Khái quát hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất (Trang 40 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

2.1. Khái quát hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Khái quát hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tính đến năm 2013, Đồng Nai đã có 37 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt và 40 cụm công nghiệp đã được tỉnh quy hoạch thu hút rất nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước với đa dạng ngành nghề hoạt động. Hàng năm ngành công nghiệp tỉnh nhà đã duy trì và thu hút hàng ngàn công nhân mới làm việc trong các nhà máy đồng thời đóng góp hàng ngàn tỉ đồng về giá trị sản xuất công nghiệp31.

Hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung luôn gắn liền với việc sử dụng, tồn trữ, sản xuất và kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoá chất được sản xuất và sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của sản phẩm khác, mang lại nhiều ứng dụng và lợi ích cao cho nền kinh tế, hóa chất là ngành kinh tế không thể thiếu đối với một nền công nghiệp phát triển, Hoá chất được sử dụng hầu như tất cả các ngành kinh tế: năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ khác. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp như điện tử, cơ khí, giày da, giấy, bột giấy, in ấn, mạ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm, thủy sản…thì hoá chất được sử dụng với số lượng lớn cả về số lượng và chủng loại hoá chất. Sản phẩm hoá chất cơ bản phần nào tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng trong mọi lĩnh vực từ các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực, đến các ngành công nghệ cao; có mặt trong hầu hết các sản phẩm, hàng hoá mà chúng ta đang sử dụng, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.

Tuy nhiên, hoạt động hoá chất cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến an ninh xã hội và môi trường trong suốt vòng đời tồn tại của nó. Các tổ chức thế giới đã có nhiều khuyến cáo đối với các quốc gia trong việc sử dụng hoá chất hợp lý và hiệu quả, nhằm giảm thiểu các nguy cơ rủi ro cho con người và môi trường từ các hoạt động hoá chất. Các tai nạn cháy nổ, chết

31 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr1.

người, bệnh nghề nghiệp, phá hủy môi trường và hàng loạt các vấn đề khác…cũng phát sinh từ vấn đề sử dụng hoá chất.

Trong quá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh hóa chất đã có nhiều sự cố xảy ra đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc sử dụng hoá chất không hợp lý, không đúng quy trình và thiếu các thiết bị bảo vệ thích hợp, từ đó gây ảnh hưởng đến tính mạng con người, tài sản của doanh nghiệp và môi trường cộng đồng.

Hiện trạng hoạt động hóa chất (gồm sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ…) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thể hiện như sau:

1) Ngành sản xuất hoá chất cơ bản

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 11 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hoá chất cơ bản, trong đó có 4 doanh nghiệp có vốn nhà nước, 1 doanh nghiệp TNHH, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tiêu biểu là Nhà máy Hoá chất Biên Hoà, Nhà máy hoá chất Đồng Nai, Công ty CPHH Vedan Việt Nam, Nhà máy super phosphat Long Thành

…sản xuất các sản phẩm chủ yếu như các acid, hydroxide, các loại muối vô cơ cơ bản và các cơ sở sản xuất các loại khí kỹ nghệ công nghiệp32.

2) Ngành sản xuất hóa chất tổng hợp

Trong nhóm ngành này trên địa bàn có khoảng 22 doanh nghiệp với quy mô lớn, vừa và nhỏ, sử dụng hoá chất với khối lượng lớn tập trung chủ yếu trong 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu như Công ty TNHH Ilsam, Công ty TNHH Nicca, Công ty TNHH Auromex Việt Nam, Công ty TNHH C.T Polymer, Công ty TNHH AK Vina, Công ty TNHH CN Rock Team (VN), Công ty TNHH Shinhan Vina... với các sản phẩm hoá chất tổng hợp các loại, cung cấp trên thị trường các sản phẩm hoá chất phục vụ tiêu dùng đồng thời cũng là nhóm ngành sử dụng đa dạng các loại nguyên liệu hoá chất nguy hiểm với khối lượng khá lớn.

3) Ngành sản xuất phân bón.

Sản phẩm phân bón được sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp Trung ương, địa phương, DNTN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát trên địa bàn có khoảng 12 doanh nghiệp sản xuất phân bón các loại, trong đó có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân bón hữu cơ vi sinh học các loại (chiếm 75%). Còn 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón

32 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr3.

hoá học vô cơ như Nhà máy Superphosphat Long Thành, Công ty liên doanh Phân bón Việt Nhật, Nhà máy Phân bón Đồng Nai, Nhà máy hóa chất Đồng Nai33.

4) Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh được sản xuất chủ yếu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô lớn, từ một số các tập đoàn lớn về nông dược như Bayer, Syngenta, Map pacific…đến từ các quốc gia Pháp, Đức, Singapore, Malaysia chuyên sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vật các loại. Hiện có 7 cơ sở đóng gói thuốc bảo vệ thực vật trong tổng số doanh nghiệp điều tra trên địa bàn, bên cạnh đó còn một số các cơ sở quy mô nhỏ cũng thực hiện quy trình pha chế, đóng gói các loại sản phẩm này.

