CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được thông tin từ 122 bệnh án điều trị tại Khoa Nội tổng hợp-Bệnh viện E. Sau khi phân tích các thông tin từ bệnh án, chúng tôi đã ghi nhận một số kết quả về đặc điểm chung của các bệnh nhân trong nghiên cứu như sau:
a. Đặc điểm về tuổi và giới
Đặc điểm về tuổi và giới của các bệnh nhân được trình bày ở hình 3.1 và bảng 3.1
54.92% 45.08%
Nam Nữ
Hình 3.1. Giới tính của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu Từ hình 3.1 có thể nhận thấy rằng số bệnh nhân nữ chiếm lượng nhiều hơn bệnh nhân nam.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Tổng (n,%)
± SD
< 60
≥ 60 Tổng
32
Từ kết quả bảng 3.1, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về nhóm tuổi trên và dưới 60 giữa 2 giới, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nữ trên 60 tuổi cao hơn bệnh nhân nam với p=0,009. Về tuổi trung bình chung thì 2 giới có sự tương đồng (p=0,069).
Tuổi trung bình chung của các đối tượng nghiên cứu ở mức cao là 66,98 ± 10,62 tuổi.
b. Thể trạng bệnh nhân
Theo phân loại của WHO thì BMI được chia thành 3 nhóm chính, khi phân tích phân nhóm BMI và giới, chúng tôi có kết quả ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo BMI
18,5 đến <23
BMI trung bình
Theo bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy BMI trung bình của nữ cao hơn nam (23,18 ± 3,52 và 22,03 ± 4,39) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,122. Khi phân nhóm theo 3 nhóm BMI thì 2 giới cũng có sự tương đồng giữa các phân nhóm với p = 1,182.
Chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân nữ có BMI trung bình >23, thuộc phân nhóm béo phì. Béo phì gây ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan trong cơ thể, là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch, thận, gan, một số bệnh ung thư, viêm khớp và ngừng thở khi ngủ [66, 118]. Theo WHO, thừa cân và béo phì chiếm 44% các trường hợp đái tháo đường, 23% bệnh nhân thiếu máu cơ tim và khoảng 7–41% một số bệnh ung thư [43, 44]. Trong đó bệnh ĐTĐ type 2 có liên quan chặt chẽ nhất đến bệnh béo phì và tỷ lệ mắc DTĐ liên quan đến béo phì ước tính tăng lên 300 triệu người vào năm 2025 [38]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tuy chưa ghi nhận sự khác biệt về BMI giữa 2 giới nhưng kết quả cũng phần nào cho thấy các bệnh nhân nữ sẽ có nguy cơ mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính như: ĐTĐ type 2, THA, suy thận, rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chức năng gan, …vì BMI trung bình ở mức cao.
33
Để xem xét sự khác biệt về BMI ở những bệnh nhân có độ tuổi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành phân tích phân nhóm BMI ở những bệnh nhân < 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên, kết quả được thể hiện ở hình 3.2.
Hình 3.2. Đặc điểm BMI của 2 nhóm tuổi
Từ hình 3.2 nhận thấy, BMI trung bình của nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên là tương đương nhau (22,39 ± 4,45 và 22,72 ± 3,87) với p = 0,733.
Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu ≥ 60 tuổi và có tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn (55 bệnh nhân trong đó 47 bệnh nhân ≥ 60 tuổi) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,268. Chỉ có 22 bệnh nhân dưới 60 tuổi trong đó có 11 bệnh nhân BMI ở mức trung bình. Hai nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ là nghiên cứu giúp cải thiện việc đánh giá sớm và quản lý các yếu tố nguy cơ ĐTĐ (SHIELD) năm 2004 và Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) năm 1999-2002 được tiến hành đối với những người
≥ 18 tuổi. Khảo sát đã được thực hiện ở 127.420 hộ gia đình (64%, đại diện cho 211.097 người lớn) đối với SHIELD và 4257 người tham gia đối với NHANES. Kết quả cho thấy, phần lớn
34
người lớn mắc bệnh đái tháo đường bị béo phì, tỷ lệ BMI ≥ 30 kg / m 2 trong SHIELD chiếm 59% và NHANES chiếm 51% [15]
Tuy nhiên, BMI trung bình trong 2 khảo sát này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi do có sự khác biệt về thói quen ăn uống, môi trường sống, yếu tố di truyền,
… giữa người Việt Nam và người Mỹ. Nghiên cứu của Simon Smyth và Andrew Heron vào năm 2006 cũng chỉ ra rằng 50–90% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có giá trị BMI> 25 kg / m2, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn được báo cáo ở bệnh nhân lớn tuổi [100].
