7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng với quận Cầu Giấy
3.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, công chứng viên làm công tác chứng thực ở quận Cầu Giấy
Cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng trong hoạt động công vụ, một trong những nội dung trong cải cách nền hành chính của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lƣợng và hiệu quả của nền hành chính. Do đó, cần hoàn thiện bộ máy thông qua việc bố trí, sử dụng công chức đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo thực hiện tốt công tác chứng thực. Việc bố trí, sử dụng công chức phải lựa chọn người đúng tiêu chuẩn, không châm trước cho nợ tiêu chuẩn rồi đi học trả sau như đã từng diễn ra trước đây. Bởi nhu cầu chứng thực của cá nhân, tổ chức ngàng càng tăng, các giao dịch yêu cầu chứng thực ngày càng phức tạp yêu cầu người làm công tác chứng thực phải là người am hiểu kiến thức pháp luật; mặt khác, công chức tư pháp cũng là người người hướng dẫn, thực hiện pháp luật về chứng thực và góp phần đƣa pháp luật chứng thực đi vào đời sống. Do vậy, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ làm việc là một nhiệm vụ hàng đầu đƣa công tác chứng thực đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, cần đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chứng thực. Việc đào tạo cần quy định cụ thể chế độ đào tạo, bồi dƣỡng gồm: đào tạo tiền công vụ, đào tạo bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, đặc biệt là kỹ năng chứng thực các hợp đồng, giao dịch, chứng thực bản sao từ bản chính. Việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức phải theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn các chức danh, tiêu chuẩn ngạch của công chức. Do hiện nay, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch của
8 phường trên địa bàn quận Cầu Giấy có 8 người, mới chỉ có 1 cán bộ, công chức có trình độ Thạc sĩ, còn lại 7 cán bộ, công chức có trình độ Đại học (trong đó có 3 cán bộ có bằng Đại học Luật chính quy, 3 cán bộ có bằng Đại học tại 76
chức chuyên ngành Luật và 1 cán bộ có bằng Đại học chuyên ngành quản lý công), nên các Phường cần quan tâm, tạo điều kiện để các cán bộ công chức này được tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn. Tùy điều kiện của từng Phường của quận Cầu Giấy, có thể cử cán bộ đi học Thạc sỹ Luật (đối với cán bộ đã có bằng Đại học Luật) hoặc đi học Đại học Luật văn bằng 2 (đối với cán bộ có bằng Đại học chuyên ngành khác) để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu công việc mới ngày càng phát sinh phức tạp hơn.
Hơn nữa, công chức thực hiện chứng thực không chỉ là người cần có kiến thức pháp luật, có nghiệp vụ chứng thực, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Đây là đòi hỏi đã đƣợc quy định khá rõ trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Những phẩm chất đạo đức mà cán bộ thực hiện chứng thực cần có gồm: trung thực, vô tƣ, khách quan, liêm khiết, nhiệt tình và trách nhiệm.
Để đảm bảo và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ thực hiện chứng thực, cần xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức thực hiện chứng thực. Quy tắc đạo đức của công chức thực hiện chứng thực phải mang tính đặc thù, phải có tính khách quan, vô tƣ, phải có độ tin cậy và tính xác thực trong nội dung của quy tắc. Công chức thực hiện chứng thực đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn đạo đức về công việc phù hợp với đặc thù của mình để đảm bảo cho hoạt động chứng thực ngày càng phát triển tốt hơn. Đạo đức về công việc chứng thực là sự thể hiện việc đáp ứng yêu cầu chứng thực một cách đầy đủ, nhanh chóng và phù hợp các quy định của pháp luật. Đạo đức về công việc chứng thực phải thể hiện sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với người yêu cầu chứng thực và sự vận dụng, áp dụng các quy định của pháp luật vào việc chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao, chứng thực hợp đồng giao dịch
Nội dung của quy tắc đạo đức về công việc chứng thực phải quy định để bắt buộc công chức thực hiện chứng thực phải thực thi đúng pháp luật khi làm việc, phải thực sự trung thực, không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích
xã hội. Công chức thực hiện chứng thực phải luôn coi trọng uy tín của mình đối với công việc chuyên môn, hiểu biết của mình đối với công việc để trục lợi. Đạo đức về công việc chứng thực phải được tu dưỡng thường xuyên, rèn luyện để giữ gìn uy tín, xứng đáng với sự ủy thức của Nhà nước, sự tôn trọng và tin cậy của nhân dân. Đạo đức về công việc chứng thực là sự tận tình, hòa nhã giải đáp thắc mắc của người yêu cầu chứng thực để họ hiểu đúng pháp luật, phải giải thích cho người yêu cầu chứng thực về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà nước.
Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch của các phường thuộc quận Cầu Giấy, các công chứng viên đang làm việc tại các Văn phòng Công chứng của quận Cầu Giấy cũng cần đƣợc tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đặc trƣng nổi bật và khác biệt nhất của công chứng viên so với những người hành nghề khác là mặc dù với tư cách cá nhân (là một công dân hoặc một viên chức bình thường) nhưng được Nhà nước tin tưởng, bổ nhiệm để trao cho một phần quyền lực công của Nhà nước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nhằm thực hiện chức năng chính là chứng nhận tính xác thực, tính chính xác, tính hợp pháp và tính phù hợp với đạo đức xã hội của các hợp đồng, văn bản giao dịch dân sự hoặc các giấy tờ dân sự khác. Qua đó, chính công chứng viên sẽ làm cho các văn bản, giấy tờ này trở thành có hiệu lực pháp luật như các văn bản của Nhà nước ban hành ra, được nhân dân và Nhà nước thừa nhận. Đồng thời, với chức năng nói trên của mình, hành vi của công chứng viên còn đƣợc toàn bộ xã hội nhìn nhận nhƣ một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu nhƣ không muốn khẳng định gần nhƣ là tuyệt đối.
Chính vì những lý do nêu trên mà vấn đề năng lực và đạo đức của công chứng viên luôn luôn phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong tất cả các quy định về công chứng viên nói riêng và các quy định về công chứng nói chung để đáp ứng đƣợc những kỳ vọng lớn lao đó của người dân và của xã hội.
Điều 17 của Thông tƣ số 06/2015/TT-BTP về xử lý đối với công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm quy định: “công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam”. Theo quy định này, công chứng viên không tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ hằng năm chỉ bị xử lý bởi tổ chức tự quản của công chứng viên mà không bị xử lý bởi cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thời gian tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy định của Thông tƣ 06/2015/TT-BTP chỉ là 3 ngày/năm. Thời gian nhƣ vậy là quá ngắn, khó có thể đáp ứng yêu cầu cập nhật và đáp ứng nghiệp vụ công chứng, chứng thực. Vì vậy, Bộ Tƣ pháp cần sửa đổi quy định, tăng thêm thời gian yêu cầu tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ hàng năm đối với công chứng viên. Đồng thời, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chứng viên cần đổi mới nội dung, chương trình và bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết khác cho công chứng viên để có thể tạo đƣợc đội ngũ công chứng viên đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chứng thực trên địa b n
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp người dân; là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để pháp luật chứng thực đi vào đời sống thực tiễn, nâng cao văn hóa pháp lý tiến bộ cho người dân. Trong thời gian tới cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
Hai là, chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng thực nói riêng. Phải xác định xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị tốt là yếu tố hàng đầu để đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về chứng thực. Đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật. Chủ thể có kiến thức pháp lý vững chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì quá trình chuyển tải kiến thức pháp lý sẽ thuận lợi. Cần tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục có lòng nhiệt tình, say mê với công việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Ba là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn từng địa phương để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tƣợng, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo các quy định của pháp luật chứng thực vào đời sống. Xác định rõ nội dung tuyên truyền tới từng đối tƣợng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng thực. Đối với cán bộ, công chức, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiểu biết các quy định pháp luật về chứng thực trước tiên là đội ngũ trực tiếp thực hiện hoạt động chứng thực, đội ngũ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng thực. Tiếp theo là tuyên truyền phổ biến đến tất cả cán bộ, công chức ở các ngành, các vị trí thông qua việc đào tạo, phổ biến giáo dục tại cơ quan, đơn vị một cách thường xuyên, với nhiều hình thức khác
nhau, phù hợp với điều kiện công việc của từng cấp, từng cơ sở, khu vực địa bàn hoạt động; kết hợp cả đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng.
Đối với nhân dân trên địa bàn quận Cầu Giấy, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, công tác hòa giải ở cơ sở, hoạt động câu lạc bộ pháp luật mà bằng những cách thức khác nhƣ tọa đàm, buổi nói chuyện, cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu hỏi đáp, tờ gấp, tờ rơi, panô, áp phích, khai thác, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật,.... để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực chứng thực và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trong đó có các nội dung pháp luật về chứng thực tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đối với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động tƣ vấn, trợ giúp pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ tƣ vấn tại trụ sở mà còn đến các thôn xóm, cụm dân cư, tư vấn lưu động hoặc thông qua các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
3.2.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Cầu Giấy
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương muốn tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại quận Cầu Giấy, Ủy ban nhân dân quận mà trực tiếp là Phòng Tư pháp cần tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về nghiệp vụ kịp thời, đúng quy định để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động chứng thực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật chứng thực, người thực hiện chứng thực phải nắm bắt và hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần
thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức pháp luật mới liên quan. Quán triệt, triệt khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở; cụ thể hóa trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cần xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lƣợng, trình độ của cán bộ, công chức; sắp xếp cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ về chứng thực nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về chứng thực đƣợc nâng cao hiệu quả.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chứng thực, triển khai thực hiện tốt quy định về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời, cũng cần có chính sách động viên, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
3.2.2.4. ăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm trong quản lý và thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Cầu Giấy
Trước hết, muốn công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định pháp luật về chứng thực thì phải thực hiện phải kiện toàn, làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra của Thanh tra quận, Phòng Tƣ pháp. Đồng thời cần nhận thức, xác định rõ đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra phải là những người có nghiệp vụ chuyên môn, có đạo đức để thực hiện Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chấp hành, thực hiện pháp luật, các quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong toàn ngành Tƣ pháp trong đó có hoạt động chứng thực để phát hiện kịp thời những sơ hở, tiêu cực vi phạm pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành