CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance
Nếu như ban đầu, khi xuất hiện ở Pháp và Tây Ban Nha, Bancassurance chỉ là một phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm tương tự những phương thức truyền thống đã xuất hiện lúc bấy giờ thì cho đến hiện tại, với những thành công và ưu việt đem lại cho lĩnh vực tài chính dịch vụ, cái tên Bancassurance đã không còn trở nên xa lạ trên thế giới. Trong bối cảnh của sự phát triển ấy, Bancassurance kéo theo nhiều vấn đề xung quanh các mối quan hệ giữa DNBH, TCTD và khách hàng.
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên, pháp luật phải đưa ra các quy định điều chỉnh những mối quan hệ này. Sự ra đời của một hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh, đưa những quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật, đưa hoạt động của các chủ thể vào khuôn khổ, nằm dưới sự kiểm soát và quản lý của cơ quan nhà nước là hoàn toàn cần thiết.
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance tạo cơ sở pháp lý cho DNBH mở rộng phương thức cung ứng sản phẩm bảo hiểm. Đồng thời, đây là hành lang pháp lý vững chắc để một hoạt động phức tạp như Bancassurance trở nên hiệu quả.
Để hiện thực hóa bất kì phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm nào đều cần đến hành lang pháp lý cho phép DNBH dựa vào để xây dựng nên. Pháp luật về Bancassurance ra đời là cơ sở vững chắc để DNBH thiết lập kênh phân phối bảo hiểm qua TCTD.
Bancassurance giúp DNBH tiết kiệm chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận, thâm nhập vào những thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác được thông qua TCTD. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, “khẩu vị” của các khách hàng trong lĩnh vực tài chính có nhu cầu đầu tư đang chuyển từ sản phẩm tiết kiệm đơn giản sang các sản phẩm bảo hiểm và các sản phẩm phức tạp, do vậy TCTD cần phải cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Bancassurance là cách thức
có thể đáp ứng được sự thay đổi “khẩu vị” này. Ngoài ra, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm tại TCTD để bảo đảm khả năng trả nợ cho TCTD trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với tài sản hoặc thậm chí là sinh mạng, sức khoẻ của mình. Tóm lại, với Bancassurance, khách hàng có thể đồng thời sử dụng các sản phẩm TCTD và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả. Thông qua Bancassurance, uy tín, thương hiệu và nguồn lực của cả TCTD và DNBH được vận dụng kết hợp vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng như tăng cường các dịch vụ NH. Ngoài ra, Bancassurance đang trở thành một trào lưu và xu hướng tất yếu để các TCTD trong nước tìm tới một nguồn thu bổ sung bền vững và an toàn, thay vì dựa vào hoạt động tín dụng nhiều vốn, rủi ro cao22. Có thể thấy, sự hiệu quả mà Bancassurance đem lại là hiện hữu với nền kinh tế, để đạt được hiệu quả như vậy không thể không đề cập đến vai trò của pháp luật điều chỉnh Bancassurance. Đây là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội để các chủ thể có cơ hội xây dựng và tiến hành một phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm mới đầy tiềm năng.
Ngoài ra, về cơ bản, bản thân hoạt động của TCTD hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm đều là những hoạt động kinh doanh tài chính nhạy cảm, hàm chứa nhiều rủi ro và trực tiếp chịu sự tác động của thị trường kinh tế. “Xét về mặt ràng buộc, một mô hình Bancassurance được hình thành bởi nhiều bên như NH, DNBH, khách hàng và chịu tác động bởi các bên liên quan như cơ quan quản lý, giám sát các hiệp hội nghề nghiệp”23. Trong đó, mối quan hệ giữa DNBH và TCTD đóng vai trò là chủ đạo, hình thành và chi phối đến các mối quan hệ khác. Tính riêng mô hình Bancassurance, mỗi mô hình đều mang những đặc điểm riêng, mô hình càng có sự hợp nhất cao thì càng tạo điều kiện để hợp lý hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động, tuy nhiên sự phức tạp về tổ chức và mức độ phức tạp cũng tăng lên. Từ đó có thể thấy, mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau của tất cả các chủ thể trong hoạt động Bancassurance khá phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro. Vì là một hoạt động hiệu quả và rủi ro như vậy, mỗi chủ thể, mỗi sự tương tác trong Bancassurance đều phải có một hành lang pháp lý cụ thể, chặt chẽ, mang Bancassurance vào khuôn khổ pháp luật, đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước.
