CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khảo sát một số quy định về thủ tục hành chính
Bảng 3.1.1: Đặc điểm thông tin bệnh nhân
STT Nội dung
Tuổi
Từ 18 đến 30
1 tuổi
Từ 31 đến 40 tuổi
Từ 41 đến 50 tuổi
Từ 51 đến 80 tuổi
2 Giới tính
Nam Nữ
3 Địa dư
Thành thị Nông thôn
Tiền sử bệnh,bệnh mắc kèm
4 Có tiền sử bệnh, bệnh mắc kèm Không tiền sử bệnh, bệnh mắc kèm
Từ bảng trên, cho thấy trong tổng số 693 HSBA nghiên cứu giai đoạn 10/2019 đến 10/2020, có thể thấy rõ được sự chênh lệch về tỷ lệ giới tính, tuổi, địa dư, bệnh mắc kèm.
Cụ thể, số bệnh nhân có độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, giai đoạn 4/2020 đến 10/2020 còn có tỷ lệ số bệnh nhân từ 51 đến 80 cũng chiếm tỷ lệ bằng số bệnh nhân có độ tuổi 18 đến 30 tuổi (35,84%), tăng 18,59% so với giai đoạn đầu. Số bệnh nhân nữ tới điều trị nội trú tại Khoa Bệnh Nhiệt Đới ở cả hai giai đoạn cũng có tỷ lệ cao hơn.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh hoặc bệnh mắc kèm từ 10/2019 đến 10/2020 có tỷ lệ là 42,86%, phần lớn là bệnh nhân nữ từ 41 đến 80 tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự chênh lệch về giới tính và độ tuổi của nghiên cứu.
Bảng 3.1.2:Việc thực hiện quy định về thủ tục hành chính:
STT Nội dung
1 Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính,địa chỉ (chính xác đến phường, xã) của bệnh nhân.
2 Ghi đầy đủ chẩn đoán chính, không viết tắt, kí hiệu;
ghi diễn biến lâm sàng của bệnh nhân vào HSBA.
3 Tiền sử bệnh mắc kèm.
4 Khai thác đầy đủ thông tiền sử sử dụng thuốc.
5 Khai thác tiền sử dị ứng đầy đủ.
19
6 Chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng), nếu có sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh.
7 Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác
8 Ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24h
9 Ghi đầy đủ đường dùng
10 Ghi thời điểm dùng
11 Đánh STT ngày dùng thuốc đối với một số nhóm
thuốc cần thận trọng khi sử dụng: thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid.
12 Thời gian chỉ định thuốc:
- Trường hợp cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến bệnh.
- Trường hợp đã lựa chọn được thuốc và liều điều trị phù hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ)
13 Ký tên, ghi rõ họ tên người kê đơn
Từ bảng 3.1.2 cho thấy, có nhiều nội dung được thực hiện nghiêm túc, cụ thể là 100% HSBA ghi đầy đủ họ tên, giới tính, địa chỉ (đúng đến phường, xã) của bệnh nhân. Ngoài ra, các quy định về chỉ định thuốc (ghi rõ ràng về nồng độ, hàm lượng, đường dùng); về thời gian chỉ định thuốc và ký tên, ghi rõ họ tên người kê đơn cũng được thực hiện đầy đủ.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng một số bệnh án viết tắt trong chẩn đoán bệnh chính (8,23%). Các chẩn đoán thường được viết tắt như: CRNN(chưa rõ nguyên nhân),
20
KXĐ (không xác định), bệnh NK (bệnh nhiễm khuẩn), viêm PQ phổi (viêm phế quản phổi),...
100% các HSBA được khai thác tiền sử bệnh mắc kèm và tỷ lệ HSBA được khai thác thông tin dị ứng cũng chiếm tỷ lệ cao 81,67%. Tuy nhiên số lượng HSBA trong 2 giai đoạn ghi đầy đủ tiền sử sử dụng thuốc lại chưa đầy 1% ( 0,72%). Việc đánh STT ngày dùng đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng cũng được thực hiện nghiêm túc với tỷ lệ thực hiện hơn 95%.
Tỷ lệ không ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24h chiếm nhỏ là 11,54%.
Bên cạnh đó, chưa tới 40% số HSBA được ghi thời điểm dùng. Có thể thấy, việc ghi thời điểm dùng cụ thể vào HSBA chưa thực sự được thi hành đầy đủ. Nguyên nhân do có sự thay đổi bác sĩ điều trị trong quá trình nội trú của bệnh nhân, dẫn tới thường không ghi đủ hết tất cả các ngày.
Vấn đề ghi thuốc theo trình tự: thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc dùng ngoài, đường dùng khác, phần lớn ( 93,65%) đều ghi chưa chính xác.