Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ tài nguyên và môi trường (Trang 86 - 101)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI THANH

3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2.1. Giải pháp đổi mới về tổ chức của Thanh tra Bộ

Bổ sung biên chế cho Thanh tra Bộ: Với nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vị rộng lớn, khối lượng công việc nhiều, đặc biệt đặc thù của ngành là quản lý nhiều ngành, lĩnh vực “nóng” nên thêm biên chế cho Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường là rất cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc được giao.

Hiện tại, tính bình quân về cán bộ phụ trách ngành, lĩnh vực có khoảng 02 cán bộ phụ trách về chuyên ngành tài nguyên môi trường/1 tỉnh/8 lĩnh vực, con số này là còn rất mỏng do đó, kiến nghị bổ sung biên chế từ 1 – 2 cán bộ phụ trách/Tỉnh. Đặc biệt là bổ sung biên chế cho Phòng thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung (Phòng thanh tra 3), trong quyết định của Thanh tra Bộ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức thì Phòng thanh tra 3 có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại 19 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên biên chế tính đến tháng 5 năm 2017 của Phòng thanh tra 3 chỉ có 04 cán bộ thanh tra phụ trách, số lượng cán bộ thanh tra như vậy là rất mỏng để có thể phụ trách được công tác thanh, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Sửa đổi quy định về bổ nhiệm Chánh thanh tra Bộ: Hoạt động của cơ quan thanh tra cần phải đảm bảo tính chủ động và tính độc lập tương đối, Tuy nhiên theo quy định hiện hành hoạt động thanh tra bị chi phối bởi nhiều yếu tố, do vậy tính chủ động và độc lập tương đối còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, nên chăng cần sửa đổi lại quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra Bộ theo hướng: Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ theo đề nghị của Bộ trưởng. Không nên duy trì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra các cấp như hiện nay vì nó dễ bị tác động từ cơ quan hành chính tới cơ quan thanh tra, mà cơ quan

thanh tra cần thiết phải có sự hoạt động độc lập. Mặt khác, chỉ khi quy định Tổng Thanh tra bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra cấp Bộ thì mới đảm bảo được tính chủ động và độc lập tương đốicủa cơ quan thanh tra và đảm bảo sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra đối với các cơ quan thanh tra. Quy định hiện hành đang khiến cơ quan thanh tra phụ thuộc nhiều vào thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến tính độc lập của cơ quan thanh tra.

Nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra Bộ: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn đối cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Tuyển dụng cán bộ có chuyên môn sâu về công tác thanh tra chuyên ngành đặc biệt là những người đã từng công tác trong lĩnh vực chuyên ngành. Ngoài kiến thức chuyên môn cần tăng cường bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Chủ động và linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp con người và nguồn lực cho công tác thanh tra về tài nguyên và môi trường tương xứng với khối lượng nhiệm vụ thực tế phát sinh và yêu cầu công tác quản lý nhà nước của ngành; tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng với những thay đổi của chính sách và tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra.

Thanh tra Bộ cần trú trọng đổi mới quy trình và phương thức tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ đổ về số lượng, mạnh về chất lượng; vững vàng về chính trị, có bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn và kiện định với cương lĩnh của Đảng.

3.2.2. Giải pháp đổi mới hoạt động của thanh tra Bộ

Để nâng cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra các cấp, Luật Thanh tra cần được nghiên cứu , sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường tính chủ động, tính độc lập tương đối của cơ quan thanh tra

để đảm bảo hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất. Bổ sung thêm quy định về việc kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, bổ sung trách nhiệm rằng buộc của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kiến nghị, yêu cầu của cơ quan thanh tra.

3.2.2.1. Đối với hoạt động thanh tra

Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra: Kế hoạch thanh tra hàng năm phải đảm bảo khách quan, không trùng lắp giữa các cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra trong cùng một thời điểm. Thanh tra Bộ cần trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm đúng thời gian quy định, trên cơ sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra của đơn vị mình.

