Đánh giá chung về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tinh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa tại tỉnh Đồng Nai

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tinh Đồng Nai

Qua thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại tỉnh Đồng Nai, có thể rút ra một số nhận xét sau:

1) Mặt tích cực:

- Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hóa chất ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn, đã tạo hành lang pháp lý nhất định và cần thiết cho công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hóa chất nói chung và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng. Trên cơ sở Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 có nâng mức phạt tiền đối với các hành hành vi vi phạm hành chính liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung, lĩnh vực hóa chất nói riêng, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới, điều chỉnh và bổ sung những nội dung mới, tăng mức phạt tiền so với những nghị định ban hành trước đây, nhất là quy định rất rõ, rất cần thiết về mức phạt tiền tối đa "đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân" (khoản 2 Điều 24 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012) 57.

- Lĩnh vực hóa chất là một trong những lĩnh vực có đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành chức năng tăng cường quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất ở địa phương, chỉ đạo và triển khai xây dựng các Đề án, chương trình về phát triển, quản lý và ứng phó sự cố hóa chất. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Qua thời gian thực hiện, nhiều hành vi vi phạm hành chính của các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực này đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử phạt kịp thời như trên đã trình bày. Kết quả này góp phần thiết lập trật tự quản lý, đồng thời có tác dụng răn đe, giáo dục, xử phạt các đối tượng vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo sự công bằng cho các cơ sở kinh doanh khác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Đặc biệt, trong thời gian qua Thanh tra Sở Công Thương và lực lượng Chi cục Quản lý thị trường là các đơn vị nòng cốt đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt theo thẩm quyền các vi phạm

57 Khoản 2, Điều 24, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

hành chính trong lĩnh vực hóa chất, từng bước tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này theo đúng thẩm quyền, theo đúng các quy định pháp luật.

- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại Đồng Nai đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù hiện nay, số vụ xử phạt vi phạm hành chính có giảm đi so với thời kỳ trước khi Luật Hóa chất 2007 có hiệu lực, nhưng chất lượng xử phạt vi phạm lại tăng lên. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại Đồng Nai, cũng như vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc phòng và chống hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về an toàn hóa chất. Điều này được thể hiện:

Thứ nhất, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo rất cụ thể trong việc phòng và chống hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất, là nơi chỉ đạo trong công tác phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất để tránh tình trạng dẫm chân lên nhau khi mà các quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, thẩm quyền xử phạt vi phạm còn chồng chéo.

Thứ hai, Đồng Nai là đơn vị rất chú trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng và chống hành vi vi phạm đối với các hoạt động hóa chất. Mỗi năm, Sở Công Thương Đồng Nai tổ chức khoảng trên 6 lớp tập huấn về kỷ thuật an toàn hóa chất và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các bài viết, các phóng sự truyền hình về hóa chất.

Thứ ba, tỉnh đã tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ công chức thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất thông qua các lớp tập huấn dành riêng cho từng đơn vị, như: lớp dành cho cán bộ Hải quan về công tác xuất nhập khẩu hóa chất nguy hiểm, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; lớp tập huấn dành riêng cho lực lượng Công an về nghiệp vụ trong kiểm tra việc vận chuyển hóa chất nguy hiểm; lớp huấn luyện cho lực lượng Quản lý thị trường, lực lượng Thanh tra về các kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.

Thứ tư là để hạn chế tình trạng thanh tra, kiểm tra trùng lắp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm nhành chính trong hoạt động hóa chất, UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tất các các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất phải có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời thông tin về vi phạm của các tổ chức, cá nhân để có sự thống nhất trong thanh tra,

kiểm tra và xử phạt, tránh tình trạng chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp58. Việc phối hợp này không chỉ phát huy hết năng lực của từng cơ quan mà nó còn tạo được sức mạnh tổng hợp của toàn lực lượng. Vì thế hiệu quả xử phạt vi phạm bằng biện pháp hành chính tại Đồng Nai thời điểm này có những bước tiến triển rõ rệt.

Nhiều vụ vi phạm hết sức phức tạp, tinh vi và hoạt động trên diện rộng đã được các đơn vị phối hợp xử phạt và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy mà vai trò của các cơ quan thực thi từ đó được nâng lên và được khẳng định vị trí trong xã hội.

Tuy nhiên, những kết quả mà Đồng Nai đạt được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi, vì vậy cần phải có sự thay đổi trong công tác quản lý, trong công tác tuyên truyền pháp luật và phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động xử phạt vi phạm ngày một hiệu quả hơn. Đồng thời phải nâng cao năng lực của đội ngũ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để họ có thể hoàn thành trách nhiệm được phân công.

2) Những hạn chế, vướng mắc:

Xuất phát từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất từ khi Nghị định 163/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì hành theo tôi có một số hạn chế, vướng mắc sau:

Thứ nhất Nghị định 163/2013/NĐ-CP không phân thẩm quyền xử phạt cho lực lượng Quản lý thị trường, đây là một thiếu sót rất cơ bản, vì lực lượng Quản lý thị trường ngoài chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường còn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lĩnh vực thương mại. Đây là lực lượng trực tiếp có thể tham gia xử phạt trong hoạt động hóa chất về kinh doanh, sản xuất, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng của các sản phẩm là hóa chất. Theo thống kê, từ năm 2009-2013 riêng lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt vi phạm trong hoạt động hóa chất là trên 750 vụ59, tiêu hủy các sản phẩm hóa chất kém chất lượng, giả là 600 sản phẩm, đồng thời góp phần lớn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất.

