Chi hoa hồng và hỗ trợ đại lý bảo hiểm cho TCTD

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Bancassurance tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện

2.1.3. Chi hoa hồng và hỗ trợ đại lý bảo hiểm cho TCTD

Hợp tác trong kinh doanh không những là phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà có thể còn là cơ hội để doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận ở một lĩnh vực khác. Đối với Bancassurance, đổi lại từ sự hợp tác với DNBH để thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm dưới tư cách đại lý bảo hiểm là việc TCTD tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ một khoản thu lớn: hoa hồng đại lý. Yếu tố tài chính là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng không chỉ được các bên quan tâm mà còn là nhân tố ảnh hưởng đến thị trường nói chung, vì vậy cũng không tránh khỏi sự điều chỉnh của pháp luật.

139 Kim Lan, “Cảnh báo rủi ro t tăng trường nóng Bancassurance”, https://www.mof.gov.vn /webcenter/portal/ttncdtbh/r/m/dtttbh/dtttbh_chitiet?dDocName=UCMTMP132197&_afrLoop=4716375481420 2431#!%40%40%3F_afrLoop%3D47163754814202431%26dDocName%3DUCMTMP132197%26_adf.ctrl- state%3D1dmu8y72u_4, truy cập ngày 13/02/2020

146 Trường đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Chủ biên Nguyễn Văn Định, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, tr 11

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm hoa hồng đại lý. Để giải thích cho khái niệm này, tác giả “mượn” quy định Điều 41 Thông tư 124/2012/TT-BTC147: “Hoa hồng đại lý bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả trực tiếp cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài”. Mặc dù không đưa ra định nghĩa về hoa hồng đại lý bảo hiểm như Thông tư 124/2012/TT-BTC nhưng theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định về hoa hồng bảo hiểm: “DNBH... được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính”. Thông tư 50/2017/TT-BTC cũng có quy định về trách nhiệm chi trả hoa hồng đại lý như sau: “DNBH, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài”148. Như vậy, theo quy định pháp luật, đối tượng chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm là DNBH, đối tượng được nhận hoa hồng đại lý bảo hiểm là đại lý bảo hiểm với điều kiện là đại lý đó phải thực hiện một hoặc một số hoạt động đại lý. Quy định này của pháp luật nhằm tránh trường hợp chi hoa hồng đại lý bảo hiểm tràn lan, không đúng đối tượng. Việc chi hoa hồng đại lý bảo hiểm có thể được DNBH và TCTD thỏa thuận để khấu trừ với phí bảo hiểm mà TCTD thu hộ từ khách hàng (pháp luật không có quy định cấm).

Mở rộng đến lĩnh vực Bancassurance, khi TCTD thực hiện một hoặc một số hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận của hai bên, DNBH sẽ là chủ thể đứng ra chi trả hoa hồng đại lý cho TCTD. Khoản hoa hồng đại lý này được trả để TCTD bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong các khâu của hoạt động đại lý và cũng là khoản tiền công được nhận từ việc phân phối sản phẩm cho DNBH. Đóng vai trò quan trọng và là mục đích của TCTD trong việc thiết lập quan hệ Bancassurance, đồng thời là nội dung được quan tâm, giám sát của pháp luật, hoa hồng đại lý bảo hiểm là một trong những nội dung phải có trong HĐĐLBH149.

147 Thông tư 124/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 123/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Hiện Thông tư này đã hết hiệu lực từ ngày 01/07/2017 và được thay thế bởi Thông tư 50/2017/TT-BTC.

148 Khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC

149 Khoản 5 Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm; Điểm đ Khoản 1 Điều 6 TTLT 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN

Mặc dù mang ý nghĩa là khoản tiền công được trả cho đại lý bảo hiểm và được pháp luật thừa nhận quyền thỏa thuận nhưng hoa hồng đại lý bảo hiểm không phải là khoản chi các bên tùy ý thỏa thuận mà đòi hỏi DNBH phải căn cứ vào tỷ lệ hoa hồng tối đa do pháp luật quy định, cùng với điều kiện và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai. Thậm chí, Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC- NHNNVN còn quy định rõ: DNBH nhân thọ thực hiện chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm cho TCTD theo thỏa thuận tại HĐĐLBH nhưng không vượt quá mức quy định hiện hành về hoa hồng bảo hiểm150. Mức tỉ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được quy định chi tiết tại Khoản 3.1, 3.2, 3.3 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC. Theo đó, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, mức hoa hồng cao nhất của đại lý bảo hiểm là 20% phí bảo hiểm đối với bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Mức hoa hồng thấp nhất là 0,5% phí bảo hiểm đối với bảo hiểm hàng không. Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được áp dụng là 40% trong năm đầu tiên đối với bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp thời gian từ 10 năm trở xuống. Việc pháp luật quy định mức tỷ lệ hoa hồng đại lý tối đa là biện pháp để các DNBH trên thị trường cùng áp dụng thống nhất, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như nhằm phục vụ cho sự kiểm tra giám sát sự minh bạch tài chính của các chủ thể từ phía cơ quan nhà nước.

