Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3. Một số kiến nghị

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp cải cách hành chính theo Nghị quyết của Đảng và chương trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ.

Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch, dự báo của ngành du lịch đã được phê duyệt, Chính phủ điều chỉnh kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất của thành phố cho phù hợp với quy hoạch phát triển lưu trú du lịch. Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố cần quy hoạch, dành đất để xây dựng khách sạn hoặc tổ hợp thương mại, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương và nghiên cứu nhu cầu của khách.

Thứ ba, công khai dự báo chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng hợp số liệu của các Bộ, ngành; các giải pháp về vận chuyển hàng không và cam kết mở rộng năng lực đón khách của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các sân bay lân cận. Dấu hiệu vượt trội của nền kinh tế và du lịch, thể hiện sự phát triển bền vững ở các mục tiêu, nhà đầu tư, công ty tư vấn sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đầu tư hay không đầu tư vào lưu trú du lịch, bởi tăng trưởng của lưu trú du lịch phần lớn gắn liền với tăng trưởng kinh tế, xã hội nói chung và hạ tầng du lịch. Bên cạnh việc phát triển hàng không nội địa, Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi cho các hang hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát triển; phát triển mạnh mẽ về chất đối với hệ thống giao thông Bắc – Nam, miễn thị thực hơn nữa cho khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò là người kết nối sự phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; xây dựng cơ chế rõ ràng trong việc cung cấp thông tin rộng rãi, thống nhất, cập nhật dự báo phát triển để các nhà đầu tư và toàn xã hội hiểu rõ về xu hướng phát triển của du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng, từ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, không phải đến lúc thị trường quá nóng nhà đầu tư mới biết đến, thì bắt đầu chậm và có nguy cơ lỡ cơ hội do tiến độ xây dựng cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn thường mất từ 2 – 4 năm.

Thứ tư, khuyến khích tăng cung về cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng.

Chính phủ chỉ đạo ngành du lịch và các bên liên quan thực hiện mạnh mẽ việc cho liên doanh, chuyển đổi sở hữu hoặc nâng cấp các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức với các đối tác có tiềm lực để có được hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu của các đối tượng khách.

Thứ năm, tăng thẩm quyền cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngành du lịch cần đầy đủ quyền lực thực hiện triển khai quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo thực hiện quy hoạch đúng chất lượng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mạnh trong lĩnh vực xử phạt hành chính, đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp du lịch.

3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Du lịch có chất lượng cao nhằm tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh lưu trú du lịch.

Thứ hai, hợp tác trao đổi kinh nghiệm quản lý cơ sở lưu trú du lịch với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên, học tập mô hình quản lý của những quốc gia đã thành công trong du lịch, làm đầu mối thúc đẩy sự phát triển của công nghệ khách sạn. Thông qua hợp tác quốc tế, kêu gọi các Dự án nước

ngoài cùng với Việt Nam hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú du lịch.

Thứ ba, trên cơ sở nhận thức đầy đủ về hội nhập, yêu cầu cải cách hành chính và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ổn định, minh bạch bộ máy; xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Du lịch có chất lượng cao nhằm tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch.

Thứ tư, trên cơ sở tranh thủ cơ hội hội nhập của Ngành Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chiến lược phát triển cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Bản quy hoạch, chiến lược có thể thuê chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn, thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và có tính khả thi cao. Công bố quy hoạch, chiến lược rộng rãi trên các phương tiện thông tin, internet phục vụ các đối tượng quan tâm.

Thứ năm, sớm có lộ trình áp dụng Quy chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về "Khách sạn xanh" và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan. Đây là công cụ chủ yếu để định hướng phát triển, quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững.

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp cần tuân thủ chặt chẽ quy hoạch phát triển du lịch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Tuân thủ các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước về lưu trú một cách thống nhất.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du

lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị, phát triển cơ sở lưu trú du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển ngành du lịch thành phố.

Tóm tắt Chương 3

Sau khi nêu thực trạng vấn đề quản lý nhà nước cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, những tồn tại và giải pháp cần thiết để giải quyết những hạn chế trong chương 2. Chương 3 là nội dung cơ bản về một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho nhóm giải pháp, các kiến nghị,

luận văn đề cập mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, quan điểm phát triển cơ sở lưu trú du lịch, quan điểm quản lý cơ sở lưu trú du lịch của ngành du lịch thành phố để nêu các giải pháp và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w