Thứ hai là Nghị định 163/2013/NĐ-CP không trao thẩm quyền cho các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất hình thức phạt bổ sung tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính. Không quy định xử phạt về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm,

58Quyết định số 3506/QD-UBND ngày 30/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai “về việc ban hành quy chế phối hợp xử phạt chồng chéo trong hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.”

59 Sở Công Thương, “ Báo cáo tổng kết thi hành xử phạt vi phạm hành chính 2009-2013”, tr 10.

đây là một trong những thiếu sót cơ bản, bởi vì các hóa chất độc hại, nguy hiểm khi thoát ra trong không khí sẽ gây nguy hiểm đối với tính mạng con người và môi trường sống xung quanh, đồng thời đối với hóa chất dể gây cháy, nổ nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Không quy định các hành vi vi phạm đối với các hợp chất có chứa các thành phần nguy hiểm cũng như công tác bảo vệ, ghi chép sổ sách các hóa chất nguy hiểm có thể sử dụng trong mục đích khủng bố, phá hoại cũng như phục vụ cho việc sản xuất ma túy (tiền chất ma túy) vì vậy sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý hóa chất, đây là những vấn đề có liên quan đến quản lý hóa chất hóa chất, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và cũng là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng Nghị định cũng không quy định xử phạt đối với các hành vi này.

Bên cạnh đó mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động hóa chất theo Nghị định 163/2013/NĐ-CP tuy đã được tăng lên nhưng vẫn còn khá thấp so với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành khác, không đủ sức ren đe các chủ thể vi phạm, thẩm quyền xử phạt của cơ quan được giao cũng còn thấp (mức phạt tiền tối đa 25.000.000 đồng đối với Chánh thanh tra Sở Công Thương, Chủ tịch UBND cấp huyện) điều này hạn chế việc linh động giải quyết xử phạt vi phạm của các cơ quan thẩm quyền, đồng thời dồn các vụ việc lên UBND cấp tỉnh không đảm bảo phương châm “nhanh, chính xác, đúng pháp luật”.

Việc quy định xử phạt đối với các hóa chất không nằm trong danh mục hóa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cũng chưa rõ ràng cụ thể khi chưa có Quy chuẩn quốc gia đối với các hỗn hợp chất, cụ thể như ngành nghề sản xuất, kinh doanh sơn, sơn là một loại hợp chất được cấu tạo chủ yếu từ dung môi, phụ gia, chất màu & bột, chất tạo màng. Tuy nhiên, sơn không được quy định cụ thể trong bất cứ loại văn bản nào do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Việc xử phạt về khoảng cách an toàn đối với hành vi cất giữ, bảo quản hóa chất trong sản xuất kinh doanh cũng chưa hợp lý khi Bộ Công Thương chưa hướng dẫn cụ thể về khoảng cách an toàn, không quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nên việc áp dụng xử phạt vi phạm với hành vi này là rất khó.

Các hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm chưa có hình thức phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thời hạn hoặc vô thời hạn nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thứ ba là việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan (04 cơ quan) là quá rộng nên dẫn đến việc quá trình thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính dễ trùng lắp, dẫm chân nhau.

Thứ tư là có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, chưa có cơ quan điều phối và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này, vì thế hiệu quả xử phạt chưa cao.

- Thứ năm là Nghị định 163/2013/NĐ-CP trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất cho chủ tịch UBND cấp xã, tuy nhiên trên thực tế cơ quan này hầu như không tiến hành xử phạt bất cứ vụ việc nào.

- Thứ sáu là năng lực của đội ngũ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất còn hạn chế. Hầu hết, các cán bộ xử phạt vi phạm không được đào tạo chuyên sâu về hoạt động hóa chất, vì thế việc xử phạt vi phạm phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan chuyên môn. Theo báo cáo của Phòng Kỷ thuật an toàn và Môi trường Sở Công Thương Đồng Nai, năm 2009 Phòng đã góp ý kiến chuyên môn cho các lực lượng thực thi là: 67 hồ sơ; năm 2010: là 56 hồ sơ 60.

- Thứ bảy là phương tiện làm việc của các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính còn lạc hậu. Các cơ quan này đều được trang bị các phương tiện làm việc đầy đủ nhưng không đồng bộ và hiện đại do đó không đủ điều kiện để phát hiện hành vi vi phạm tong hoạt động hóa chất khi các yếu tố vi phạm được thực hiện bằng những phương tiện kỹ thuật cao hơn. 3) Nguyên nhân hạn chế, vướng mắc:

Một là, trong thời gian qua mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý hoạt động hóa chất, tuy nhiên các văn bản này vẫn chưa đồng bộ, thống nhất và còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.

Hai là, pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm trao đổi thông tin, nghiệp vụ giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, nên việc phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong những hạn chế trong công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Ba là, việc xử phạt vi phạm hành chính hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào xử phạt kinh doanh, tồn trữ, sử dụng, bảo quản, còn hành vi xuất nhập khẩu và vận chuyển hóa chất thì xử phạt rất ít.

60 Báo cáo tổng kết của Phòng Kỹ thuật- An toàn và Môi trường Sở Công Thương Đồng Nai về quản lý kỹ thuật an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh từ năm 2009-2013, tr 12.

Bốn là, một số cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất chưa chủ động kiểm tra, giám sát hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.

Năm là, sự phối hợp trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại Đồng Nai đã có nhưng chưa thật sự hiệu quả, có một số cơ quan có thẩm quyền chưa chủ động trong việc phối hợp với cơ quan khác mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu.

Sáu là, việc trao đổi thông tin, nghiệp vụ giữa các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính còn hạn chế nên việc phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất tại tỉnh Đồng Nai chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)