Nghiên cứu về sự liên quan giữa BMI đến bệnh đái tháo đường type 2 ở người cao tuổi Trung Quốc được thực hiện năm 2017 bởi Qianping Zhao cho thấy BMI trung bình ở những bệnh nhân ĐTĐ type độ tuổi 65- 95 tuổi là 24,69 ± 3,59.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chỉ số BMI cao có liên quan ĐTĐ type 2 ở người lớn tuổi Châu Á và liên quan đến tăng đề kháng insulin, giảm độ nhạy insulin ở người cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 [114].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, kết quả phân tích của chúng tôi là tương tự với các nghiên cứu trên thế giới. Tỷ lệ béo phì ngày càng tăng có thể cũng do tác dụng tăng cân của một vài thuốc điều trị ĐTĐ type 2 trong thời gian dài như:
insulin, sulfonylurea,…[63].
c. Phân bố bệnh nhân theo phân độ THA
ĐTĐ và THA là hai bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến thể trạng bệnh nhân và đều gây nhiều biến chứng. Hai bệnh lý này thường mắc kèm với nhau, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích về tỉ lệ mắc THA ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3. Bảng phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA theo huyết áp đo tại phòng khám.
Giai đoạn THA HA tối ưu
Bình thường Bình thường cao
35
Độ 1 Độ 2 Độ 3
Tâm thu đơn độc HATT trung bình
( ± SD)
HATTr trung bình
( ± SD)
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy huyết áp trung bình đo tại phòng khám ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi (133,78±19,75/ 78,27±9,95 và 124,55±12,62/ 77,73±9,22) với p (HATT) = 0,038 và p (HATTr) = 0,817. Tuy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,221, nhưng cũng ghi nhận các bệnh nhân mắc THA độ 2 và độ 3 trong mẫu nghiên cứu đều ở những bệnh nhân ≥ 60 tuổi (5 BN có THA độ 2 và 4 BN có THA độ 3).
Đa số bệnh nhân ở độ tuổi < 60 tuổi trong mẫu nghiên cứu đề có HA bình thường và tối ưu, có 5 bệnh nhân trên tổng số 11 bệnh nhân THA độ 1 (chiếm 4,2 %) và 3 bệnh nhân trên tổng số 27 bệnh nhân huyết áp tâm thu đơn độc (chiếm 2,5%).
Tăng huyết áp rất phổ biến ở những người cao tuổi mắc ĐTĐ type 2, tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao hơn hai lần so với những người cùng độ tuổi không mắc bệnh [103], gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng và tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh ĐTĐ type 2 [101]. Kết quả từ thử nghiệm Hành động trong bệnh Đái tháo đường và Bệnh mạch máu (ADVANCE) cho thấy rằng, ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 mắc kèm THA, nguy cơ mắc các biến chứng mạch máu lớn hoặc biến chứng vi mạch tăng 24% nếu cứ tăng 10 năm tuổi [77].
Nghiên cứu Tiềm năng về Đái tháo đường 36 của Anh ( UK prospective diabetes study – UKPDS 36) cho thấy rằng giảm HA giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến đái tháo đường (12%), tử vong do đái tháo đường (15%) ), nhồi máu cơ tim (11%), và các biến chứng vi mạch (13%) và với HATT <120 mmHg có nguy cơ biến chứng thấp nhất [8]. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp chặt chẽ là rất quan trọng đặc biệt ở người lớn tuổi, đây cũng là một mục tiêu điều trị ở người bệnh ĐTĐ
36
type 2, bên cạnh việc kiểm soát tốt đường huyết. Ở những người lớn tuổi, việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn do đó mục tiêu huyết áp ở người bị ĐTĐ lớn tuổi theo quy định của Bộ Y tế < 140/90 mmHg và <150/90 mmHg ở người lớn tuổi có tình trạng sức khỏe kém, nhiều bệnh mắc kèm.
