Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

1.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch

1.2.3.1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lưu trú du lịch

Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch được thực hiện bằng các công cụ pháp luật, các quyết định, hướng dẫn pháp luật của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh tất cả các hành vi liên quan, đảm bảo các quyết định hành chính được thực hiện có hiệu lực, có tính khả thi cao phù hợp với thực tế đa dạng của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước.

Hình thức pháp lý: Cơ quan có thẩm quyền các cấp được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch. Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của Ngành Du lịch nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, Ngành Du lịch quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý, những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Đây là hoạt động chủ yếu của Ngành Du lịch, nội dung chủ yếu là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể. Việc ban hành văn bản này làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ hành chính, pháp luật liên quan đến lĩnh vực lưu trú du lịch.

1.2.3.2. Xây dựng, tổ chức, thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước hoạch định, quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, chính quyền địa phương các cấp xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chi tiết về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, phát triển đã được đặt ra, đáp ứng tuyệt đối định hướng đặt ra của cấp trên và nhu cầu của khách du lịch.

Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, cung và cầu du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại các địa phương trong cả nước;

1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch

Ngành Du lịch phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc cơ quan liên quan về tổ chức cán bộ, công chức và lao động các cấp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn từ trung ương đến địa phương gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố để điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề lưu trú du lịch đã được đặt ra và các vấn đề phát sinh theo nhu cầu thực tiễn phát triển. Cơ quan trực tiếp tham gia quản lý lưu trú du lịch cấp quận, huyện được tổ chức linh hoạt theo cấp phòng, giúp địa phương triển khai các kế hoạch quản lý, phát triển đã được cơ quan cấp trên hoạch định, phê duyệt.

Phối hợp tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ liên quan đến lưu trú du lịch;

Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức theo từng cấp. Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ về số lượng, tinh về chất lượng, đảm bảo được sắp xếp,

bố trí công việc theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn công việc. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đủ phẩm chất chính trị, vững về chuyên môn và có đạo đức, trách nhiệm với công việc được giao, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trú du lịch theo phân cấp, thẩm quyền. Tuy nhiên, việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí cán bộ, công chức và người lao động theo nhu cầu phát triển và thực tiễn tại từng cấp, từng địa phương.

1.2.3.4. Giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú du lịch

Bất cứ lĩnh vực nào, ngành nào dù là quản lý nhà nước hay quản trị doanh nghiệp thì công tác giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết và đánh giá luôn là nội dung quan trọng, là thước đo việc thực hiện công việc. Muốn quản lý tốt cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ máy nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương của Ngành Du lịch. Tạo lập hệ thống giám sát công tác kiểm tra thực sự, có hiệu quả và thường xuyên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đặc biệt trước tình hình phát triển nhanh, nhạy hiện nay của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam.

1.2.3.5. Tổ chức hợp tác quốc tế trong phát triển cơ sở lưu trú du lịch Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bước xây dựng một nền kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Điều này đặt ra một yêu cầu bất cứ một nền kinh tế nào muốn không bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung.

Trong khi đó, ngành du lịch là một ngành có sự kết nối mạnh mẽ giữa các quốc gia với nhau. Xu hướng toàn cầu hóa giúp các rào cản về quốc gia được nới lỏng, con người có điều kiện đi du lịch nhiều hơn, về việc quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch không còn dừng lại ở các địa điểm trong nước mà còn ngoài nước. Do vậy, đòi hỏi giữa các quốc gia phải tăng cường

hợp tác, liên kết với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của du khách. Cùng với tiến trình hội nhập của đất nước, Du lịch Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương, luôn hoàn thành tốt vai trò là một ngành dịch vụ quan trọng trong đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập WTO, hội nhập ASEAN, APEC, cũng như đàm phán Hiệp định TPP. Trong quan hệ song phương, Du lịch Việt Nam đã ký được 32 Điều ước quốc tế và 40 Thỏa thuận quốc tế với các nước trong khu vực và các thị trường trọng điểm như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha... Trên cơ sở đó hợp tác với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc và châu Âu được đẩy mạnh tạo điều kiện phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w