năm 1994 thì diện tích các thửa đất gia đình ông Đạm đang quản lý, sử dụng là 1.273 m2, nhưng các mốc số 5, 6, 7 còn có tranh chấp. Như vậy, mốc giới và diện tích các thửa đất số 1, 2, 3 do gia đình ông Đạm quản lý, sử dụng có tranh chấp và chưa được xác định chính xác. Trong trường hợp này, lẽ ra cần tổ chức xem xét thực địa, xác định mốc giới và đo đạc chính xác diện tích thì mới đủ cơ sở giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ những vấn đề trên nhưng lại căn cứ Biên bản định giá lập ngày 18-9-2003 để xác định các thửa đất 1, 2, 3 có diện tích 1.246,7m2 để chia thừa kế là không chính xác.
Vì vậy, căn cứ Khoản 3 Điều 297 và Điều 299 BLTTDS Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm.
Trong thực tế, đã có không ít trường hợp đương sự trực tiếp quản lý tài sản là nhà đất tranh chấp không hợp tác với Tòa án, gây khó khăn, cản trở hoặc không cho
58
đo vẽ nhà đất bằng việc đóng cổng, đóng cửa, bỏ đi khỏi nhà đất tranh chấp mỗi khi Tòa án đến xem xét, thẩm định tại chỗ dẫn tới việc Tòa án không thể giải quyết được vụ án, không ít vụ án phải tạm đình chỉ không thời hạn. Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn khi đương sự hoặc những người khác có hành động chống đối gây rối khi Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ; nhưng với trường hợp đương sự đóng cửa, bỏ đi, biết ranh giới nhưng không chỉ rõ,… không phải là chống đối trực tiếp nhưng có thể coi là hành vi “không hợp tác” làm Tòa án không thể vào xem xét, đo vẽ nhà đất thì có được áp dụng theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP hay không thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Nghiên cứu Điều 385, nhận thấy tại điểm g, Khoản 1 đối với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành tố tụng; đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định thì có thể bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật chưa có văn bản quy định hình thức và thủ tục xử lý những hành vi trên nên nhiều trường hợp Tòa án không có cơ sở để vận dụng.
Có ý kiến cho rằng vì lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hổ trợ tư pháp thuộc lực lượng Công an nhân dân không thể can thiệp, hỗ trợ Tòa án trong trường hợp đương sự khóa cửa, khóa cổng nhà đất bỏ đi; cơ quan có thẩm quyền cũng không thể xem xét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi hành công vụ của đương sự vì không có việc chống người thi hành công vụ nên không thể áp dụng Khoản 7 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP trong trường hợp đương sự khóa cửa, khóa cổng bỏ đi khỏi nhà đất là đối tượng cơ quan Tòa án cần xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trên thực tế, các Thẩm phán ở địa phương đã phải vận dụng nhiều cách khác nhau từ việc phối hợp với chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc, tổ chức Đảng
… để giải thích, thuyết phục đương sự hợp tác, để Tòa án tiến hành đo vẽ, định giá nhà đất, tài sản tranh chấp. Trong trường hợp không thể xem xét, thẩm định tại chỗ được, Tòa án phải thu thập chứng cứ khác như sử dụng những bản vẽ nhà đất cũ hoặc những số liệu về diện tích nhà đất có tại những tài liệu khác như sổ mục kê, sổ kê khai đăng ký ruộng đất,… (nếu có) để giải quyết vụ án. Nếu việc này không mang lại kết quả thì Tòa án buộc phải tạm dừng việc giải quyết vụ án.
Thực tế, để khắc phục tình trạng này nhiều Tòa án đã vận dụng Khoản 12 Điều 102 BLTTDS, ra quyết định ADBPKCTT cấm đương sự thực hiện hành vi cản trở việc đo vẽ, định giá tài sản. Đây là một biện pháp rất có hiệu quả, nếu tất cả các