Chúng tôi nhận thấy, huyết áp trung bình của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều đang đạt mục tiêu điều trị. Do việc theo dõi huyết áp ở một số bệnh nhân chưa được thực hiện thường xuyên nên mức HA của BN trong mẫu nghiên là HA lần đầu nhập viện. Do đó có 25 bệnh nhân có HA không đạt mục tiêu, hầu hết các bệnh nhân này vào viện do cơn THA và sau khi điều trị bằng thuốc đều có mức huyết áp ổn định phù hợp với mục tiêu điều trị.
18 16 14 12
10
8
6
4
2
0
Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA theo huyết áp đo tại phòng khám.
Theo hình 3.3, chúng tôi nhận thấy HA trung bình của nhóm bệnh nhân nam cao hơn nữ (133,18 ± 17,46/ 79,09 ± 8,67 và 131,15 ± 20,21/ 77,38 ± 10,65) với p= 0,561 (HATT) và p= 0,335 (HATTr). Tuy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống về phân độ THA ở 2 nhóm nam và nữ với p = 0,515 nhưng chúng tôi cũng nhận thấy, tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở nam cao hơn (17 bệnh nhân). Điều này chỉ ra rằng
37
bệnh nhân nam mắc ĐTĐ type 2 có nguy cơ THA cao so với nữ. Tuy nhiên số lượng BN THA ở cả 2 nhóm nam và nữ là bằng nhau (26 bệnh nhân).
Xem xét hạ HATT ở nhóm BN trong nghiên cứu. Dữ liệu từ thử nghiệm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở châu Âu (Syst-Eur) cho thấy điều trị tích cực tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi (> 60 tuổi), làm giảm tỷ lệ đột quỵ 42% và tất cả các biến chứng tim mạch là 26% [55, 111].
d. Tỷ lệ các bệnh mắc kèm
Ngoài THA, thì trong các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân còn mắc cả rối loạn lipid, vì thế chúng tôi tiến hành phân tích để xác định các bệnh nhân mắc các bệnh ĐTĐ, THA và RLLP ở hai giới như hình 3.4 và ở hai nhóm tuổi như bảng 3.4.
Hình 3.4. Số bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm THA và RLLP ở nam và nữ Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm THA và RLLP
Bệnh mắc kèm Chỉ ĐTĐ ĐTĐ+ THA ĐTĐ+ RLLP
ĐTĐ+ THA+RLLP
38
Từ bảng 3.4. và hình 3.4 chúng tôi nhận thấy tuy không có sự khác biệt về giới giữa các nhóm bệnh nhân chỉ mắc ĐTĐ, mắc ĐTĐ kèm THA hoặc RLLP hoặc mắc cả ba bệnh ĐTĐ, THA, RLLP (p=0,448), nhưng cũng ghi nhận số bệnh nhân mắc cả ba bệnh chiếm tỉ lệ nhiều nhất 41,8% và chủ yếu ở nhóm ≥ 60 tuổi (46 bệnh nhân chiếm 37,7%, p= 0,088). Điều này cho thấy ở các bệnh nhân lớn tuổi thì gánh nặng bệnh tật tăng cao với việc mắc nhiều loại bệnh. RLLP máu và THA thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa và các biến chứng vi mạch [104].
Nghiên cứu của Tomina Popescu và Mari Mota tìm kiếm mối liên quan giữa bệnh võng mạc tiểu đường với rối loạn lipid và huyết áp ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 không có bệnh tim mạch được tiến hành trên 100 bệnh nhân (tuổi trung bình 60,75 ± 8,43) không mắc bệnh mạch vành, mạch máu não hoặc động mạch ngoại vi. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân mắc võng mạc ĐTĐ có cholesterol TP cao hơn đáng kể (223,05 ± 42,39 mg/dL và 199,84 ± 45,73 mg/dL), LDL-C cao hơn (152,29 ± 42,46 mg/dL so và 117,33 ± 45,35 mg/dL), HDL-C nhỏ hơn (38,95 ± 12,46 mg/dL và 48,64 ± 14,70 mg/dL) so với nhóm không mắc bệnh võng mạc. Triglycerid ở nhóm bị bệnh võng mạc ĐTĐ cũng cao hơn so với nhóm không bị bệnh võng mạc (179,71 ± 112,60 mg/dL và 172,53 ± 104,53 mg/dL) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu đưa ra kết luận có sự liên quan giữa RLLP máu và bệnh võng mạc ĐTĐ [86
]. Việc mắc kèm ĐTĐ, THA và RLLP hoặc ĐTĐ mắc kèm THA hoặc RLLP gây ra khó khăn trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.