5) Ngành sản xuất sơn, verni, mực in

Với trên 25 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn chuyên sản xuất các sản phẩm sơn, verni, mực in các loại. Trong đó có 20 doanh nghiệp chuyên sản xuất sơn các loại (13 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong khu công nghiệp, chiếm khoảng 57,7% và 7 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nằm trong và ngoài khu công nghiệp), 2 doanh nghiệp sản xuất dầu bóng (verni) và 02 doanh nghiệp sản xuất mực in. Sản lượng chiếm tỷ trọng lớn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điển hình như Công ty TNHH KCC, Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam, Công ty Urai Phanich (VietNam) TNHH, Công ty TNHH Hoá chất Dy Vina, Công ty LD Tong Jou Việt Nam, Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai, Công ty TNHH AK Vina..

6) Ngành sản xuất chất tẩy rửa, mỹ phẩm

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 7 công ty có vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa, mỹ phẩm các loại, tiêu biểu cho sản phẩm mỹ phẩm là công ty Mỹ phẩm LG Vina được liên doanh giữa Việt Nam với Hàn Quốc và công ty Kao Việt Nam là công ty 100% vốn của Nhật Bản, công ty TNHH – Intertrade (Việt Nam). Đối với sản phẩm chất giặt rửa các loại, nước rửa chén chủ yếu gia công cho các hãng sản phẩm lớn như Unilever, P&G, Công ty TNHH Seshido…Tuy nhiên, Công ty CP Bột giặt NET là một doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn thực hiện nâng cao sản phẩm mặt hàng chất giặt rửa này34.

33 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr4.

34 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr5.

7) Ngành sản xuất pin và ắc quy

Đối với nhóm ngành này theo kết quả điều tra từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ắc quy lớn, trong đó một công ty trong nước - Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai và một doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư - Chi nhánh Công ty HHCN Ắc quy GS Việt Nam.

8) Ngành sản xuất cao su và sản phẩm từ cao su

Số lượng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su là 20 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong ngành này có tới 80% là các nhà đầu tư đến từ các nước như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Đài Loan, Malaysia..., các công ty trong nước chỉ chiếm 20%. Các nhà sản xuất trong tỉnh chỉ chế biến các sản phẩm cao su thô, các sản phẩm đơn giản và một số sản phẩm tiêu dùng như vỏ xe đạp, honda và xe ô tô. Các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ tiên tiến đã sản xuất các sản phẩm cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

9) Ngành sản phẩm chất dẻo

Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa, chất dẻo và các sản phẩm từ chất dẻo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 82 doanh nghiệp. Trong đó số doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên liệu chất dẻo là 6 doanh nghiệp và số các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo là 76 doanh nghiệp. Về thành phần thì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 22% trong tổng số các doanh nghiệp trong ngành nhựa, chất dẻo; số còn lại là của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Đồng Nai chủ yếu đến từ các nước như Mỹ, Úc, Nhật bản, Hàn quốc, Malaixia, Đài Loan, Pháp35 …

10) Ngành sản xuất dược phẩm

Trên địa bàn Đồng Nai có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoá dược. Trong đó có 2 công ty cổ phần đó là công ty Cổ phần dược Đồng Nai và Công ty cổ phần Ampharco, số còn lại là các công ty 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp như KCN Biên Hoà II, KCN Amata.

11) Ngành sử dụng hóa chất 1/ Ngành dệt nhuộm, may mặc

Theo khảo sát điều tra các doanh nghiệp ngành dệt nhuộm trên địa bàn có khoảng 67 doanh nghiệp lớn. Trong đó có 50 doanh nghiệp may mặc (10 doanh

35 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr6.

nghiệp trong nước, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) và 17 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngành dệt - nhuộm đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc36. Cụ thể:

Ngành dệt nhuộm, may mặc là ngành đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, mền mùng, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại...

Số lượng cơ sở sản xuất nhóm ngành này trên địa bàn rất lớn tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sản xuất ở dạng cơ sở gia đình. Tuy nhiên chỉ có các doanh nghiệp dệt nhuộm mới sử dụng các loại hoá chất nguy hiểm, trong số 17 cơ sở sản xuất dệt nhuộm, thì có khoảng 10 doanh nghiệp sử dụng hoá chất nguy hiểm với số lượng lớn37.

2/ Ngành sản xuất giày và sản phẩm có liên quan

Với tổng số 48 doanh nghiệp ngành sản xuất Da – giày được điều tra, khảo sát, trong đó có 24 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 24 doanh nghiệp ĐTNN (đầu tư nước ngoài) từ một số các doanh nghiệp gia công cho thuộc tập Nike của Mỹ như Cty TNHH Tae Kwang Vina Industrial, Công ty Giày Việt Vinh, Công ty TNHH Chang shin Việt Nam....đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc...

3/ Ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

Trong tổng số 35 doanh nghiệp sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy điều tra trên địa bàn tỉnh, trong đó có 1 doanh nghiệp có vốn nhà nước, 13 doanh nghiệp ĐTNN (Hàn quốc, Đài Loan, Malaysia), 21 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ cao. Nhưng nhìn chung, hoá chất chỉ sử dụng đối với nhóm sản phẩm giấy có sản xuất bột giấy.

