Nhữ ng điể m còn hạ n chế

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 68 - 72)

2.3 Thực trạ ng và giả i pháp tă ng cườ ng vai trò củ a gia đình trong hoạ t độ ng PNTP

2.3.1 Thự c trạ ng việ c thự c hiệ n vai trò củ a gia đình trong hoạ t độ ng

2.3.1.2 Nhữ ng điể m còn hạ n chế

Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma tuý vẫn diễn biến phức tạp; các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ cao; số

loại tội phạm mới xuất hiện có chiều hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.

Năm 2007, toàn quốc xảy ra 50.878 vụ phạm pháp hình sự các loại; đã điều tra khám phá 37.752 vụ, bắt giữ xử lý 45.996 đối tượng [56]. Ngày 11-6, trong buổi làm việc với Ban Pháp chế HĐND TPHCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, TPHCM xảy ra 3.486 vụ phạm pháp hình sự, tăng 286 vụ (hơn 8,3% so với cùng kỳ), làm chết 56 người, 355 người bị thương và thiệt hại về tài sản 116 tỷ đồng [64]. “Đã có 2.675 tên tội phạm bị cảnh sát bắt giữ, trong đó độ tuổi thanh thiếu niên phạm tội chiếm 30%. Con số đáng quan ngại!” [63]. Theo báo cáo tổng kết của TAND tối cao: số vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử trong năm 2007 so với cùng kỳ năm 2006 tăng 480 vụ. Thông qua kết quả xét xử án hình sự cho thấy, một số tội phạm chiếm tỷ lệ lớn là: tội trộm cắp tài sản (chiếm 25%); các tội phạm về ma túy chiếm 15,7%; tội cố ý gây thương tích chiếm 9,6%; cướp, cướp giật chiếm 8,2%....sự gia tăng về tình hình tội phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo thống kê gần đây, mỗi ngày nước ta xảy ra khoảng 240 vụ phạm pháp hình sự, mỗi năm khoảng 80 ngàn vụ, trong đó có 70 - 80% số vụ là do người nghiện ma tuý gây ra và hơn 70% số vụ là do người trong độ tuổi thanh thiếu niên thực hiện với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp [45]. Tình hình đó làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trở nên rất vô cùng phức tạp và nặng nề, đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu.

“Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội nhất là ma tuý còn diễn biến phức tạp;

việc buông lỏng quản lý, giáo dục con em, ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế…đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội từ trong gia đình” [4].

Trong thời gian qua gia đình chưa phát huy tốt vai trò PNTP của mình – đây được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình hình tội phạm. Tình trạng tội phạm xảy ra trong gia đình, giữa những người thân trong gia đình vẫn liên

tục xảy ra. “88,5% tổng số vụ án giết người, cố ý gây thương tích trong toàn quốc năm 2003 bắt nguồn từ những mâu thuẫn, thù tức; 6 tháng đầu năm 2004, ở các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào xảy ra 217 vụ án giết người, trong đó có 185 vụ bắt nguồn từ nguyên nhân mâu thuẫn, thù tức. Tình hình mâu thuẫn, cố ý gây thương tích, gây án mạng nhằm trả thù cá nhân đang có xu hướng tăng lên cả về số vụ, số người chết và bị thương [55]. Đây là vấn đề lớn, khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều cấp, nhiều ngành, các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội đang rất quan tâm, bức xúc trước tác hại của loại tội phạm này. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đặc biệt là ngăn chặn nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, thù tức gây ra thương tích, án mạng". Có thể dẫn chứng 2 vụ án xảy ra trong tháng 8/2004. Thứ nhất là vụ Nguyễn Văn Hưng, 40 tuổi, ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Vĩnh Long sau khi đâm chết vợ và 2 con trai đã tự kết liễu luôn đời mình. Thứ hai là vụ Bùi Ngọc Đương, 28 tuổi, trong một buổi liên hoan gia đình đã đâm cùng lúc 3 người, trong đó có vợ và bố đẻ. Cả hai vụ án trên đều xuất phát từ những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình và để lại hậu quả hết sức nặng nề [55]. Như vậy rõ ràng vai trò PNTP của gia đình ngay với những tội phạm

“nội bộ” là chưa đạt hiệu quả thì với tội phạm “ngoại vi” lại càng khó khăn hơn.

Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên gia tăng nhanh chóng vói mức độ, tính chất nguy hiểm. Tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên là những con số đáng báo động trong thời gian gần đây. Năm 2006, trên địa bàn quận 1 Tp.HCM có 584 cá nhân bị khởi tố, trong đó số người chưa thành niên là 48 người, chiếm tỷ lệ 8,2%. 6 tháng đầu năm 2007, có 262 cá nhân bị khởi tố thì có 23 người chưa thành niên, từ kết quả thống kê về độ tuổi những người nghiện ma tuý và mại dâm cho thấy, có tới 70% là thanh niên [47]. Điều này cho thấy tội phạm vị thành niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số tội phạm ở Thành phố nói chung và quận nói riêng. Các yếu tố dẫn đến phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên hầu hết đều xuất phát từ trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc không nhận được sự quan tâm giáo dục đúng mức của gia đình, nhà trường, lại bị tác động xấu từ xã hội.