Như vậy, những quy định về hoa hồng đại lý bảo hiểm trong pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành được áp dụng trong cả hoạt động Bancassurance cũng như áp dụng với mối quan hệ đại lý truyền thống. Tuy nhiên, như đã đề cập nhiều lần ở trên, nhu cầu hợp tác với các TCTD, đặc biệt là TCTD lớn khiến các TCTD nắm giữ vị thế quan trọng hơn trong mối quan hệ này. Điều này dẫn đến thực tế, để

“lôi kéo” các TCTD hợp tác, DNBH phải tăng lợi ích cho TCTD bằng việc tăng hoa hồng đại lý. Bên cạnh đó, ở phương diện TCTD, mặc dù Bancassurance không phải là kênh kinh doanh chính, tuy nhiên việc phát triển kênh Bancassurance cũng giúp các TCTD gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, thậm chí thực tế cho thấy nguồn thu Bancassurance t các khoản phí hoa hồng đại lý do công ty bảo hiểm chi trả đang đóng góp ngày càng đáng kể vào thu

150 Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

nhập dịch vụ của các NH151. Do đó, đứng trước rất nhiều DNBH có nhu cầu hợp tác dẫn đến việc TCTD có “đòi hỏi” cao hơn đối với hoa hồng đại lý bảo hiểm.

Trước khi xuất hiện Thông tư 37/2019/TT-NHNN, mặc dù pháp luật đã có quy định rất chặt chẽ và rõ ràng về khoản chi hoa hồng đại lý tuy nhiên vấn đề này còn tồn tại nhiều vi phạm. Theo quy định đối với DNBH phi nhân thọ, khi ký được hợp đồng bảo hiểm, DNBH được phép chi từ 0,5% đến 20% hoa hồng (tùy nghiệp vụ bảo hiểm) cho đại lý bảo hiểm hoặc tối đa không quá 15% cho công ty môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị phải chi nhiều hơn để có được dịch vụ152. Thậm chí, do tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm hiện nay, có tình trạng các DNBH lách luật chi hoa hồng cho các TCTD vượt mức quy định tối đa 20% thông qua nhiều hình thức phí khác nhau153. Điều này dẫn đến hậu quả tạo nên thị trường cạnh tranh không lành mạnh và kém phát triển. Việc chi hoa hồng đại lý vượt quy định pháp luật thể hiện ở những khoản chi khác ngoài đại lý nhằm né tránh sự kiểm tra của cơ quan nhà nước, hoặc ngoài chi hoa hồng như chi cho đại lý, các công ty bảo hiểm còn tiến hành hàng loạt chương trình động lực như trao thưởng, tặng quà cho nhân viên NH154. Sỡ dĩ DNBH có cơ sở để vi phạm mức chi hoa hồng đại lý là do hệ thống pháp luật ngoài việc có quy định chi tiết về hoa hồng đại lý, khoản chi khen thưởng và hỗ trợ đại lý của DNBH phi nhân thọ thì không có bất cứ quy định nào khác để ràng buộc những khoản chi có thể phát sinh giữa các bên. Sự xuất hiện Thông tư 37/2019/TT-NHNN với quy định rõ ràng về chế độ báo cáo của TCTD đối với Ngân hàng nhà nước về hoạt động đại lý của mình trong đó có thông tin về hoa hồng đại lý và các khoản thanh toán khác được nhận từ DNBH155 đã phần nào thể hiện động thái kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề tài chính giữa các bên trong hoạt động Bancassurance. Tuy nhiên, sự kiểm soát này mới dừng lại ở phía Ngân hàng nhà nước mà chưa đề cập đến vai trò của Bộ tài chính trong việc quản lý các khoản chi của DNBH.

151 Ngân Giang (2018), “Mở đường cho bảo hiểm vào khai thác "thượng đế”, NH ung dung hưởng”, https://

infonet.vn/mo-duong-cho-bao-hiem-vao-khai-thac-thuong-de-ngan-hang-ung-dung-huong-post270165.info, truy cập ngày 16/03/2020

152 Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Bá Linh, “Những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam”, https://chat.baovietnhantho.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&

newsId=1056&catId=33&lang=VN, truy cập ngày 16/03/2020

153 Ngân Giang (2018), “Mở đường cho bảo hiểm vào khai thác "thượng đế”, NH ung dung hưởng”, https://infonet.vn/mo-duong-cho-bao-hiem-vao-khai-thac-thuong-de-ngan-hang-ung-dung-huong-post 270165.info, truy cập ngày 16/03/2020

154 Gia Linh, “Bancassurance: xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh”, https://webbaohiem.net/

bancassurance-xuat-hien-dau-hieu-canh-tranh-khong-lanh-manh.html, truy cập ngày 17/03/2020

155 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-NHNN

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)