Hai là, xử lý chồng chéo và trùng lắp trong hoạt động thanh tra: Mặc dù Luật Thanh tra đã quy định vấn đề xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, nhưng thực hiện nay vẫn còn tình trạng này ví dụ như chồng chéo với Kế hoạch của Kiểm toán Nhà nước. Cần phải rà soát và xây dựng kế hoạch thanh tra cụ thể, tránh việc chồng chéo, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức thanh tra: Các cơ quan thanh tra cần nhận thức hoạt động thanh tra không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xử lý sai phạm mà hoạt động thanh tra cần có những kiến nghị cụ thể để điều chỉnh kịp thời các khuyết điểm, sơ hở trong hoạt động quản lý, làm rõ những mặt tốt để các cấp, các ngành phát huy những thiếu sót, sơ hở để chấn chỉnh. Trong tổ chức đoàn thanh tra cần phải lựa chọn cán bộ thanh tra có năng lực phù hợp với nội dung thanh tra, coi đây là yếu tố quyết định thành công của mỗi cuộc thanh tra. Kế hoạch tiến hành mỗi cuộc thanh tra cần phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời gian tiến hành thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải khoa học, có thành phần, số lượng hợp lý. Trong chỉ đạo, điều hành Đoàn thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời được thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra;

thường xuyên kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra tiến hành đúng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của Đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, các bộ phận, đơn vị có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thanh tra đối với từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận chính xác.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra: Trong quá trình tiến hành thanh tra cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp trong công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra với các cơ quan hữu quan. Qúa trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý kết luận thanh tra, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Năm là, bổ sung trách nhiệm, quyền hạn cho các cơ quan thanh tra:

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước; chủ động ra quyết định thanh tra khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật; xác định quyết định, kết luận thanh tra có giá trị thi hành; người ra kết luận thanh tra phải chịu trách nhiệm về kết luận của mình; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Việc bổ sung các trách nhiệm, quyền hạn như trên vừa phù hợp với thực tiễn của công tác thanh tra, vừa phù hợp với Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 “Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước, phân định rõ thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra

theo ngành, lĩnh vực; tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra”.

Sáu là, trưởng đoàn thanh tra được ban hành kết luận thanh tra:

Trưởng đoàn thanh tra là người lãnh đạo trực tiếp đoàn thanh tra tiến hành cuộc thanh tra, do đó, hơn ai hết, Trưởng đoàn thanh tra là người hiểu rõ nội dung vụ việc và thấy cần kết luận như thế nào trên cơ sở quy định của pháp luật. Hiện tại, Điều 43 Luật Thanh tra quy định người ban hành kết luận thanh tra là người ra quyết định thanh tra, tuy nhiên trên thực tế người ra quyết định thanh tra lại không phải là người trực tiếp tiến hành cuộc thanh tra, do đó nhiều nội dung không thể nắm rõ. Mặt khác, trong một số trường hợp có sự bất đồng quan điểm của trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra dẫn đến kết luận thanh tra không sát với thực tế, gây ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra. Thiết nghĩ chúng ta nên bổ sung quyền hạn ra kết luận thanh tra cho trưởng đoàn thanh tra và tăng tính tự chịu trách nhiệm với kết luận thanh tra ban hành của trưởng đoàn thanh tra.

