CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI THANH
3.1. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.1. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.1.1. Phương hướng đổi mới tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ phù hợp với nhiệm vụ quản lý của Bộ trong thời kỳ mới. Theo hướng khoa học, tinh gọn về tổ chức phù hợp với yêu cầu cải cách bộ mánh hành chính nhà nước. Đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra; kịp thời giải quyết các các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức thanh tra. Trình Bộ trưởng bổ nhiệm các cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực công tác vào vị trí lãnh đạo cấp Phòng, cấp Vụ.
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, trên cơ sở đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mạnh về tư cách, đạo đức, phẩm chất.
Chủ động và linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp con người và nguồn lực cho công tác thanh tra về tài nguyên và môi trường tương xứng với khối lượng nhiệm vụ thực tế phát sinh và yêu cầu công tác quản lý nhà nước của ngành; tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng với những thay đổi của
chính sách và tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra.
Xây dựng đề án việc làm, trong đó xác định cụ thể vị trí công việc gắn với chức danh và chuyên môn cụ thể từ đó bổ nhiệm, tuyển dụng và bố trí các cán bộ thanh tra một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác nhân sự từ đó mang lại hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.1.2. Phương hướng đổi mới về hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.1.2.1. Đối với công tác thanh tra
Tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, theo các nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực còn chưa được trú trọng nhiều như: Đo đạc bản đồ, Biển hải đảo, đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản ... Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm chống lãng phí và làm tốt công tác sau thanh tra.
Đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành trên phạm vi cả nước; đưa ra những quy định định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ phụ trách trên các lĩnh vực mà dư luận quan tâm.
Thanh tra trách nhiệm đối việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến các đơn vị, địa phương để xảy ra các vấn đề nóng về tài nguyên, môi trường, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo … gây bức xúc trong dư luận.
Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết kiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ. Trong đó, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc còn nổi cộm trọng thời gian qua đặc biệt là các vụ việc khiếu
nại đông người.
Tập trung triển khai công tác thanh tra công vụ, trước mắt tập trung vào những đơn vị có chức năng tham mưu cho Bộ về công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, những đơn vị có cán bộ công chức thuộc danh mục định kỳ phải chuyển đổi và có đơn thư phản ánh về tiêu cực, tham nhũng.
Đối với các trường hợp có đơn thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực tại các đơn vị công tác cần phải xem xét để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của nhà nước.
Thực hiện triệt để các kết luận thanh tra, tăng cường công tác giám sát thực hiện quyết định xử lý sau thanh tra.
Trong các hoạt động cụ thể:
Thanh tra chuyên đề, diện rộng: Hàng năm cần lựa chọn một số nội dung trọng tâm để thực hiện thanh tra thí điểm và tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để nghiên cứu, đề xuất tổ chức thanh tra chuyên đề, diện rộng trong năm tiếp theo, trong đó ưu tiên cho các cuộc thanh tra kết hợp nhiều lĩnh vực tập trung vào một số lĩnh vực như: hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản kim loại; việc quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và những đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...
Thanh tra trách nhiệm: Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương, hàng năm Thanh tra Bộ cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc sẽ triển khai thanh tra toàn diện công tác quản lý nhà nước và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: Thực hiện các thanh tra theo chuyên đề đối với một số lĩnh vực chưa có đơn vị quản lý được giao chức năng thanh tra chuyên ngành như: đo đạc và bản đồ, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo…
Thanh tra hành chính: Tập trung vào thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
Giám sát và hậu kiểm: Tăng cường thực hiện với mục tiêu kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện từ các năm trước. Trên cơ sở đó sẽ kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng thanh tra chưa thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra đã được ban hành. Đồng thời, thường xuyên tổ chức giám sát quá trình hoạt động của các Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện tại các địa phương, đơn vị nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm và thanh tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp.
3.1.2.2. Đối với công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị.
Tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của Luật Tiếp công dân. Tập trung giải quyết các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và các vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90% đối với các vụ việc mới phát sinh. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ.
Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về
khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo nhất là những điểm mới của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp Công dân và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Trang bị, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ, đảm bảo thuận tiện, đáp ứng được công tác tiếp công dân.
Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo cho công tác tiếp công dân được trú trọng thực hiện, và giải quyết triệt để các vụ việc, không để tồn đọng, khiếu kiện đông người và khiếu kiện kéo dài.
3.1.2.3. Đối với công tác phòng chống tham nhũng
Xác định công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Vì vậy phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ được định hướng như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng: Gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong ngành, đặc biệt ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc nắm vững và tự giác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết của TW về phòng chống tham nhũng, lãng phí, Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng và các chỉ đạo của Chính Phủ, Thanh tra Chính phủ về phòng chống tham nhũng, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tham nhũng.
Thứ hai, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật: Minh bạch hóa quá trình soạn thảo, trình, ban hành chính sách, pháp luật; quá trình chuẩn bị, trình, ban hành
quyết định, văn bản hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của Bộ.
Rà soát, sửa đổi văn bản quy định về bí mật nhà nước của ngành theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật ở mức cần thiết. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảo bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trong các lĩnh vực và vị trí công tác có nhiều khả năng phát sinh tiêu cực, tham nhũng của ngành.
Thứ ba, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ: Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, mỗi bộ phận chức năng đảm bảo thực hiện công khai các nội quy, quy trình, thời hạn, thủ tục giải quyết công việc, khắc phục tình trạng sách nhiễu, gây khó khăn và thiếu trách nhiệm của cán cán bộ, công chức đối với công vụ và công việc.
Quy định chức trách của từng đơn vị công tác, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả để đánh giá cán bộ, công chức.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý kiên quyết, kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.
Thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Công khai các chế độ, định mức tiêu chuẩn và công khai việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức, trước hết là người đứng đầu đơn vị.
Thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ
ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức...
Đẩy mạnh việc xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng: Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện để các thành viên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng; Nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công cuộc phòng chống tham nhũng;
Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác phòng chống tham nhũng; đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí; xây dựng quy tắc nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho các cơ quan báo chí;
Phát huy vai trò của toàn dân, toàn xã hội trong công tác đấu tranh, phát hiện và phòng, chống tham nhũng. Qua đó xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, phi tham nhũng. Phối hợp kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ, bôi trơn của của cán bộ, công chức ...