Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2025

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2025

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua chưa được chú trọng, hơn

nữa chưa có chính sách ưu đãi về đất đai đối với những dự án lưu trú du lịch.

Vì vậy, để đảm bảo nâng cao chất lượng quy hoạch, phát triển cơ sở lưu trú du lịch, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố phải:

Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn: Việc khảo sát này giúp cho cơ quan quản lý du lịch chủ động rà soát, lập danh sách các cơ sở lưu trú du lịch đang kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, đánh giá tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn: đối tượng khách phục vụ, các dịch vụ kinh doanh tại cơ sở lưu trú du lịch (như vũ trường, karaoke, xoa bóp,…), tình hình chấp hành các quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân thành phố, cấp quận, huyện cần xác định quỹ đất và có những chính sách ưu đãi dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch trong đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quy hoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên du lịch và môi trường

Trong những những năm gần đây, công suất buồng khách sạn hạng cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh quá cao đã đẩy giá trung bình cho 1 đêm lưu trú tại các khách sạn này vượt xa so với các nước trong khu vực, giá khách sạn cao đẩy giá tour du lịch tới thành phố lên cao, một lượng lớn khách du lịch khó tiếp cận với Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Vì vậy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, dự báo tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố trong những năm tới. Đồng thời, quy hoạch và chiến lược phát triển phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin để các nhà đầu tư được biết, đồng thời các cơ quan có liên quan phải thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã được phê duyệt.

Phát triển cơ sở lưu trú du lịch bền vững có ý nghĩa là cung cấp những sản phẩm lưu trú hấp dẫn đối với thị trường nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và giữ gìn môi trường sinh thái. Nói cách khác, phát triển những loại hình, sản phẩm lưu trú du lịch đáp ứng "các yêu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai", chu kỳ sống của sản phẩm gần như không có giới hạn. Tuy vậy, do thị hiếu của khách du lịch luôn thay đổi, cần chú trọng thường xuyên nâng cấp hoàn thiện đổi mới sản phẩm đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Đối với ngành du lịch thành phố hiện nay, nên tập trung phát triển những loại hình lưu trú du lịch cao cấp do lợi thế về thương mại. Trong quá trình phát triển sản phẩm lưu trú du lịch, các cơ quan quản lý cơ sở lưu trú du lịch thành phố cần có biện pháp tăng cường kỷ cương quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường thiên nhiên, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong điều kiện của thành phố đi đôi với việc quảng bá và xúc tiến trên thị trường du lịch quốc tế, ngành du lịch thành phố cần có những biện pháp khuyến khích đầu tư xây dựng sản phẩm lưu trú du lịch tương xứng với luồng khách quốc tế. Hạn chế các hiện tượng bắt chẹt khách, tăng giá quá mức làm mất lòng tin khách hàng.

3.2.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cơ sở lưu trú du lịch

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch

Hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố chưa tạo được sự thống nhất trong quản lý, tạo thuận lợi cho phát triển kinh doanh lưu trú du lịch. Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2025, Ủy ban nhân dân thành phố cần phải củng cố hệ thống quản lý cơ sở lưu trú du lịch sao cho ngang tầm nhiệm vụ của một

ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch thành phố cũng phải đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Ban hành các qui định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình lưu trú du lịch khách ngoài khách sạn.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cần có sự chỉ đạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc, đồng thời cho dù những công tác mà Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh không trực tiếp thực hiện như công tác thẩm định dự án, đất đai cho việc xây dựng cơ sở lưu trú thì vẫn phải thông qua Sở là đơn vị cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch

Nguồn nhân lực hoạt động trong cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo như phân tích Chương 2 thì còn khá hạn chế về năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp, và trình độ ngoại ngữ, đội ngũ nhân lực quản lý các cơ sở lưu trú du lịch thành phố cũng chưa đảm bảo chất lượng, nhất là các cơ sở lưu trú du lịch hạng thấp. Vì vậy, trên cơ sở định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch cần tính toán nhu cầu về số lượng nhân sự cần đào tạo dựa trên những báo cáo tổng hợp của các cơ sở lưu trú để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp.

Sở Du lịch cần định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, phát triển nguồn nhân lực, từ cán bộ quản lý cho đến cán bộ, nhân viên

có trình độ cao cho đến đào tạo phổ thông đối với các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là đối với những khách sạn có cấp hạng thấp (hạng 1- 2 sao trở xuống) và một số loại cơ sở lưu trú du lịch khác để tăng năng lực phục vụ khách. Cần có chế tài xử lý nghiêm khi các cơ sở lưu trú du lịch sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề không theo đúng quy định của ngành du lịch.