Thứ hai, sự ra đời của pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance là kết quả tất yếu của một nền tài chính dịch vụ linh hoạt và hiện đại.
22 Nguyễn Thanh Hoa (2014), “Bancassurance – 10 yếu tố quyết định thành công”, http://tapchitaichinh.vn/
tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/bancassurance-10-yeu-to-quyet-dinh-thanh-cong-39836.html, truy cập ngày 28/12/2020
23 Đoàn thị Thanh Tâm (2014), tlđd (5), tr17
Thế giới đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của nền tài chính dịch vụ với những cơn khủng hoảng tài chính và những sự phát triển vượt bậc. Mỗi giai đoạn đi qua, nền tài chính dịch vụ lại có những sự chuyển biến tích cực hơn. Đến nay, nhìn chung thế giới đã bước vào kỷ nguyên công nghệ, với sự phát triển mọi lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là sự hình thành một nền tài chính dịch vụ linh hoạt, hiện đại. Bancassurance đã ra đời trong bối cảnh ấy.
Để đáp ứng sự thay đổi hiện đại của nền kinh tế, các chủ thể kinh doanh cũng phải đẩy mạnh sự thay đổi trong văn hóa kinh doanh, định hướng phát triển. Trong đó, hoạt động NH và bảo hiểm đã xuất hiện xu hướng phi trung gian hóa. Đồng thời,
“tác động của cạnh tranh làm giảm biên lợi tức (interest margin) của NH cũng như của DNBH, đòi hỏi NH và DNBH phải đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm tạo thêm lợi nhuận, năng suất, tạo ưu thế cạnh tranh”24. Đối với sự thay đổi trong ngành bảo hiểm, Bancassurance giúp giảm sự phụ thuộc của DNBH đối với lực lượng đại lý, môi giới, tạo ra đối trọng cần thiết cho sự phát triển bền vững. Nhấn mạnh về vai trò của Bancassurance trong nền tài chính dịch vụ hiện nay, theo ghi nhận tại Hội nghị Châu Á lần thứ 14 về “Bancassurance và kênh phân phối tiềm năng” vừa được tổ chức tại Indonesia, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, Bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết các thị trường tại Châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu trong nhiều thị trường tại khu vực này. “Tính đến nay, tỷ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance của các DNBH nhân thọ tại Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông đã tăng lên hơn 50% so với mức 10% so với năm 2000. Đặc biệt, với thị trường có xuất phát điểm là 0% vào năm 2000 như Thái Lan, thì đến năm 2012, tỉ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance cho các DNBH nhân thọ tại đây cũng đã lên đến hơn 43%”25. “Thế giới đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp 4.0, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo”26. Bancassurance là một trong những kết quả của sự phát triển nền kinh tế nói chung và nền tài chính dịch
24 Lương Xuân Trường, “Bancassurance – Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu quả?”, https://webbaohiem.net/bancassurance-cach-thuc-ket-hop-cac-dich-vu-tai-chinh-mot-cua-hieu-qua.html , truy cập ngày 28/12/2019
25 Nguyễn Thanh Hoa (2014), “Bancassurance – 10 yếu tố quyết định thành công”, http://tapchitaichinh.vn/
tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/bancassurance-10-yeu-to-quyet-dinh-thanh-cong-39836.html, truy cập ngày 28/12/2019
26 Quốc Huy, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội”, https://
bnews.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-tac-dong-den-moi-linh-vuc-kinh-te-xa-hoi/53124.html, truy cập ngày 28/12/2019
vụ nói riêng. Cũng như bất kỳ hiện tượng kinh tế nào khác, Bancassurance cần sự điều chỉnh của pháp luật. Để kịp thời điều chỉnh và quản lý những rủi ro đối với các hoạt động kinh tế, các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp, đòi hỏi một hệ thống pháp luật chặt chẽ phải xuất hiện.
