TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 8 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 163 - 168)

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA BÀI 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA

BÀI 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

1. Kiến thức: Trình bày được quá trình tiêu hoá ở dạ dày gồm : + Các hoạt động .

+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động . + Tác dụng của các hoạt động .

2. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

3. Phẩm chất : Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ dạ dày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV:

Tranh phóng to hình 27.1 SGK 2 - HS :

HS kẻ bảng 27 vào vở .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Chúng ta đã biết các thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào dạ dày chúng có tiếp tục biến đổi không ? Nếu có thì biến đổi như thế nào ?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1:

a. Mục tiêu:

+ Dạ dày có cấu tạo như thế nào ?

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv cho HS trình bàytrên tranh để cả lớp theo dõi . + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin và hình 27.1

I . Cấu tạo dạ dày :

- Dạ dày hình túi dung tích 3 lít .

- Thành cơ dày có 4 lớp:

+ Lớp màng bọc ngoài + Lớp cơ gồm 3 lớp cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị .

SGK trang 87.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Hoạt động 2:

a. Mục tiêu:

+ Tìm hiểu thông tin hoàn thành bảng 27

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức trong bảng 27

+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào ?

+ Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào ?

+ Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ, nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân huỷ ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

II. Tiêu hoá ở dạ dày

* Biến đổi lý học:

- dạ dày tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn

- Dạ dày co bóp mạnh và nhào trộn thức ăn thấm đều dịch vị

* Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin.

- Các loại thức ăn khác như: lipit, gluxit… chỉ biến đổi về mặt lý học .

- Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tuỳ loại thức ăn.

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

- HS chú ý: Thời gian ăn, loại thức ăn, lượng thức ăn - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV liên hệ thực tế về cách ăn uống để bảo vệ dạ dày.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện:

Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK Bài tập trắc nghiệm

1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hoá học và lí học ở dạ dày:

a. Prôtêin. b. Gluxit . c. Lipit . d. Khoáng.

2. Biến đổi lí học ở dạ dày gồm:

a. Sự tiết dịch vị. b. Sự co bóp của dạ dày c. Sự nhào trộn thức ăn . d. Cả a,b,c đều đúng . 3. Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm:

a. Tiết dịch vị.

b. Thấm đều dịch vị với thức ăn . c. Hoạt động của enzim pepsin. . D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm : HS làm các bài tập d) Tổ chức thực hiện:

1. Với khẩu phần thức ăn đầy dủ chất dinh dưỡng, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần tiêu hóa tiếp?

2. em hãy giải thích vì sao hiện nay người mắc bệnh về dạ dày ngày càng nhiều?

3. viết báo cáo về nguyên nhân, triệu trứng, cách phòng tránh bệnh dạ dày

Chú ý bài viết có thể trình bày dưới dạng word...hoặc bằng những hình ảnh minh họa.

Những thông tin và hình ảnh có thể lấy từ các nguồn như sách báo tạp chí…

Lớp trưởng có thể tổ chức cho các bạn chia sẻ báo cáo.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài, trả lời câu hỏi SGK . Đọc mục “Em có biết”

Chuẩn bị trước bài 28 “Tiêu hoá ở ruột non”

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

………

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm………

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 8 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 163 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w