Sở Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Nâng cấp, xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo du lịch có đẳng cấp nhằm tạo nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cho ngành du lịch thành phố. Đồng thời, tường xuyên theo dõi những biến động của lực lượng lao động trong ngành du lịch nói chung và trong các cơ sở lưu trú du lịch Thành Phố nói riêng để có những điều chỉnh phù hợp.

Sở Du lịch cần chỉ đạo các cơ sở lưu trú thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách cán bộ từ việc qui hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ,... đặc biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ kết hợp ưu tiên, sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đồng thời phải chú trọng đào tạo sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến đời sống. Việc thanh, kiểm tra nhằm chấn chỉnh những hành vi vi phạm đối với các hoạt động không tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Trong đó, đối với lĩnh vực

kinh doanh lưu trú du lịch thì việc thanh, kiểm tra là nội dung không thể thiếu và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch.

Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện định kỳ và đúng mục đích, nội dung thanh, kiểm tra là việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Qua công tác thanh, kiểm tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt và đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch từ đó định hướng công tác quản lý và quy hoạch trong thời gian tới, đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tối đa tiêu cực, đồng thời tạo ra sự bình đẳng và trật tự trong kinh doanh.

Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra kiểm soát chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố cũng được thực hiện theo định kỳ và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên do lực lượng thanh tra du lịch thành phố còn mỏng về số lượng; sự phối hợp với các ngành, quận, huyện chưa thật thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả nên đã làm hạn chế ít nhiều đến công tác này. Thực tế thì với số lượng lớn cơ sở lưu trú du lịch như hiện nay thì việc thanh tra khó mà thực hiện thường xuyên, chưa kể số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố hạng thấp khá phổ biến nên chất lượng không đảm bảo, việc kiểm tra hầu như mang nặng tính hình thức.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố, thì Sở Du lịch cần tăng cường lực lượng thanh tra. Về hình thức kiểm tra, thanh tra thì bên cạnh hình thức kiểm tra định kỳ thì sở nên thường xuyên tổ chức thực hiện việc thanh, kiểm tra đột xuất, nhằm làm cho các cơ sở lưu trú thiếu đi sự chuẩn bị, từ đó kết quả đánh giá chính xác hơn, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và rà soát, thống kê lại số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch đang hoạt động hoặc đã ngưng hoạt động. Quản lý và chấn chỉnh những hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hình ảnh của thành phố Hồ Chí Minh đối với du khách.

Ngoài ra, Sở Du lịch thành phố Hồ chí Minh cần phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm tổ chức công tác đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới, đảm bảo công khai minh bạch trong kết quả thanh tra.

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm: Sau mỗi đợt thanh tra, Sở Du lịch cần xem xét đánh giá và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm và công bố thông tin rộng rãi nhằm răn đe những cơ sở lưu trú khác.

3.2.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển cơ sở lưu trú du lịch

Các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch thời gian qua có điều kiện đựơc tiếp tục mở rộng, đi vào chiều sâu với các hình thức hợp tác ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động, tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế thì ngành du lịch thành phố cần tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể:

Một là, các cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.

Hai là, để thực hiện được điều này, thành phố và các cơ quan quản lý cơ sở lưu trú trên địa bàn cần tích cực tham gia các hoạt động hợp tác đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế song phương và đa phương trên các lĩnh vực với các nước để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch thành phố nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.

Ba là, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch.

Bốn là, để tăng cường hợp tác với các quốc gia để phát triển hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố, chính quyền và các cơ quan quản lý cơ sở lưu trú du lịch thành phố cần chú trọng công tác xúc tiến du lịch nhằm quảng quá hình ảnh du lịch thành phố, thu hút đầu tư nước ngoài cho việc nâng cấp cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố bằng những chính sách xúc tiến du lịch cụ thể:

Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về về thành phố, về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, đặc trưng thành phố cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành du lịch thành phố.

Cơ quan quản lý cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

Năm là, để phát triển cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh mang tầm quốc tế, chính quyền và các cơ quan quản lý cơ sở lưu trú du lịch thành phố Hồ Chí Minh có thể khuyến khích các cơ sở lưu trú thuê tập đoàn quản lý nước ngoài, thuê thương hiệu và phát triển khách sạn theo chuỗi, đây là xu hướng phát triển du lịch của nhiều nước trên thế giới. Xu hướng chuỗi khách sạn mang tên các tập đoàn quản lý nước ngoài đã hình thành tại Việt Nam. Điển hình, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Bến Thành

Tourist cũng đã và đang thành công với chuỗi khách sạn mang tên Sài Gòn, Bến Thành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w