Thứ ba, sự hình thành và hoàn thiện của hệ thống pháp luật điều chỉnh Bancassurance là một trong những phương thức góp phần đưa Việt Nam hội nhập với thế giới và hướng đến việc đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết/gia nhập.
Như đã đề cập ở trên, tiềm năng phát triển Bancassurance trên thế giới là vấn đề được nhiều quốc gia triển khai và thừa nhận. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong hoạt động Bancassurance với sự ra đời của nhiều liên kết NH - bảo hiểm trong những năm qua, trong đó có sự góp mặt không ít những “ông lớn”
đóng góp cho doanh thu ở mảng Bancassurance. Lấy ví dụ, riêng ở mảng bảo hiểm nhân thọ, hiện có khoảng 13 doanh nghiệp nước ngoài đang tham gia trên thị trường Việt Nam (như Prudential, Daichi, Generali…) chiếm tới 71,8% thị phần27. Mặc dù sự phát triển của Bancassurance ở Việt Nam tương đối muộn so với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên việc tham gia của nhiều TCTD và DNBH quốc tế (trong đó có những Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới) ở thị trường Bancassurance Việt Nam dường như đã cho thấy sự màu mỡ của “mảnh đất” này. “Sự có mặt của những nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam không chỉ giúp phát triển mảng kinh doanh bảo hiểm nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng góp ý kiến xây dựng khung pháp lý và kỷ luật thị trường (market discipline) đặc biệt đối với việc vận hành sản phẩm mới và kênh phân phối hiện đại”28.
Trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, những biến động trong tình hình kinh tế và chính trị thế giới có tác động rất lớn đến nước ta, trong đó, việc phát triển của Bancassurance kéo theo những sự xuất hiện và thay đổi các quan hệ xã hội là thách thức đòi hỏi Việt Nam phải tích cực thay đổi cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng cho phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập. Trong đó, pháp luật điều chỉnh Bancassurance như một chế định không thể thiếu. Theo nhận định, “Việt Nam đang ngày càng gắn kết sâu rộng hơn với thế giới, là nền kinh tế có độ mở cao trong khu vực Đông Nam Á, là một mắt xích trong các liên kết kinh
27 HSC, “Bancassurance và cơ hội cho các NH biết tận dụng”, http://chungkhoan123.vn/bancassurance-va- co-hoi-cho-cac-ngan-hang-biet-tan-dung/, truy cập ngày 18/12/2019
28 Châu Huệ (2017), “Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam: Cuộc chiến thị phần”, https://
enternews.vn/dn-bao-hiem-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-cuoc-chien-thi-phan-112958.html, truy cập ngày 18/12/2019
tế khu vực và liên khu vực quan trọng, đồng thời là thành viên của nhiều diễn đàn khu vực và toàn cầu lớn”29. Để đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập nền kinh tế nói riêng, Việt Nam đã và đang tích cực thiết lập các hợp tác song phương, đa phương và khu vực. “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương”30. Đặc biệt, việc tham gia vào AEC (ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN)31 và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)32, Hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)33 liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi Việt Nam phải tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh thị trường Việt Nam có quy mô và trình độ phát triển tương đối “khiêm tốn”. Các lĩnh vực cam kết hội nhập kể trên đòi hỏi Việt Nam cần có “khung pháp lý với đầy đủ những quy định chặt chẽ tạo ra một môi trường thống nhất v a đảm bảo thực hiện cam kết v a giữ quyền tự chủ của chính phủ, duy tr các biện pháp thận trọng nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm, bảo đảm an toàn và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng”34.