Bệnh viện E được thành lập ngày 17/10/1967 theo quyết định 175/TTg-Vg của Phó Thủ tướng chính phủ Lê Thanh Nghị. Nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cán bộ chiến
11
sỹ từ miền Nam ra chữa bệnh và an dưỡng. Sau ngày thống nhất đất nước cùng bệnh viện Việt Xô phục vụ chủ yếu cán bộ, viên chức nhà nước. Hiện nay, bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế [13].
1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện E
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện E được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành theo quyết định số 2131/QĐ-BYT ngày 15/6/2005, chức năng của bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương gồm:
Quản lý KT
Hình 1.4 : Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện.
1.5.2 Tổ chức và nhân lực
Bệnh viện E có 31 khoa lâm sàng (khoa khám bệnh, khoa nội nhi tổng hợp, khoa kiểm tra sức khỏe, khoa y học cổ truyền, khoa cấp cứu, khoa ung bướu, khoa hồi sức tích cực, khoa ngoại tổng hợp, khoa hô hấp, khoa phẫu thuật thần kinh, khoa tiết niệu, khoa phụ sản, khoa nội tổng hợp, khoa gây mê hồi sức, khoa thần kinh, khoa mắt, khoa bệnh nhiệt đới, khoa tai mũi họng, khoa khám bệnh và cấp cứu tim mạch, khoa răng hàm mặt, đơn vị can thiệp tim mạch, khoa tiêu hóa, khoa gây mê hồi sức tích cực tim mạch, khoa nội gan mật, khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, khoa chấn thương chỉnh hình, khoa nội tim mạch, khoa chuyên xương khớp, khoa tim trẻ em, khoa phục hồi chức năng, khoa phẫu thuật thận, tiết niệu nam học).
Bên cạnh đó có 9 khoa cận lâm sàng ( khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa huyết học, khoa sinh hóa, khoa vi sinh, khoa nội soi – thăm dò chức năng, khoa giải phẫu bệnh, khoa dược, khoa dinh dưỡng, khoa kiểm soát nhiếm khuẩn).
12
12 phòng chức năng ( tổ chức cán bộ, kế hoạch tồng hợp, quản lý chất lượng,KHCN-TT-HTQT, ĐT chỉ đạo tuyến, điều dưỡng, HCQT, tài chính kế toán, vật tư- trang thiết bị, CNTT, công tác xã hội, văn phòng trung tâm tim mạch).
Ngoài ra có 3 trung tâm ( trung tâm tiêu hóa, trung tâm xương khớp chấn thương chỉnh hình, trung tâm tim mạch ) trực thuộc cả hai khối lâm sàng và cận lâm sàng [3].
1.5.3 Khoa Bệnh Nhiệt Đới
Khoa Bệnh Nhiệt Đới gồm 16 phòng bệnh, 4 phòng hành chính. Nhân lực gồm 20 cán bộ y tế. Trong đó có 6 bác sĩ, 13 điều dưỡng, 1 hộ lý, với 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ.
Khoa tiếp nhận nhiều ca bệnh truyền nhiễm từ nhẹ tới nặng, đa dạng các bệnh như sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt virus,...
1.5.4 Hội đồng thuốc và điều trị
Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư số 21/2013TT-BYT ngày 08/08/2013 và Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn việc tổ chức chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện để thực hiện chỉ thị này về việc chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện [5,6].
Nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng DMT trong bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc .
Trong thành phần của HĐT & ĐT nhiệm vụ của dược sỹ khoa dược gồm có:
- Dược sĩ khoa dược làm phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Giới thiệu thuốc mới
- Khoa Dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
13