Bảy là, tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra:

Hoạt động của cơ quan thanh tra được thể hiện chủ yếu qua công tác thanh tra, nhất là kết quả các cuộc thanh tra, trong khi đó kết quả thanh tra lại phụ thuộc nhiều vào người ra quyết định thanh tra, trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên của Đoàn thanh tra. Nội dung thanh tra được giao cụ thể cho Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên của Đoàn thanh tra và trong quá trình hoạt động của Đoàn luôn phát sinh các quan hệ của Đoàn thanh tra. Các quan hệ này được chia làm hai loại đó là quan hệ trong nội bộ Đoàn thanh tra và giữa Đoàn thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài. Các mối quan hệ này có thể làm tác động tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định. Vậy nên yêu cầu về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra phải được nghiêm túc thi hành. Để thực hiện được yêu cầu này trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng

cường công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra, trên cơ sở đó xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể công khai để nhận được sự ủng hộ từ phía xã hội (Nhân dân, báo chí) đối với công tác thanh tra. Từ đó mang lại cho hoạt động thanh tra được kết luận chính xác, khách quan nhất.

Tám là, quy định đầy đủ việc công khai quyết định thanh tra: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kết luận thanh tra phải được công khai. Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra và trên thực tế đó nó đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra trong thời gian qua. Các kết luận thanh tra được công khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra tại nơi được thanh tra.

Tuy nhiên, Việc công khai kết luận thanh tra cần phải xem xét đổi mới, vì hình thức công khai hiện tại và việc tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận còn nhiều bó buộc. Để phát huy được vai trò, mục đích của kết luận thanh tra, đảm bảo cho việc công khai kết luận thanh tra được thuận lợi và đúng tinh thần pháp luật thì cần phải xây dựng và xác định các hình thức rõ hơn của việc công khai kết luận thanh tra, trong đó có hình thức bắt buộc công khai (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) rộng rãi kết luận thanh tra không chỉ với đối tượng thanh tra mà còn tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận, nhất là các cơ quan báo chí, truyền thông có thể tiếp cận và giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cuộc thanh tra.

Chín là hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành tài nguyên và môi trường: Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 175 và Điểm b Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định. Trình tự thủ tục và hồ sơ thu hồi đất được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Nghị định

43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 và Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014. Tuy nhiên trường hợp người trúng đấu giá tài sản trên đất thuê do thực hiện bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ thu hồi đất để cho người trúng đấu giá tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định. Đề nghị bổ sung nội dung này vào quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cần có quy định cụ thể về trình tự thủ tục của việc kiểm tra để xác định đối tượng sử dụng đất có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, d, g Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.

Ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện trong việc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ở một số địa phương. Đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai:

Cần bổ sung quy định Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với phần diện tích còn lại sau khi người được cấp giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất đối với một phần thửa đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật

Bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính vào Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản.

Mười là, tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh tra: Bố trí đủ kinh phí đảm bảo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xem xét, cho phép sử dụng nhiều nguồn kinh phí khác nhau (quản lý hành chính, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế...) cho công tác thanh tra

về tài nguyên và môi trường; có quy định cụ thể về việc cho phép trích và sử dụng kinh phí từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường cho công tác thanh tra, kiểm tra đối với ngành tài nguyên và môi trường.

Mười một, đặc biệt có sự quan tâm đến những lĩnh vực nóng, đang gây bức xúc trong xã hội:

Lĩnh vực đất đai: Thực hiện các nội dung theo Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể: Thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cấp, trọng tâm là các thủ tục thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến thời điểm thanh tra. Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn động, tránh dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện lâu ngày và đông người.

Lĩnh vực môi trường: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (dệt nhuộm, hóa chất, luyện kim, giấy, bột giấy, tinh bột sắn, cao su, mía đường, xi mạ, thuộc da, nhiệt điện...); các cơ sở có nguồn thải lớn từ 200m3/ngày đêm trở lên. Trong đó đặc biệt sẽ tiến hành thanh tra đối với các đối tượng do Bộ thẩm định và phê duyệt hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Lĩnh vực địa chất khoáng sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản trong công tác quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Tăng cường kiểm tra công tác lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, kiểm tra việc thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng, lạch tại các địa phương trên cả nước, nhất là ở các huyện giáp ranh khiến môi trường ô nhiễm, sạt lở nghiêm trọng bờ sông,

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ tài nguyên và môi trường (Trang 86 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)