CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Bancassurance tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện
2.1.2. Vấn đề đào tạo đại lý bảo hiểm
Dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào với bất kỳ sản phẩm nào thì việc yêu cầu đội ngũ bán hàng nắm rõ thông tin, bản chất sản phẩm mình bán để có thể tư vấn chính xác và tận tâm cho khách hàng là hết sức quan trọng. Đối với Bancassurance - mô hình phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống TCTD, việc thực hiện hoạt động đại lý được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên của TCTD – có kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ của TCTD nhưng lại không nắm nghiệp vụ kinh
124 Ngọc Lan, “Bancassurance con đường tất yếu”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/bancassurance- con-duong-tat-yeu-96609.html, truy cập 16/03/2020
125 Điều R.511-2, A.512-1 French Insurance code (FIC)
126 Anna Elshafei (2014), “China’s new Bancassurance regulation focusses on consumer protection”, http://www.hlinsurancelaw.com/2014/02/chinas-new-bancassurance-regulation-focusses-on-consumer-protection / , truy cập ngày 14/03/2020
127 The Indian Express, “Irda cho phép các NH liên kết với chín công ty bảo hiểm”, https://indianexpress.
com/article/business/business-others/irda-allows-banks-to-tie-up-with-nine-insurers/, truy cập ngày 16/03/2020
doanh bảo hiểm. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo cho các nhân viên TCTD về kiến thức bảo hiểm được cả thực tiễn và pháp luật đặt ra. Việc đào tạo phục vụ thực hiện hoạt động đại lý được pháp luật gọi chung là “đào tạo đại lý bảo hiểm”.
Đào tạo đại lý bảo hiểm là việc trang bị kiến thức cơ bản cho đại lý viên trong quá trình tác nghiệp và triển khai cung cấp các dịch vụ bảo hiểm liên quan cho khách hàng tham gia bảo hiểm128. Trên cơ sở ý nghĩa của việc đào tạo, đào tạo đại lý trở thành nội dung bắt buộc không chỉ với các đại lý truyền thống mà còn với đại lý đặc biệt là TCTD. Theo đó, để được phép phân phối các sản phẩm bảo hiểm dưới tư cách đại lý bảo hiểm, bên cạnh các điều kiện luật định khác (đã được đề cập ở mục 1.2.5), TCTD phải đảm bảo nhân viên trực tiếp thực hiện các hoạt động đại lý có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do DNBH hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp. Nội dung này được đề cập đến không chỉ ở Luật kinh doanh bảo hiểm129 mà còn được Nghị định 73/2016/NĐ-CP130, Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm131 dành nhiều quy định để điều chỉnh. Riêng văn bản điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-NHNN-BTC mặc dù dành riêng một quy định để điều chỉnh hoạt động đào tạo đại lý nhưng quy định này hiện đã hết hiệu lực và không thể tiếp tục áp dụng132. Nhìn chung, việc đào tạo đại lý bảo hiểm đối với TCTD trong hoạt động Bancassurance được điều chỉnh theo những quy định về đào tạo đại lý bảo hiểm áp dụng cho cả đại lý bảo hiểm truyền thống.
Về đối tƣợng đƣợc đào tạo. Vì TCTD thực hiện hoạt động phân phối bảo hiểm dưới tư cách đại lý bảo hiểm nên chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động đại lý ở đây là nhân viên của TCTD. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định việc tham gia đào tạo đại lý vừa là quyền vừa là nghĩa vụ đối với đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, dưới tư cách là một đại lý tổ chức, với mạng lưới nhân viên kinh doanh rộng lớn ở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì những yêu cầu của pháp luật về đào tạo đại lý
128 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm IRT (2013), tlđd (50), tr1
129 Điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
130 Khoản 1 Điều 83, điểm a Khoàn 2 Điều 84, điểm b Khoản 1 Điều 85, điểm d Khoản 2 Điều 85 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
131 Điều 29 Thông tư 50/2017/TT-BTC
132 Điều này hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư 2014; được thực hiện theo NĐ số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2017 quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. (Theo Quyết định 1871/QĐ-BTC năm 2017)
cho toàn bộ nhân viên TCTD là điều bất khả thi. Trả lời vấn đề này Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ: nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm133. Như vậy, đối tượng pháp luật yêu cầu bắt buộc phải được đào tạo và cấp chứng chỉ ở đây là nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Quy định về đối tượng đào tạo của pháp luật hiện nay là chưa đủ. Sở dĩ tác giả đánh giá như vậy là vì mặc dù pháp luật đã có sự khoanh vùng đối tượng phải tham gia đào tạo về bảo hiểm nhưng việc xác định nhân viên nào trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý và nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý đối tượng phải tham gia đào tạo đại lý thì chưa có. Điều này dẫn đến một thực tế là TCTD tự ý lựa chọn một, một vài nhân sự tham gia đào tạo đại lý bảo hiểm. Trong bối cảnh TCTD chạy đua doanh thu bán bảo hiểm đòi hỏi tất cả các nhân viên TCTD đều phải thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm (thậm chí có KPI hàng tháng) nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức cần thiết về bảo hiểm. Thậm chí, có một thực trạng là tại không ít NH, nhân viên phòng giao dịch đi học về sản phẩm bảo hiểm liên kết về chỉ dạy lại cho nhân viên khác bán bảo hiểm cho khách hàng (theo Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Đán)134. Hệ lụy từ quy định chưa đầy đủ và chặt chẽ của pháp luật dẫn đến tình trạng nhân viên TCTD vì vừa phải kiêm nhiệm nhiều công việc liên quan đến nghiệp vụ NH, vừa không đảm bảo được đào tạo bài bản về các sản phẩm bảo hiểm dẫn đến thiếu kiến thức khi bán hàng và nguy hiểm hơn là có những sai sót trong quá trình thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm, có nguy cơ gây thiệt hại cho khách hàng.
