CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa tại tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất của Chủ tịch
1) Thẩm quyền xử phạt của UBND cấp tỉnh:
Điều 38, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp như sau:
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực; có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (không giới hạn giá trị), tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật lý vi phạm hành chính năm 2012.
46 Sở Công Thương “Báo cáo tổng kết thi hành xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2009-2013”, tr 8.
Theo đó, Nghị định 163/2013/NĐ-CP phân thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh như sau: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng47. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, từ năm 2009 đến 2013 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 10 quyết định xử phạt trong hoạt động hóa chất do Thanh tranh Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai, Hải quan, Công an tỉnh chuyển hồ sơ vi phạm để xử phạt theo thẩm quyền với tổng số tiền phạt là 342.000.000 đồng. Trong những vụ xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, có những vụ rất phức tạp, khó thực hiện thi hành, chẳng hạn như:
Ví dụ: Vụ Công ty CP dầu khí Thái Bình Dương tại địa chỉ Cảng Gò Dầu A, xã Phước Thái, huyện Long Thành vi phạm về xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nguy hiểm và thực hiện việc khai báo hóa chất theo quy định tại Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ. Theo Nghị định số 90/2009/NĐ-CP hành vi không xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất vi phạm tại khoản 4, Điều 16 và bị phạt tiền với mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc UBND tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên phía doanh nghiệp có quan điểm và văn bản giải trình là hiện nay chưa có cơ quan nào thẩm định biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cũng như chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nên theo quan điểm Công ty không có vi phạm. Vụ việc này phía Thanh tra Sở Công Thương Đồng Nai đã có ý kiến đề nghị Phòng chuyên môn rà soát lại các quy định của pháp luật về xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt. Và kết quả mặc dù Công ty vi phạm các quy định trong Nghị định số 90/2009/NĐ-CP nhưng cơ quan có thẩm quyền không vận dụng để xử phạt được vì Bộ chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về quy định cũng như nội dung của Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
Như vậy, Nghị định 163/2013/NĐ-CP không phân thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh áp dụng hình thức phạt bổ sung (sử dụng biện pháp ngăn chặn) là tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm trong hoạt động hóa chất, đây là một trong những hạn chế trong việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, tại Điểm c, khoản 3, Điều 18, Nghị định 163/2013/NĐ-
47 Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
CP quy định tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí hóa học và hóa chất Bảng 1. Do đó, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm hoạt động hóa chất tại Điều 18, Nghị định 163/2013/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh cũng khó để áp dụng hình thức phạt bổ sung, đây là một bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.
Từ vụ việc trên chúng ta có thể thấy xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất cũng rất phức tạp, các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất nên quá trình xử phạt vi phạm cũng gặp nhiều vướng mắc và khó thực thi.
2) Thẩm quyền xử phạt của UBND cấp huyện và UBND cấp xã:
Mặc dù Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định khá cụ thể về thẩm quyền đối với hai chức danh này tuy nhiên trong thực tế thì hầu như UBND cấp huyện và cấp xã không xử phạt vụ việc nào.
3) Về thủ tục xử phạt
Trong hoạt động hóa chất thời gian ra quyết định trong vòng 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc đơn giản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tuy nhiên như trên đã trình bày trong Nghị định số 163/2013/NĐ-CP không phân thẩm quyền hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính cho Chủ tịch UBND các cấp nên đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất thì thời gian ra quyết định xử phạt chỉ có 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày48. Nếu quá thời hạn này thì không được ra quyết định xử phạt, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Liên quan đến vấn đề gia hạn thời gian ra quyết định khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần gia hạn để thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, trong thực tiễn xử phạt có những mâu thuẫn như sau:
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND các cấp khi để quá hạn 7 ngày thì phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia
48 Điều 66, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
hạn, nhưng pháp luật không quy định những chủ thể nói trên phải báo cáo với ai, nhất là Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì báo cáo Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Công Thương? Do đó rất nhiều trường hợp những chủ thể nói trên để quá thời hạn ra quyết định, nên không ban hành được quyết định xử phạt, chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Đối với UBND tỉnh: không có lực lượng cán bộ thực thi trong hoạt động hóa chất nên khi Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt, hầu hết đều dựa vào ý kiến tham mưu của các cơ quan trực thuộc nên kết quả xử phạt phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan này. Riêng UBND cấp huyện và cấp xã, thẩm quyền được giao (theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành hóa chất) nhưng trên thực tế ít khi hoặc không thực thi được quyền này.