Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương22, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất có giá trị đến 5.000.000 đồng;
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm quy định tại Điểm b Khoản 3, Điều 12, Nghị định 163/2013/NĐ-CP;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF;
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
Tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
22 Điều 38, Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
1.3.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất của Thanh tra chuyên ngành công thương
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Công Thương 23
Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công thương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất của thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể như sau:
1) Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Sở Công thương có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 500.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra;
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra.
2) Chánh thanh tra Sở Công Thương có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm
3) Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012.
23 Điều 39, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
1.3.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất của cơ quan Công an
Thẩm quyền xử phạt của cơ quan công an24
Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng trong hoạt động hóa chất; Trạm trưởng, đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 1.500.000 đồng trong hoạt động hóa chất. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt tiền đến 2.500.000 đồng trong hoạt động hóa chất.
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, có quyền: Phạt cảnh cáo;
phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất.
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng;
Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy; chữa cháy có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất.
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm.
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất;
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử phạt vi phạm hành chính.
24 Khoản 1, Điều 40, Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
1.3.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất của lực lượng Hải quan
Thẩm quyển xử phạt của cơ quan Hải quan25
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất.
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất.
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong hoạt động hóa chất; Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28, Luật Xử phạt vi phạm hành chính.
Có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về hoạt động hóa chất xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hóa chất.
Như vậy, so với Nghị định 90/2009/NĐ-CP trước đây thì Nghị định 163/2013/NĐ-CP có 4 loại cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là:
UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành công thương, lực lượng hải quan và lực lượng công an. Liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
25 Khoản 2, Điều 40, Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
động hóa chất thì Nghị định 163/2013/NĐ-CP tuy mới được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định 90/2009/NĐ-CP nhưng theo tác giả vẫn còn những hạn chế và bất cập như sau:
Một là việc phân định thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất vẫn còn chồng chéo, cụ thể:
Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại Nghị định 163/2013/NĐ-CP có tới năm (4) cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhưng không được phân định thẩm quyền rõ ràng nên trong quá trình xử phạt vi phạm có những vụ việc bị xử phạt chồng chéo, dẫm chân lên nhau. Có những trường hợp, doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại vì quá nhiều cơ quan đến nên đã xảy ra tình trạng đoàn kiểm tra này vừa đi khỏi thì đoàn kiểm tra khác lại đến, hoặc có vụ chẳng có cơ quan nào thụ lý hồ sơ vì các cơ quan này tưởng cơ quan kia đã xử phạt.
Ví dụ: Vụ một doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên địa bàn thành phố Biên Hòa- Đồng Nai vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (gây mùi khó chịu cho người dân sống xung quanh doanh nghiệp). Người dân địa phương đã gửi đơn yêu cầu xử phạt vi phạm đến cả Cơ quan công an, Thanh tra Sở Công Thương, Cơ quan Hải quan và cả 3 đơn vị đã thụ lý giải quyết. Kết quả là chỉ trong vòng một ngày đã có ba cơ quan đến doanh nghiệp và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Hai là trong số các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo Nghị định 163/2013/NĐ-CP lại không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng quản lý thị trường như Nghị định 90/2009/NĐ-CP. Đây là một trong những bất cập lớn vì lực lượng quản lý thị trường ngoài chức năng kiểm tra, kiểm soát còn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lĩnh vực thương mại. Đây là lực lượng trực tiếp có thể tham gia xử phạt trong hoạt động hóa chất về kinh doanh, sản xuất, chống hành gian, hàng giả, hàng kém chất lượng của các sản phẩm là hóa chất. Theo thống kê, từ năm 2009 đến 2013, riêng lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt vi phạm trong hoạt động hóa chất là trên 750 vụ, tiêu hủy các sản phẩm hóa chất kém chất lượng, giả là 600 sản phẩm 26, đồng thời góp phần lớn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất.
26 Quản lý thị trường Đồng Nai “Báo cáo kết quả thi hành xử phạt vi phạm hành chính năm 2009-2013”, tr10.
Ba là Nghị định 163/2013/NĐ- CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất cho UBND cấp xã, tuy nhiên trong thực tế cơ quan này hầu như không xử phạt vụ nào. Theo thống kê từ năm 2009-2013, không có trường hợp nào UBND cấp xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.
1. 4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất 1.4.1. Thủ tục đơn giản
Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo quy định của các quy phạm thủ tục hành chính, nên thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là một loại thủ tục hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Đây là loại thủ tục hành chính quan trọng, đặc biệt, vì vậy quy định cụ thể và khoa học về thủ tục này có vai trò quan trọng bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước, trong việc bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thông thường, thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp cần phải xác minh thêm. Những trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt ngay, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý cũng được nhanh chóng khôi phục. Điều đó không chỉ tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước và người thi hành công vụ mà còn cho cá nhân, tổ chức vi phạm27.
Khi phát hiện vi phạm hành chính đang diễn ra trong hoạt động hóa chất thì người có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP phải ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm, sau đó căn cứ vào tính chất nội dung và mục đích của những hành vi vi phạm để quyết định xử phạt theo thủ tục xử phạt có lập biên bản hay thủ tục đơn giản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Thủ tục đơn giản: Theo Khoản 1, Điều 56, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử
27 Trương Khánh Hoàn (2011), “Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong dự án luật xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 20), tr. 32.
phạt vi phạm hành chính tại chỗ28. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản chỉ áp dụng đối với hình thức phạt chính là phạt cảnh cáo, phạt tiền mức tối thiểu là 250 ngàn đồng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, gây thiệt hại không lớn và thực hiện lần đầu.
Như vậy, trong hoạt động hóa chất, hành vi vi phạm hành chính bị phạt tiền mức thấp nhất là 300 ngàn đồng. Vì vậy trong hoạt động hóa chất không áp dụng thủ tục đơn giản để xử phạt hình thức phạt tiền. Khác với xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất chỉ áp dụng thủ tục xử phạt có lập biên bản.
1.4.2. Thủ tục lập biên bản và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
1) Lập biên bản vi phạm hành chính
Trong hoạt động hóa chất, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, việc phát hiện có thể qua đơn thư khiếu nại, tố cáo, nguồn tin báo hoặc cũng có thể trong quá trình kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, đột xuất thì người có thẩm quyền xử phạt theo luật định có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời quyết định cho tiến hành điều tra về vi phạm hành chính để xử phạt hoặc quyết định chuyển vụ vi phạm cho chủ thể có thẩm quyền khác để giải quyết.
Trường hợp có những vụ việc không lập biên bản vi phạm hành chính tại hiện trạng, mà chỉ lập biên bản kiểm tra vì phải tiến hành đo đạc, dùng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định hành vi vi phạm, cũng như thu thập xác minh các chứng cứ mới tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Ví dụ, hành vi xây dựng sai thiết kế kho chứa hóa chất nguy hiểm được phê duyệt, việc xử phạt hành vi trên phải tiến hành đo hồi âm, sau khi có kết quả đo mới xác định được có hay không hành vi vi phạm.
Trong hoạt động hóa chất, biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải lập theo mẫu trong danh mục các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật xử phạt vi phạm hành chính.
28 Khoàn 1, Điều 56, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.