Kiến thức, đánh giá của nhân viên y tế

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú và đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID19 tơi khoa bệnh nhiệt đới bệnh viện e (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động của khoa Nhiệt đới- bệnh viện E từ tháng 3/2020 đến 10/2020

3.2.1. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến nhân viên y tế

3.2.1.2 Kiến thức, đánh giá của nhân viên y tế

Tiến hành khảo sát kiến thức, thông tin, đánh giá của nhân viên y tế bằng bộ câu hỏi 33 câu với 5 nội dung chính: thông tin, kiến thức về dịch COVID19 của cán bộ y tế;

thái độ, nhận thức về dịch COVID19 của họ; sự thay đổi công việc do dịch bệnh; cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại khoa Bệnh Nhiệt Đới; đánh giá của cán bộ y tế về bệnh nhân và người nhà. Các câu hỏi sẽ bao gồm kiến thức cơ bản về dịch COVID19 và sự đánh giá thực tế về hoạt động của khoa Bệnh Nhiệt Đới – bệnh viện E của nhân viên y tế.

29

- Thông tin, kiến thức về dịch bệnh COVID19 của nhân viên y tế Bảng 3.2.2: Kết quả khảo sát nhân viên y tế về kiến thức dịch bệnh

Nội dung

Nguồn gốc, thời gian bùng phát dịch

Thời gian ủ bệnh, triệu chứng, hình thức lây nhiễm được khuyến cáo

Xử lý khi có bệnh nhân nghi nhiễm COVID19

Nhận thấy, kiến thức, thông tin về dịch bệnh COVID19 của nhân viên y tế có 20/20 cán bộ y tế nắm rõ các thông tin cơ bản về dịch như: Nguồn gốc xuất xứ, biểu hiện, thời gian ủ bệnh được khuyến cáo, hình thức lây nhiễm từ người sang người, nguồn gốc quy trình chống lây nhiễm được lấy từ văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong đó, 100% các nhân viên y tế nhận định, đánh giá quy trình xử lý khi có bệnh nhân nghi nhiễm COVID19 là: Khai báo y tế tại tòa nhà E, khám sàng lọc trước khi vào khoa tại khu khám sàng lọc với những đối tượng có lịch sử đi lại, tiếp xúc, nguy cơ nhiễm COVID19 cao. Sau đó lấy bệnh phẩm, xét nghiệm đặc hiệu và nhập viện cách ly hoàn toàn tới khi có kết quả. Thông thường, thời gian cách ly của các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm là 14 ngày.

Bảng 3.2.3: Kết quả khảo sát mức nắm thông tin dịch bệnh COVID19 của cá nhân Nội dung

Xử lý khi bản thân có biểu hiện nghi nhiễm

Tần suất khai báo sức khỏe trên cổng thông tin điện tử

Tần suất cập nhật thông tin dịch COVID19 Nguồn cập nhật thông tin dịch hay dùng

30

Được tập huấn về công tác phòng chống dịch tại khoa hay không?

Nội dung tập huấn, phòng chống dịch Tần suất tập huấn phòng chống dịch bệnh

Như bảng trên, 100% các nhân viên y tế tại khoa Bệnh Nhiệt Đới được tham gia tập huấn công tác phòng chống dịch COVID19, với mức độ 1-2 tháng/ lần. Nội dung được tham gia tập huấn bao gồm: cập nhật kiến thức, thông tin dịch bệnh; các thao tác cơ bản khi xử lý, tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm COVID19; cách rửa tay sát khuẩn,đeo đồ phòng hộ cá nhân đúng vệ sinh, an toàn; xử lý rác thải y tế. Trường hợp cán bộ y tế có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì có 20% cho rằng họ sẽ thông báo cho cấp trên, đồng nghiệp đã tiếp xúc sau đó mới xét nghiệm, 80% nhân viên khẳng định rằng sẽ đi khám và xét nghiệm có kết quả rồi mới khai báo.

Có 100% câu trả lời là thường xuyên khai báo tình hình sức khỏe trên cổng thông tin điện từ, nhưng chỉ có 60% cán bộ y tế cập nhật thông tin dịch bệnh trên cả nước và thế giới qua các kênh tivi, thời sự, website, báo điện tử,... Số còn lại có cập nhật nhưng chỉ với mức độ thi thoảng. Nguồn thông tin hay được sử dụng nhất là tivi, thời sự được 50% nhân viên hay sử dụng cập nhật thông tin dịch. Thứ hai là Web, báo điện tử có 35% nhân viên cập nhật thường xuyên bằng điện thoại. Ít nhất là loa đài, radio với 5% cán bộ y tế sử dụng.