Về chủ thể tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý. Chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo được pháp luật quy định là DNBH. Theo đó, DNBH có trách nhiệm tổ chức đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật135, đại lý bảo hiểm có quyền tham gia các lớp đào tạo do DNBH tổ chức136. Việc đào tạo do DNBH tổ chức sẽ diễn ra tại các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm, cơ sở đào tạo này phải đáp ứng các điều kiện luật định và phải nộp hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm137. Công tác đào tạo thường triển khai phân tán tại các DNBH và trung tâm đào tạo, công tác tổ chức thi thực hiện tập
133 Điểm b Khoản 2 Điều 86, điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
134 Kim Lan, Bancassurance đang chạy quá nhanh quá nguy hiểm, https://baodautu.vn/bancassurance-dang- chay-qua-nhanh-qua-nguy-hiem-d88264.html, truy cập ngày 11/02/2020
135 Điểm a Khoản 2 Điều 85 NGhị định 73/2016/NĐ-CP
136 Điểm b Khoản 1 Điều 85 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
137 Điều 87, 88 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
trung tại cơ sở đào tạo được cơ quan quản lý giám sát chỉ định138. Sau quá trình tham gia đào tạo, cá nhân tham gia đào tạo sẽ được thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, Chứng chỉ này do DNBH hoặc Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam cấp139. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật chỉ ghi nhận việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm của DNBH140. Theo tác giả, hoạt động Bancassurance, với sự tham gia của TCTD đòi hỏi vấn đề đào tạo không nên chỉ xuất phát từ một phía như đối với các đại lý bảo hiểm truyền thống, mà còn phải có sự phối hợp của TCTD trong việc xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với đội ngũ nhân viên của TCTD. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không những chưa có quy định chi tiết về cách thức, quyền hạn và trách nhiệm của TCTD trong việc phối hợp với DNBH tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm mà thậm chí, việc đào tạo đại lý bảo hiểm dựa trên các quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng không nhắc vai trò của TCTD. Bên cạnh đó, pháp luật cũng còn quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc cấp Chứng chỉ đại lý.
Về nội dung đào tạo và hình thức đào tạo. Điều 88 Nghị định 73/2016/NĐ- CP quy định chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm phải bao gồm hai phần: phần kiến thức chung và phần về sản phẩm. Ở phần kiến thức chung đòi hỏi những vấn đề: kiến thức chung về bảo hiểm; trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; kỹ năng bán bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của DNBH và đại lý bảo hiểm. Ở phần sản phẩm gồm nội dung cơ bản của sản phẩm bảo hiểm mà đại lý bảo hiểm triển khai kinh doanh và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản dưới luật khác không có quy định về hình thức đào tạo cho phép các bên có thể linh hoạt nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo trực tuyến… Trên thực tế, việc đào tạo về bảo hiểm cho nhân viên TCTD mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo cho nhân viên TCTD không có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với người học141.
138 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm IRT, https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/r/
m/tt/tt_chitiet?dDocName=MOFUCM092471&_adf.ctrl-state=1dmu8y72u_142&_afrLoop=5353768951493 2987#!%40%40%3F_afrLoop%3D53537689514932987%26dDocName%3DMOFUCM092471%26_adf.ctrl -state%3Dd34dt2c04_4, truy cập ngày 14/02/2020
139 Điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
140 Điểm a Khoản 2 Điều 85 NGhị định 73/2016/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 30 Thông tư 50/2017/TT-BTC, Khoản 2 Điều 8 Thông tư 125/2018/TT-BTC.