Thực trạng đó càng đòi hỏi hơn nữa vai trò phòng ngừa từ gia đình vì đây là môi trường gần gũi nhất, dễ tác động đến hành vi và tâm lý người chưa thành niên.

Đối với tội phạm vị thành niên (VTN), vấn đề phòng ngừa là hết sức quan trọng, có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên nên hạn chế dùng biện pháp mạnh. Sai lầm hiện nay là cứ “vứt” VTN vào trong trại giam vì những trường giáo dưỡng hầu như đã chật chội và quá tải. Như vậy, VTN sẽ học những bài học từ bọn tội phạm có tiền án, tiền sự. Nói về nguyên nhân trẻ VTN phạm tội, bà Nguyễn Thị Huyền - Thẩm phán Tòa hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em phạm tội là do phía gia đình, nhà trường thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục trẻ. Phần lớn các vụ án trong độ tuổi VTN thời gian gần đây đều do thiếu sự quản lý chặt chẽ, đúng đắn của gia đình”

[53].

Có thể sự bùng nổ thông tin và phân hóa xã hội làm cho chuẩn mực đạo đức chung không được tôn trọng và đề cao như trước đây. Lối sống thực dụng và nhu cầu thụ hưởng cá nhân ngày càng phổ biến và làm cho nhiều người buông xuôi theo nhu cầu của riêng mình, bất chấp trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Những giá trị truyền thống như tình làng, nghĩa xóm, tình bạn trong sáng đang bị xu hướng cạnh tranh làm cho băng hoại; giá trị thiêng liêng của hạnh phúc gia đình, tổ ấm gia đình đang bị ''chủ nghĩa cá nhân'' phá vỡ; “hiếu, nghĩa, trí, nhân'' không được giới trẻ quan tâm vì bị áp lực của nhịp sống hiện nay, trong đó có quá nhiều cám dỗ mới từ nhiều kênh thông tin mà đặc điểm của giới trẻ là hấp thụ rất nhanh và không cần chọn lọc. Vì vậy, tâm lý xã hội bị biến động từ nhiều niềm tin bị suy giảm. Nhiều thanh, thiếu niên khủng hoảng vì không tìm thấy “Sự gương mẫu của cha, mẹ, của thầy giáo, cô giáo, của cán bộ'' [53] đã dẫn đến mất phương hướng phấn đấu, rèn luyện... chạy trốn vào cuộc sống ảo của kỹ thuật số; hoặc tự hình thành các nhóm có cùng sở thích lệch chuẩn... nhưng không được nhà trường, gia đình quan tâm kịp thời; trong khi đó các đoàn thể, chính quyền cơ sở cũng không đủ mạnh để hóa giải những khủng hoảng, mâu thuẫn phát sinh trong một bộ phận giới trẻ và trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ, nhân dân thiếu trách nhiệm với việc giữ

gìn trật tự xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh tội phạm. Nhiều vụ án xảy ra là do nạn nhân sơ hở, thiếu cảnh giác, chủ quan trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội. Các dịch vụ văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tội phạm. Hầu hết số thanh, thiếu niên phạm pháp đều bị tiêm nhiễm, bắt chước theo phim ảnh mang tính chất xã hội đen bên cạnh đó dù phát hiện sớm con mình có những biểu hiện bất thường nhưng nhiều bậc phụ huynh do bận mưu sinh, kiếm sống đã phó mặc chuyện uốn nắn con em mình cho địa phương, xã hội. Không can thiệp nên từ những sai phạm nhỏ dần dần các em trượt dài và gây án mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. “Qua tiếp xúc với một số trẻ vị thành niên phạm pháp, chúng tôi nhận thấy bọn chúng sẵn sàng vác hung khí là mã tấu tự tạo, dao lê chém, đánh chết nạn nhân và bình thản trả lời 1.001 lý do hết sức vô lý thiếu tiền thuê nhà, xin tiền cha mẹ không cho, bạn gái bị chọc ghẹo, nợ tiền game. Có trường hợp em học sinh lớp 7 "Cầm dao theo để hù" một cô bé 14 tuổi thực hiện án cướp tài sản tiết lộ và vô tư hơn sau khi gây án xong, thủ phạm đến tiệm Internet chơi game online nên bị nạn nhân phát hiện rồi bị bắt giữ” [59].

Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội đồng thời những cái xấu cũng len lỏi vào tâm hồn trong sáng của trẻ vị thành niên. Không được sự hướng dẫn của người lớn, không biết cách sàng lọc, đua đòi học theo cái xấu nên hiện nay từ năm 2002 đến nay tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội tăng liên tục với tốc độ cao. Chẳng hạn, năm 2002, tòa xử trên 380 tội phạm là người chưa thành niên nhưng sang năm 2006 thì lên tới 700 người [45]. Tỷ lệ tăng trong 4 năm là gần 100%. Tuy nhiên, con số bị đưa ra xét xử thấp hơn rất nhiều so với thực tế do chưa bị phát hiện hoặc bị xử lý bằng các biện pháp giáo dục khác.

Thực trạng tình hình tội phạm biễn biến phức tạp đòi hỏi cần có những giải pháp khả thi hơn nữa để nâng cao hiệu quả PNTP.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)