10%

35% 50%

5%

Tivi, thời sự Loa đài, radio Web, báo điện tử Cổng thông tin điện tử Hình 3.1: Nguồn thông tin hay sử dụng để cập nhật về dịch COVID19 nhất của cán bộ y tế Khoa Bệnh Nhiệt Đới-Bệnh viện E

31

- Thái độ nhận thức của nhân viên y tế về đợt dịch COVID19

Bảng 3.2.4: Kết quả khảo sát thái độ nhận thức của nhân viên y tế Nội dung

Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID19 tới cuộc sống bản thân

Lo lắng về nguy cơ lây nhiễm của bản thân cho người nhà Ý thức về mức độ của đợt dịch

Thực hiện quy chế phòng chống dịch Thời điểm đeo khẩu trang y tế

Kết quả khảo sát cho thấy, có 20% nhân viên y tế cho biết cuộc sống gia đình, công việc của họ bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch và có 80% đánh giá rằng sự ảnh hưởng này là ít. 100% cán bộ y tế lo lắng về khả năng lây nhiễm của mình cho người thân gia đình, và ý thức được mức độ nghiêm trọng của đợt dịch lần này. Chính vì vậy, mà việc thực hiện nghiêm túc về quy chế phòng chống dịch như: đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng nước sát khuẩn, mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân thuộc diện cách ly, hay theo dõi, ghi chép,đo thân nhiệt cho các ca nghi nhiễm thường xuyên...

cũng được 100% nhân viên y tế chấp hành nghiêm chỉnh.

- Sự thay đổi công việc do dịch bệnh

Bảng 3.2.5: Sự thay đổi công việc do dịch COVID19 của nhân viên y tế Nội dung

Thu nhập

Số ngày làm việc so với trước khi dịch Số ca trực, ngày trực so với trước dịch

32

Ảnh hưởng của đại dịch tới các nhân viên y tế là điều không thể tránh khỏi. Có 20% người cho là thu nhập của họ đã giảm nhẹ so với trước khi dịch và 80% cán bộ y tế nói rằng không có sự thay đổi về lương. Sự thay đổi về tần suất mức độ làm việc được cho là nhiều hơn trước, khi có 40% nhân viên phải tăng ngày làm việc lên so với trước dịch và số ca trực tăng lên 1 ngày/tuần.

3.2.2 Tác động tới cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại khoa Bệnh Nhiệt Đới trong quá trình khám chữa bệnh

Bảng 3.2.6: Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của khoa Bệnh Nhiệt Đới – bệnh viện E Nội dung

Khu vực cách ly cho bệnh nhân nghi nhiễm có không?

Vị trí khu cách ly

Hỗ trợ từ các tổ chức để phòng chống dịch bệnh cho khoa

Khoa Bệnh Nhiệt Đới lâu nay có 16 phòng tiếp nhận điều trị nội trú cho bệnh nhân.

Bắt đầu từ tháng 01/2020, khi đại dịch COVID19 xuất hiện tình trạng lây lan đáng báo động ở Việt Nam, bệnh viện E đã chủ động sắp xếp bố trí một số phòng tại khoa Bệnh Nhiệt Đới là nơi tiếp nhận bệnh nhân cách ly, nghi nhiễm COVID19. Đợt 1, từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020, khoa dùng nhiều nhất 3 phòng cách ly. Đợt 2, từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2020, khoa sử dụng nhiều nhất 4 phòng cách ly. Các phòng cách ly nằm trong khoa Bệnh Nhiệt Đới, đảm bảo các điều kiện cách ly an toàn, đúng chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y Tế: điều kiện vệ sinh, thông thoáng khí, trang thiết bị phòng hộ cá nhân, mỗi phòng có 1 giường bệnh cho một bệnh nhân cách ly. Khu vực cách ly có bảng, hàng rào phân luồng, tránh người ngoài đi vào. Khi không có bệnh nhân cách ly, các phòng này vẫn sử dụng để tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú bình thường.

Theo khảo sát, có 90% nhân viên cho rằng khoa được nhận sự hỗ trợ về nguồn lực, cơ sở vật chất trong công tác phòng hộ, khám xét nghiệm, cách ly bệnh nhân trong

33

đợt dịch như hỗ trợ về đồ bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế, nước sát khuẩn và hỗ trợ xét nghiệm, test nhanh kiểm tra dịch COVID19 với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú và đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID19 tơi khoa bệnh nhiệt đới bệnh viện e (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w