Chế biến gỗ và sản xuất hàng mộc là một trong những ngành nghề truyền thống của tỉnh Đồng Nai và là một trong những ngành tăng nhanh trong thời gian qua. Tính đến nay đã có hơn 1630 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này, trong đó chủ yếu các cơ sở nhỏ sản xuất mang tính truyền thống. Sản phẩm chế biến gỗ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định, năng lực cạnh tranh vượt xa các đối thủ trong nước về: Qui mô doanh nghiệp; khả năng phát triển của doanh nghiệp; khả năng cạnh tranh của sản phẩm;

36 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr7.

37 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr6.

năng lực quản lý doanh nghiệp; năng suất lao động; trình độ công nghệ và trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp38.

Theo số liệu điều tra thì hiện nay ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc sử dụng khoảng 15.500 tấn hóa chất các loại chủ yếu là các keo ghép, keo sữa, các sơn bóng, sơn lót và một số các dung môi hữu cơ để pha sơn cho gỗ. Trong đó lượng hóa chất nguy hiểm chiếm khoảng 163% (13.950 tấn/năm).

Những sản phẩm hoá chất như keo dán, dung môi, sơn lót, sơn phủ được mua từ các đại lý, cửa hàng bán lẻ do sử dụng với khối lượng không nhiều, tuy nhiên với số lượng nguyên liệu hoá chất lớn như formaline dùng để nấu keo, doanh nghiệp phải nhập từ nước ngoài.

4/ Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá

Ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng, có tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Số lượng khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với khoảng 56 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nước giải khát. Trong đó có 32 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 57%), 4 doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương, còn lại là các doanh nghiệp trong nước.

5/ Ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử

Trong tổng số 33 doanh nghiệp ngành sản xuất Điện-điện tử, trong đó có 8 doanh nghiệp trong nước (3 doanh nghiệp quốc doanh), 25 doanh nghiệp ĐTNN (chiếm 76%). Đây là một ngành mang tính công nghệ cao, gắn liền với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, sản phẩm của ngành bao gồm các sản phẩm kỹ thuật điện, thiết bị điện, điện tử, vật liệu điện, thiết bị truyền thông....ngành này có tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ trọng công nghiệp thấp, chiếm 10,8% giá trị công nghiệp toàn ngành năm 2006, tuy chỉ mới dừng lại ở mức gia công lắp ráp sản phẩm, nhưng đây là một ngành có thế mạnh về xuất khẩu của tỉnh39.

6/ Ngành sản xuất sản phẩm cơ khí, luyện kim

Trong tổng số 157 doanh nghiệp ngành cơ khí-luyện kim, trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn nhà nước, 144 doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Còn lại là các doanh nghiệp dân doanh.

38 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr8.

39 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr8.

Bảng 1. Một số nguyên liệu hoá chất nguy hiểm được sử dụng Tên hoá chất Thành phần hoá học

chính/ CTHH Công dụng

Hỗn hợp Sulfuric acid và

Flohydric acid (AC) H2SO4 + HF Chất tẩy dầu cho nhôm và tạo màng oxi hoá

Copper (II) sulfate CuSO4 Chất sáp bảo vệ bề mặt dây đồng Dung dịch trợ dung ZAC

(zinc ammonium chloride) ZnCl2.2NH4Cl Chất sáp bảo vệ bề mặt dây đồng

Hỗn hợp Ferrous (III)

sulfat, Nitric acid (40N) Fe2(SO4)3+HNO3

Trung hoà chất NaOH còn lại trên bề mặt nhôm, tẩy sạch tạp chất và làm tăng cường độ bóng trước khi oxi hoá

Hỗn hợp Nickel Fluoride, Cobalt Sulfate,

Ammonium Fluoride (SE)

NiF2+CoSO4+NH4F Tạo mặt bằng và làm tăng độ bóng cho SP

Sodium cyanide NaCN Chất bảo vệ bề mặt dây đồng sau khi kéo ủ

Sodium nitrite NaNO2 Bột chống sét rỉ

Zinc Cyanide ZnCN Dùng chống oxi hoá Fe

Zinc chloride ZnCl2 Dùng chống oxi hoá Fe

Zincrom 3391 V

Nitric acid (1-50%) Phosphoric acid (1-5) Nickel nitrate (5-10) CrO3 (15-20) Cr2O3 (1-5) Fluorozirconic (1-5) Nước (còn lại)

Như trên

Tin (II) sulfate SnSO4 Chất phụ gia bóng sáng sử dụng mạ kiềm

Theo kết quả khảo sát và tính toán số liệu, ước tính khối lượng sử dụng trong nhóm ngành này khoảng 10.000 tấn/năm nguyên liệu hoá chất nguy hiểm các loại40.

40 Báo cáo số liệu từ điều tra, khảo sát của Phòng Kỷ thuật- An toàn- Môi trường Sở Công thương Đồng Nai từ năm 2009-2013, tr9.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)