141 Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2010), Vân dụng mô hình Bancassurance vào thị trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, tr 61
Về thời lƣợng đào tạo. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thời lượng đào tạo. Việc quy định cụ thể và khống chế thời lượng đào tạo tối thiểu là hoàn toàn cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ thể tham gia đào tạo lẫn chủ thể tiến hành tổ chức đào tạo. Sự thiếu sót trong quy định này khiến hoạt động đào tạo không những có thể không đảm bảo chất lượng mà còn dẫn đến vấn đề nhân viên TCTD không đủ kiến thức để thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm. Quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới đều ít nhiều có những điều khoản điều chỉnh cụ thể về thời lượng đào tạo đại lý nói chung và thời lượng đào tạo đại lý cho TCTD trong hoạt động Bancassurance nói riêng. Luật Trung gian bảo hiểm IMA của Ba Lan là một ví dụ. Luật này quy định TCTD phải đáp ứng những điều kiện nhất định trong đó có đào tạo (là nội dung quan trọng trong quy định IMD của Ủy ban Châu Âu). IMA dành nhiều điều để quy định chi tiết về những tiêu chuẩn cho các đại lý bảo hiểm khi thực hiện đào tạo đại lý, những đơn vị đại lý phải thực hiện những bài kiểm tra nghiệp vụ định kỳ. Tuy nhiên, nghĩa vụ đào tạo đại lý đối với TCTD lại không quá khắt khe như những trung gian bảo hiểm khác (việc đào tạo đại lý đối với TCTD kéo dài ít nhất 36 giờ, trong khi đó việc đào tạo đại lý với các chủ thể khác là ít nhất 152 giờ142). Điều này được lý giải bởi TCTD khi thực hiện việc kinh doanh của mình cũng đã đáp ứng những điều kiện và kiến thức về tài chính nhất định. Tương tự như vậy, pháp luật Phần Lan cũng quy định việc đào tạo đại lý cho TCTD phải kéo dài ít nhất 36 tiếng (trong khi đào tạo đại lý khác phải được đào tạo kéo dài ít nhất 152 tiếng)143. Nhìn chung, trên thế giới, bên cạnh một số nước chỉ quản lý chặt công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ, không quản lý quá trình đào tạo đại lý bảo hiểm (như Mỹ, Canada, Malaysia) thì có một số nước quy định chặt chẽ về thời gian đào tạo đại lý, điều kiện đầu vào để dự thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý (như Trung Quốc)144.
Đảm bảo chất lượng đào tạo đại lý và nâng cao hiệu quả thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm là nội dung rất quan trọng không chỉ đối với các đại lý truyền thống mà còn đối với TCTD trong hoạt động Bancassurance. Bởi như đã lý giải, bên cạnh việc
142 Pierpaolo Marano, The EU regulation flamework on Bancassurance:work in progress on what?, Revijazapravoosigu-ranja (InsuranceLawReview), Belgrade, 2/2011,p.14
143 AnnaTARASIUK-FLODROWSKA, Bancassurance on the EU market – specificalities of the Polish law, Revija za pravo osiguranja 4/2011, tr 15
138Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm IRT, “Kinh nghiệm của một số nước về chương tr nh đào tạo đại lý bảo hiểm” , https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/r/m/tt/tt_chitiet?dDocName=MOFUC M092471&_adf.ctrl-state=1dmu8y72u_142&_afrLoop=53537689514932987#!%40%40%3F_afrLoop%3 D53537689514932987%26dDocName%3DMOFUCM092471%26_adf.ctrl-state%3Dd34dt2c04_4, truy cập ngày 13/02/2020
đảm bảo kiến thức cho đội ngũ nhân viên TCTD – những người trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý, vấn đề này còn ảnh hưởng đến chất lượng khai thác bảo hiểm cũng như quyền lợi khách hàng, từ đó tác động gián tiếp đến uy tín của DNBH, TCTD.
Quy định chưa đầy đủ và còn vướng mắc của pháp luật hiện hành là nút thắt khó gỡ cho cả DNBH và TCTD trong hoạt động đại lý. Thậm chí, mới đây, một DNBH bị tòa án tuyên buộc bồi thường 3 tỷ đồng cho một khách hàng doanh nghiệp. Đáng nói là lý do bồi thường xuất phát t sai sót trong quá trình tư vấn của nhân viên NH hợp tác phân phối sản phẩm với doanh nghiệp bảo hiểm trên. Cụ thể, tư vấn viên đã không giải thích đầy đủ các điều khoản loại tr trong hợp đồng với khách hàng145.
Kênh đại lý bảo hiểm nói chung và Bancassurance nói riêng không những là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm mà còn là công cụ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong và sau bán hàng của các DNBH, bởi “một nhân viên hay một đại lý bảo hiểm có trình độ chuyên môn tốt có thể lựa chọn được những đối tượng bảo hiểm có khả năng tổn thất thấp, do đó giảm được chi phí bồi thường”146. Vậy nên việc trang bị các kiến thức cơ bản cho đại lý viên trong quá trình tác nghiệp và triển khai cung cấp các dịch vụ bảo hiểm liên quan cho khách hàng tham gia bảo hiểm là rất quan trọng. Thực tế, nhân viên TCTD đều là những đối tượng có nền tảng chuyên môn tài chính nhất định (hơn đại lý bảo hiểm truyền thống), chính vì vậy việc đào tạo và trang bị những kiến thức chung để thực hiện tốt hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD cũng không phải là vấn đề khó khăn.