Vai trò PNTP củ a gia đình ở khâu thự c hiệ n hành vi phạ m tộ i

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 44 - 47)

2.2 Gia đình – chủ thể PNTP

2.2.1 Hoạ t độ ng PNTP củ a gia đình trong từ ng giai đoạ n củ a hành vi phạ m tộ i

2.2.1.3 Vai trò PNTP củ a gia đình ở khâu thự c hiệ n hành vi phạ m tộ i

Đây là khâu cuối cùng và rất quan trọng bởi vì chỉ có thông qua khâu này, mục đích phạm tội mới được hiện thực hóa. Khâu này gồm toàn bộ quá trình chủ thể thực hiện hành vi khách quan của tội phạm cũng như hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Trong khâu này chúng ta vẫn thấy mối tác động tương hỗ giữa cá nhân và hoàn cảnh khách quan nơi tội phạm diễn ra. Chẳng hạn, người đã có ý định phạm tội, thậm chí đã bắt đầu thực hiện tội phạm, thì vẫn có thể tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, mặc dù khách quan không có gì ngăn cản nếu trong họ có sự đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu và cuối cùng cái tốt thắng thế, cá nhân đã chiến thắng chính mình. Ngược lại, cá nhân có quyết tâm phạm tội rất cao và mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng nhưng do có sự ngăn chặn kịp thời của người khác hoặc do sự chống trả quyết liệt của nạn nhân nên hành vi phạm tội phải chấm dứt, chủ thể không thực hiện hành vi phạm tội là do khách quan, ngăn cản. Như vậy, môi trường xã hội đã quyết định đến hành vi phạm tội của cá nhân một cách trực tiếp và gián tiếp.

- Trực tiếp ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan mà chủ thể đang sống trước khi gây ra tội phạm

- Gián tiếp ảnh hưởng của điều kiện sống, điều kiện giáo dục đến sự hình thành nhân cách của cá nhân.

Tác động của gia đình đến quá trình hình thành nhân cách cá nhân lớn, vì gia đình là môi trường gần gũi nhất với cá nhân người phạm tội, vì thế nên gia đình cũng có tác động rất lớn đến khâu thực hiện hành vi phạm tội. Nếu đã biết người thân có ý định phạm tội, có những hành động chuẩn bị cho việc thực hiện tội phạm mà những thành viên khác hoàn toàn thờ ơ, thậm chí bao che thì tội phạm sẽ được thực hiện với tần số cao, với một số tội phạm những thành viên đó còn phạm vào tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm (Đ 21, Đ22 BLHS), thậm chí có những trường hợp còn tiếp tay để thực hiện tội phạm hoàn thành với vai trò đồng phạm, thật khó có thể ngăn cản người chồng, con mình vốn là con nghiện, tham gia buôn bán ma túy để có tiền mua Heroin, thật khó để cản trở người say rượu trong cơn tức

giận đang xách dao tìm chém kẻ thù, thật khó phát hiện đứa con ngoan đang trong giờ học nhưng lại tham gia vụ cướp giật ngoài đường…bởi nhiều lý do khác nhau, bên cạnh đó, đối với lọai tội phạm có cơ chế không đầy đủ, không xuất hiên hai khâu trước mà chỉ có khâu thực hiện tội phạm, thường là những tội phạm với lỗi vô ý, hoặc các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...xuất hiện bột phát, bất ngờ không có sự chuẩn bị từ trước, chỉ vì vô ý, vì tác động không mong muốn mà dẫn đến hậu quả ngoài dự tính. Khi các thành viên gia đình nhận thức được vấn đề để chú ý đến việc hạn chế tối đa những xung đột mang tính ngẫu nhiên, tình huống, quan tâm giáo dục ở mọi khả năng, kiềm chế hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh cũng đồng nghĩa rằng gia đình đang thực hiện vai trò PNTP của mình.

