Ngày soạn: 047/10/2015 Ngày dạy: 12/10/2015 Tiết 17- Bài 16: ĐỊNH LUẬT JUN- LEN XƠ
I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện : Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
- Phát biểu được định luật Jun - Len xơ và vận dụng được định luật này để giải bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để xử lí kết quả đã cho.
- Kỹ năng thu thập thông tin (quan sát, thiết lập, thu thập dữ liệu…).
- Kỹ năng xử lý thông tin (phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin và các dữ liệu thu được từ quan sát và thí nghiệm, rút ra kết luận…).
b. Năng lực:
- Học sinh cần đạt được:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, sử dụng ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng.
- Năng lực tự học: Đặt được câu hỏi về hiện tượng xung quanh ta.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực về kiến thức: K1, K2
- Năng lực về phương pháp: P1, P3, P7 - Năng lực về trao đổi thông tin: X7, X8 - Năng lực về cá thể: C1
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì.
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện hợp lí để tiết kiệm điện năng.
- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Tranh các đồ dùng điện.
Hình vẽ 16.1 vào bảng phụ.
2. HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- Điện năng có thể biến đổi thành dạng năng lượng nào? Cho ví dụ ? 3. Bài mới:
Nội dung Hoạt động Năng lực thành
phần chuyên biệt vật lí được hình
thành (Nội hàm)
NLTPC B (Kí hiệu) Hoạt động 1 : (10 phút)
Tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng
Đặt câu hỏi về dụng cụ điện chuyển hóa một phần điện năng thành nhiệt năng
a)
b)
Ba dụng cụ điện chuyển hóa một phần điện năng thành nhiệt năng và một phần thành quang năng: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED,...
Ba dụng cụ điện chuyển hóa một phần điện năng thành nhiệt năng và một phần thành cơ năng: máy quạt, máy sấy tóc,, máy bơm nước,...
Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học
K1.I
K3.II
Đặt câu hỏi về dụng cụ điện chuyển hóa toàn bộ điện năng thành nhiệt năng
a) b)
Bếp điện, nồi cơm điện, bàn là điện,...
Điện trở của dây hợp kim lớn hơn nhiều so với điện trở của dây đồng có cùng kích thước.
tập.
Hoạt động 2 : (5 phút) Xây dựng hệ thức định luật Jun - Lenxơ
Hệ thức định luật Jun- Lenxơ?
Khai thác thông tin SGK Q = I2.R.t
Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
K3.I
Hoạt động 3: (11 phút) Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra hệ thức biểu thị định luật Jun - Lenxơ Giới thiệu thí nghiệm kiểm chứng định luật C1?
C2?
C3?
Yêu cầu:
Lưu ý nếu Q tính theo đơn vị Cal thì hệ thức của định luật là: Q = 0,24I2.R.t
Theo dõi
Điện năng của dòng điện chạy qua dây điện trở:
A = U.I.t = I.R.I.t = I2.R.t = 2,42.5.300 = 8640(J) Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được:
Q = (m1.c1+m2c2)∆to =
(0,2.4200+0,078.880)9,5 = 8632,08(J)
Nhận xét: Q ≈ A
Khai thác thông tin SGK về mối quan hệ giữa Q, I, R,t do Jun và Lenxơ tìm ra.
Phát biểu định luật vài lần.
Vận dụng kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
Lựa chọn và sử dụng các công cụ Toán học phù hợp trong học tập Vật lí.
K4.I
P5.I
Hoạt động 4 : (10 phút) Vận dụng
C4? ( Hướng dẫn học sinh bám vào định luật và so sánh điện trở của các dây để giải thích vấn đề)
C5? (Yêu cầu học sinh tóm tắt đề trước khi giải và nắm vững ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện)
Theo định luật Jun - Lenxơ vì dây nối có điện trở nhỏ, nhiệt lượng tỏa ra trên dây nhỏ , nên dây ít nóng, còn dây tóc bóng đèn có điện trở lớn, nhiệt lượng tỏa ra lớn, nên nóng nhiều.
Vì ấm điện sử dụng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó:
U=Um=220V, nên công suất của ấm đúng bằng công suất định mức: P =P m= 1000W Công của dòng điện sản ra ở
Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Lựa chọn và sử dụng các công cụ Toán học phù hợp trong học tập Vật lí.
K3.I
P5.I
ấm điện:
A = P .t = 1000.t
Nhiệt lượng mà 2l nước nhận vào để sôi:
Q = c.m.(t02 - t01) = ...
= 672000(J)
Theo định luật bảo toàn năng lượng: A = Q
<=> 1000.t = 672000
=> t =672000/1000= 672(s) Hoạt động 5: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn đọc Nội dung ghi nhớ
- Hướng dẫn đọc Có thể em chưa biết.
- Bài tập:13.3; 13.4; 13.6 (Sbt).
- Về nhà nghiên cứu
phương án giải bài 1,2 và 3 ở bài 17: Bài tập vận dụng định luật
Jun - Len xơ.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung :
………
………
………
Tuần 9