Các giả i pháp xã hộ i

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 77 - 80)

2.3 Thực trạ ng và giả i pháp tă ng cườ ng vai trò củ a gia đình trong hoạ t độ ng PNTP

2.3.2.2 Các giả i pháp xã hộ i

Để thực hiện các hiện giải pháp pháp luật, hoạt động PNTP cần có những giải pháp xã hội cụ thể để có thể đưa pháp luật vào thực tiễn. Trước hết cần xác định mục tiêu lấy phòng ngừa là cơ bản, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân, kiên

quyết tấn công, trấn áp mạnh tội phạm, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi; trong đó, chú trọng vai trò của chính quyền, đoàn thể xã hội ở cơ sở phường, xã, thị trấn, thôn, bản và từng hộ gia đình. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức pháp luật và phát huy phong trào quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tình hình tội phạm gia tăng một phần là nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật kém. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân còn yếu, nhất là việc phòng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó là tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường khiến một bộ phận công dân (chủ yếu là lớp thanh thiếu niên) suy thoái về đạo đức, sống thực dụng, coi thường pháp luật...giải pháp đặt ra là công tác nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, có những thành viên trong gia đình nhận thức pháp luật còn hạn chế nên khi người thân hoạt động vi phạm pháp luật vẫn không nhận ra được nhất là các tội phạm như chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không tố giác tội phạm…

Một số công trình nghiên cứu khoa học về tội phạm học cho thấy từ thực tế tiếp xúc với hàng vạn phạm nhân, trong đó có nhiều người đã thực hiện các tội ác man rợ, phi nhân tính như giết người, hiếp dâm, lừa đảo... cho thấy đa phần họ đều là những người thấp kém về văn hoá, hiểu biết hạn chế, sống trong những gia đình không trọn vẹn, hoặc chịu ảnh hưởng của sự giáo dục sai lầm bởi gia đình. Do đó bên cạnh các chức năng khác thì trách nhiệm nâng cao nhận thức pháp luật cho các thành viên trong gia đình cũng là đòi hỏi cấp bách.

Nhà nước và xã hội thông qua các nội dung tuyên truyền làm cho mọi gia đình, công dân nâng cao nhận thức về pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, nguyên nhân, hậu quả tác hại và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và bản thân chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm.

Tỷ lệ tội phạm ẩn là vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động PNTP. Cần nhận thức rõ sự cần thiết và nghĩa vụ phải tố giác tội phạm của nạn nhân đã bị tội phạm xâm hại…tiếp tục phát động phong trào toàn dân tố giác tội phạm rộng rãi trong dân cư để tạo thành một thói quen sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Phong trào phải được duy trì thường xuyên, có tổng kết đánh giá, có khen thưởng những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia. Thiết lập hệ thống phương tiện tố giác thuận lợi cho mọi cá nhân thông qua mạng lưới tiếp dân ở cơ quan, hộp thư bí mật, số điện thoại đường dây nóng miễn phí, có chính sách bảo vệ người tố giác tội phạm…

- Giải pháp phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên: Từ thực trạng tình hình tội phạm người chưa thành niên với nguyên nhân xuất phát từ gia đình và xã hội, đòi hỏi các cơ quan chức năng đầu tư nghiên cứu và sớm triển khai các biện pháp phòng ngừa xã hội; đồng thời củng cố, nâng chất lượng hệ thống giáo dục;

củng cố và hoàn thiện các thiết chế xã hội cho tương ứng với sự chuyển hóa của nền kinh tế...có như vậy, mới bảo vệ được những thuần phong, mỹ tục của dân tộc và kỷ cương, pháp luật, tạo môi trường xã hội lành mạnh để hạn chế tội phạm. Dưới góc độ tâm lý xã hội, trước hết cần tăng cường, mở rộng giáo dục kỹ năng sống không chỉ ở nhà trường còn cả ngoài xã hội. Cần quan tâm nhiều hơn đến giáo dục nhân cách của lớp trẻ cũng như thực trạng du nhập những phim ảnh bạo lực, đồi trụy...

Vấn đề được cho là lớn nhất chính là việc hiện đại hóa các khoa học tâm lý xã hội vì trong lĩnh vực này Việt Nam còn quá lạc hậu so với thế giới.

Một số địa phương đã thực hiện biện pháp tuyên truyền đơn giản và hiệu quả là mời chính các thanh niên hết hạn tù, thanh niên sau cải tạo, sau cai nghiện tham gia các đội thanh niên tuyên truyền đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS tại địa phương. Thực tế cho thấy những thanh niên này tham gia hoạt động thì hiệu quả tuyên truyền rất lớn. Và đây cũng là một cách thiết thực để tổ chức đoàn, hội quan tâm giúp đỡ họ, giúp họ xoá đi mặc cảm tội lỗi, tự tin hoà nhập cộng đồng, từ đó phòng ngừa được nguy cơ tái nghiện, tái phạm tội trong những con người đã có thời lầm lỗi hòa nhập trở lại với cuộc sống lương thiện. Chúng ta nên nhân rộng mô hình này trong cả nước để phục vụ hoạt động PNTP.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)