Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ tài nguyên và môi trường (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

2.1. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Bộ

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp phụ trách Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kể từ khi thành lập tới nay Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra nhiều lần sắp xếp, kiện toàn tổ chức, nhân sự. Trải qua các lần sắp xếp, kiện toàn Thanh tra bộ đã đạt được nhiều thành công trong công tác tổ chức của thanh tra bộ, từ đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ giao trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, và phòng chống tham nhũng.

Bảng 2.1 Số lượng cán bộ Thanh tra Bộ (tính đến tháng 31/12/2018)

STT Tên Phòng Số lượng

1 Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài Nguyên và Môi trường 04

2 Văn phòng 07

3 Phòng tiếp dân và xử lý đơn thư 08

4 Phòng Thanh tra Hành chính 09

5 Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc 12 6 Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung 04 7 Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam 10

8 Phòng giám sát và xử lý sau thanh tra 06

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018)

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức hiện có của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường là: 60 người (Nữ 12, Nam 48), bao gồm 01 Chánh Thanh tra, 03 Phó chánh thanh tra [1].

Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ: 02, Thạc sỹ: 14, và Đại học: 44

Ngạch công chức: Thanh tra viên chính: 18, Thanh tra viên cao cấp: 03, Kế toán trưởng: 01, Thanh tra viên: 33, Chuyên viên: 5

Thanh tra Bộ có: Đảng viên: 55

Lý luận chính trị: Cao cấp: 20, Trung cấp: 28, Sơ cấp: 13 Hợp đồng vụ việc: 05

Với tổ chức nhân sự như hiện tại về cơ bản Thanh tra Bộ đã phần nào đáp ứng được những nhiệm vụ được Bộ trưởng giao. Tuy nhiên hoạt động thanh tra chuyên ngành trên phạm vi cả nước vẫn còn mỏng do thiếu lực lượng cán bộ thanh tra.

2.1.2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng 2.1.2.1. Văn phòng Thanh tra Bộ

Văn phòng Thanh tra Bộ (sau đây viết tắt là Văn phòng) là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, xây dựng kế hoạch, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác tài vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ. Văn phòng chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.2. Phòng tiếp dân và xử lý đơn thư

Phòng Tiếp dân và xử lý đơn thư là Phòng chuyên môn thuộc thanh tra bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác tiếp công dân và xử lý đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là đơn thư) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ. Phòng Tiếp dân và xử lý đơn thư chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.3. Phòng Thanh tra hành chính

Phòng Thanh tra hành chính (sau đây viết tắt là Phòng Thanh tra 1) là Phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra

thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nội bộ; công tác phòng chống tham nhũng và công tác thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Phòng Thanh tra 1 chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.4. Phòng thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc

Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc (sau đây viết tắt là Phòng Thanh tra 2) là Phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, (sau đây gọi chung là các tỉnh miền Bắc) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ. Phòng Thanh tra 2 chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.5. Phòng thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung

Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung (sau đây viết tắt là Phòng Thanh tra 3) là Phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng (sau đây gọi chung là các tỉnh miền Trung) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ. Phòng Thanh tra 3 chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.6. Phòng thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam

Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam (sau đây viết tắt là

Phòng Thanh tra 4) là Phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (sau đây gọi chung là các tỉnh miền Nam) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ. Phòng Thanh tra 4 chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

2.1.2.7. Phòng giám sát và xử lý sau thanh tra

Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra là Phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ, có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác giám sát, kiểm tra hoạt động các đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng và Thanh tra Bộ. Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra [1].

Nhận xét chung:

Với đặc thù của cơ quan là đơn vị quản lý đa ngành, đa lĩnh vực thì nhìn chung bộ máy tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được kiện toàn, đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo tinh gọn phù hợp với công cuộc cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay..

Các phòng ban chuyên môn được quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng được đào tạo kỹ lưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ từ đó phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ tài nguyên và môi trường (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)