Đặc điểm hình thái loài Dây thường xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của dây thường xuân (hedera nepalensis var sinensis (tobler) rehder) thu thập ở việt nam (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học

3.1.2. Đặc điểm hình thái loài Dây thường xuân

Qua phân tích đặc điểm hình thái các mẫu thu thập được, chúng tôi mô tả các mẫu vật nghiên cứu của loài H. nepalensis var. sinensis như sau:

Dây leo nhỏ, luôn xanh, mọc bám nhờ những rễ phụ mọc khí sinh từ các mấu. Thân mềm nhẵn, màu lục nhạt hoặc nâu nhạt, có nốt sần. Lá mọc so le, rất đa dạng, dài 5-10 cm ở cành có hoa; nhỏ và ngắn hơn ở cành bất thụ;

phiến dài, nhẵn, không chia thùy, gốc hẹp; cuống lá mảnh. (hình 3.1).

Hình 3.1 Một đoạn thân Dây thường xuân

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành tán tròn hoặc 2-6 tán dạng ngù, cuống có lông hình sao; hoa có cánh hình tam giác, mọc cong xuống. Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng, gốc rộng; nhị 5; bầu 5. Qủa mọng, hình cầu, dài 5-7 mm, màu vàng lục hoặc vàng cam, khi chín có màu đỏ hoặc màu đen ở phần cuống, có thịt nạc, rộng 5-10mm. Mùa hoa: tháng 10 (hình 3.2)

Hình 3.2. Cành mang hoa và quả Dây thường xuân

Hình 3.3. Cụm hoa Dây thường xuân

Hình 3.4. Hoa Dây thường xuân

Hình 3.5. Lát cắt ngang/dọc quả và hạt Dây thường xuân 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu loài Dây thường xuân

Qua nghiên cứu giải phẫu các mẫu Dây thường xuân. Cho thấy về cơ bản đặc điểm giải phẫu lá, thân, rễ của các mẫu là giống nhau. Do đó chúng tôi có

mô tả các đặc điểm giải phẫu của loài Dây thường xuân ở Việt Nam như sau:

: Phần gân lá: Biểu bì trên và dưới được cấu tạo bởi một hàng tế bào hình tròn xếp liên tục vòng quanh gân lá, đều nhau. Có một lớp cutin hóa.

Nằm phía dưới lớp biểu bì là mô dày được cấu tạo bởi từ 3-5 tế bào hình trụ tròn, thành dày. Tiếp đến là mô mềm những tế bào hình đa giác hay tròn, thành mỏng, có kích thước không đều nhau. Tiếp theo là mô cứng cấu tạo thành các vòng cung rải rác bao quanh các bó libe – gỗ. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ, bó gỗ xếp hình cung, ở giữa gân là bó libe - gỗ. Tinh thể calci oxalat nằm rải rác xen kẽ giữa các mô mềm và mô dày.

Phiến lá (hình 3.6): Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào chữ nhật, xếp gần nhau đều đặn, thành tế bào hóa cutin. Bên dưới hàng tế bào biểu bì trên là hàng tế bào mô giậu gồm những tế bào xếp thẳng, hẹp, vách mỏng. Mô khuyết có hình tròn, không đều nhau nằm giữa phiến lá thành nhiều lớp sắp xếp lộn xộn, để hở ra những khoảng trống chứa đầy khí.

Hình 3.6. Lát cắt ngang lá Dây thường xuân 1.Biểu bì; 2 Mô dày; 3. Mô cứng; 4. Mô khuyết; 5. Mô mềm; 6. Gỗ; 7. Libe; 8. Mô giậu; 9. Tinh thể

calcioxalat

Thân: Mặt cắt ngang từ ngoài vào trong (Hình 3.7) có: chu bì gồm 3 loại mô sắp xếp liên tiếp nhau từ ngoài vào trong gồm lớp bần, tầng sinh vỏ và lớp vỏ lục, dưới là lớp biểu bì gồm một hàng tế bào tròn xếp đều đặn. Sau đó là tế bào mô dày hình tròn, nhỏ, đều từ 3-4 hàng. Mô mềm được cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, hình trứng hoặc hình đa giác xếp lộn xộn, trong mô mềm rải rác có

chứa các tinh thể calci oxalat. Tiếp đó là mô cứng bắt màu xanh và có 2-

4lớp tế bào xếp thành hình vòng cung bao quanh bó libe - gỗ, nằm giữa là libe được cấu tạo bởi 2-4 hàng tế bào liti xếp sát nhau. Gỗ 1 gồm các tế bào hình hình bầu dục nhỏ, xếp ly tâm. Mô mềm gỗ hình đa giác, xếp sát nhau, xen kẽ tế bào gỗ 1 và gỗ 2. Gỗ 2 hình tròn lớn, xếp xuyên tâm gần mô mềm ruột. Mô mềm ruột kích thước không đều xếp sát nhau. Trong mô mềm ruột chứa các lỗ tiết cấu tạo bởi 1 hàng tế bào trụ đơn.

2 1 3 4 65 7 8

9

10 11

12

Hình 3.7. Lát cắt ngang thân Dây thường xuân

1.Lớp bần; 2. Biểu bì; 3. Mô dày; 4. Mô mềm; 5. Tinh thể calci oxalat; 6.

Mô cứng; 7. Libe; 8. Gỗ 1; 9. Mô mềm gỗ; 10. Gỗ 2; 11. Lỗ tiết; 12. Mô

Thân rễ: Mặt cắt ngang thân rễ khí sinh (Hình 3.8) từ ngoài vào trong có: gồm 3 lớp: bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục tạo thành chu bì dưới tầng chu bì là biểu bì gồm một hàng tế bào hình tròn xếp đều đặn, tiếp đến là mô dày hình tròn, nhỏ, đều từ 3-4 hàng. Mô mềm được cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, hình trứng hoặc hình đa giác xếp lộn xộn, sau mô mềm là mô cứng1 bắt màu xanh tạo thành vòng cung bao quanh bó libe- gỗ, nằm xen kẽ là các tinh thể calci oxalat. Sau đó là lớp libe được cấu tạo bởi 2–4 hàng tế bào li ti xếp sát nhau bao quanh bó gỗ và mô cứng. Dưới libe là gỗ được chia làm 2 loại là gỗ

1 và gỗ 2 trong đó gỗ 1 có sự phân hóa đầu to đầu nhỏ hướng ly tâm, gỗ 2 cấu tạo bởi hàng tế bào nhỏ, thẳng song song hướng xuyên tâm. Tiếp đó là các lỗ

(ống) tiết được cấu tạo bởi một hàng tế bào trụ đơn bao quanh lỗ, ở tâm có các mô mềm ruột.

1 2

3

12

4 5 6

11

10

7 8

9

Hình 3.8. Lát cắt ngang thân rễ Dây thường xuân

1.Lớp bần; 2 Biểu bì; 3 Mô dày; 4 Mô mềm; 5 Mô cứng; 6 Tinh thể calci oxalat; 7. Libe; 8. Gỗ 1; 9. Rễ khí sinh; 10. Gỗ 2; 11. Ống tiết;

12. Mô mềm ruột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của dây thường xuân (hedera nepalensis var sinensis (tobler) rehder) thu thập ở việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w