Có những trường hợp phạm tội ngẫu nhiên, bất ngờ, thông thường chủ thể là người chưa thành niên, tâm tính chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn, chưa ổn định trong tư tưởng, hay thích học đòi, tò mò, hiếu chiến, thích tự khẳng định mình…chúng thường muốn chứng minh mình là anh hùng, hoặc để bảo vệ danh dự cho bạn bè, trả thù cho đồng bọn…mà phạm tội có khi rất nghiêm trọng xuất phát từ mâu thuẫn dù rất nhỏ nhặt. Như trường hợp học sinh lớp 8 ở Quy Nhơn giết người chỉ vì cú nhìn đểu với bạn mình (Báo CATP, tr.7, ngày 5/4/2008), giá như em được sống trong gia đình với bố mẹ, được quan tâm chăm sóc đúng mức…thì có lẽ chuyện đau lòng khó có thể xảy ra. Ở đây không xuất hiện vai trò ngăn ngừa từ phía gia nên tội phạm phát sinh trực tiếp từ tác động xấu của xã hội.

Việc thực hiện tội phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, động cơ, mục đích khác nhau nhưng sự tác động của hoàn cảnh gia đình cũng có vị trí đáng kể, có thể đứa trẻ ấy đã và sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi nếu nó được sinh sống trong gia đình tử tế hơn, người chồng, người vợ đó có lẽ sẽ vẫn sống người tốt nếu không kết hôn với kẻ nghiện ngập….câu chuyện về bi kịch từ gia đình máu mê cờ bạc trên trang 10, báo CATP.HCM thứ 7, 31/3/2007 là một minh chứng: lúc 19h ngày 26/2/2007, ở thôn Tân Quang, xã Canh Hiển, Huyện Vân canh, Tỉnh Bình Định xảy ra vụ cố sát gây chấn động dư luận: người chồng trong lúc quẫn trí đã dùng rựa chém đứt lìa hai bàn tay của vợ mình rồi thẫn thờ quay vào nhà ngồi chờ Công An

đến bắt. Chính máu mê cờ bạc của người vợ (đã nhiều lần làm tan gia bại sản, đang chuẩn bị bán nốt đàn lợn cuối cùng để nướng vào những canh bạc) – nạn nhân trong vụ án đã đẩy người chồng vào con đường tội lỗi, còn mình thì phải nhận hậu quả đau lòng…

 Một vấn đề cũng cần nói đến vai trò quan trọng của gia đình là việc phòng ngừa tái phạm (Đ.49, BLHS). Kết quả nghiên cứu, điều tra của đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.14 của Bộ CA cho thấy tỷ lệ tái phạm tội trung bình ở Việt Nam là 27%. Một số loại tội phạm có mức tái phạm đặc biệt cao là cướp (65%), cố ý gây thương tích (37,4%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân (60%), hành nghề mê tín dị đoan (53%), lứa tuổi tái phạm nhiều lần từ 18-30 chiếm 77,3%

(tr.683). Nguyên nhân được tìm hiểu là do ảnh hưởng nghiêm trọng của những điều kiện hình thành đạo đức của con người, những điều kiện sống ở tuổi nhi đồng và thiếu niên rất quan trọng. Tội phạm được gây ra ở tuổi chưa thành niên thường là sự khởi đầu cho hoạt động tội phạm tái phạm sau này. Qua những tài liệu nghiên cứu cho thấy những gia đình bố mẹ nghiện ma túy, nghiện rươu, hay chửi bới đánh đập con cái, do những tình huống này mà tỷ lệ phạm pháp ở lứa tuổi dưới 18 chiếm số đông trong những kẻ tái phạm. Việc trong gia đình có những người bị xử phạt vì phạm tội cũng có ý nghĩa đặc biệt về mặt nghiên cứu tội phạm học. Ví dụ theo điều tra tại các trại giam thuộc Bộ CA quản lý trong số 200 trẻ em bị xét xử về các tội phạm nghiêm trọng thì có 51 em (chiếm hơn 25%) có bố mẹ hoặc anh chị bị xét xử về các tội phạm khác nhau, đồng thời có 14 em (chiếm 7%) đã bị xét xử, đã từng sống trong gia đình có một thành viên đã bị tòa án xét xử 2 lần hoặc nhiều lần. Việc đấu tranh với tội phạm tái phạm có quan hệ chặt chẽ với công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra bởi vì từ 60-70% những kẻ tái phạm đã phạm tội lần đầu trước khi đạt tuổi thành niên. Mối quan hệ giữa hai loại tội phạm này diễn ra bằng hai con đường:

a) Một số trẻ em phạm tội do việc cải tạo các em không tốt, sau này tiếp tục hoạt động tái phạm với tư cách là những kẻ phạm tội lớn tuổi.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)