CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP ĐỘ RỦI RO DO SẠT LỞ ĐẤT
3.1. Đánh giá nguyên nhân gây sạt lở đất
Để đánh giá và tìm ra các nguyên nhân chính gây sạt lở đất trong vùng nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đi thực địa đến 20 điểm sạt lở đất đã dễn ra trong năm 2017 và 2018 như đã mô tả sơ bộ ở mục 1.5 của chương 1.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập thực địa của 20 điểm sạt lở trong năm 2017 và 2018.
Các thông tin như tọa độ và thời điểm sạt lở (giờ/ ngày/ tháng/ năm) được xác định chính xác. Dựa trên cơ sở này tác giả sử dụng phương pháp truy vấn thông tin của sự kiện mưa đã xảy ra cho từng điểm sạt lở như sau:
- Từ vị trí sạt lở xác định trạm đo mưa gần nhất;
- Từ thông tin về thời gian xảy ra sạt lở truy vấn dữ liệu mưa giờ của trạm đo mưa trước và sau thời điểm sạt lở, nguồn cung cấp từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.
- Xác định được tổng lượng mưa và thời đoạn mưa
Bảng 3.1: Thông tin địa điểm sạt lở và mưa
Huyện Số điểm
sạt lở khảo sát
Trạm đo mưa
Thời đoạn (ngày)
Tổng lượng (mm)
Tây Trà 01 Trà My 7 662
Trà Bồng 03 Ba Tơ 3 915
Ba Tơ 01 Ba Tơ 3 750
Sơn Tây 02 Sơn Tây 5 202
Sơn Tây 05 Sơn Tây 3 147
Ba Tơ 02 Ba Tơ 3 915
Ba Tơ 03 Ba Tơ 5 506
Ba Tơ 03 Ba Tơ 3 546
Bảng 3.1 cho thấy phần lớn các điểm sạt lở (12/20) đã diễn ra trong năm 2017 và 2018 có thời đoạn mưa 3 ngày là khá phổ biến với tổng lượng mưa dao động trong khoảng từ 500 mm đến 900 mm. Do vậy trong nghiên cứu này, tác giả chọn thời đoạn mưa 3 ngày để xây dựng bản đồ mưa cho vùng nghiên cứu.
Dựa vào số liệu thống kê của 20 điểm sạt lở trong khu vực nghiên cứu tiến hành phân tích thông kê bằng phần mềm Arc GIS 10.4.1 của ESRI cho kết quả như sau:
Hinh 3.1: Kết quả phân tích yếu tố độ dốc
Hình 3.2: Kết quả phân tích yếu tố hướng dốc địa hình
Địa hình có độ dốc từ 20 đến 30 độ dễ bị sạt lở nhất với gần một nữa các sự kiện đã xảy ra. Sự xuất hiện của lở đất gia tăng với độ dốc của địa hình trong mưa từ 10 đến 30 độ. Ngược lại, có một sự giảm trong hình cho một phạm vi độ dốc lớn hơn
0 5 10 15 20 25 30
10 20 30 40 50 60 More
Frequency
Slope
Độ dốc
Frequency
0 20 40 60 80 100 120
Hướng dốc địa hình
Frequency
40 độ. Về tiêu chí khía cạnh, lở đất có nhiều khả năng xảy ra với khía cạnh địa hình liên quan đến hướng Đông (Đông Nam, Đông và Đông Bắc), với 50% các vụ lở đất được đánh giá.
Hình 3.3: Kết quả phân tích yếu tố khoảng cách đến đường
Hình 3.4: Kết quả phân tích yếu tố khoảng cách đến dòng chảy
Thống kê các điểm lở đất và phân tích GIS đã cho thấy mối tương quan mạnh mẽ của hiện tượng sạt lở với khoảng cách đến các đường giao thông và thủy hệ. Một tỷ lệ lớn của lở đất xảy ra ở những khu vực gần đường và các điểm tụ thủy. Các vụ sạt lở đất xảy ra trong khu vực đệm cách đường và tụ thủy 100 mét luôn chiếm một tỷ lệ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400 1500 More
số làn xuất hiện
Khoảng cách
khoảng cách đến đường Frequency
0 20 40 60 80 100 120
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 More
số lần xuất hiện
khoảng cách m
khoảng cách đến dòng chảy
Frequency
cao nhất. Ảnh hưởng của các con đường đến hiện tượng sạt lở giảm mạnh với sự gia tăng khoảng cách. Tương tự đối với dòng chảy, tỷ lệ sạt lở cao nhất rơi vào khu vực gần nhất với khoảng cách trong vùng đệm khoảng cách 100m và giảm dần khi khoảng cách gia tăng.
Hình 3.5: Kết quả phân tích yếu tố sử dụng đất
Hình 3.6: Kết quả phân tích yếu tố thổ nhưỡng
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Frequency
Sử dụng đất
Sử dụng đất
Frequency
0 50 100 150 200 250
Đất xám feralit đá lẫn sâu
Đất xám feralit đá lẫn nông
Đất xám mùn đá lẫn nông
Đất xám feralit điển
hình
Đất xám mùn đá lẫn nông
Đất xám mùn điển
hình
Đất phù sa đốm rỉ
cơ giới nặng
More
Frequency
Thổ nhưỡng
Loại đất
Frequency
Phân tích sạt lở lịch sử đại diện cho một ảnh hưởng mạnh mẽ của lớp đất đến sự ổn định của khu vực. Hầu hết các vụ lở đất xảy ra trên đất xám Ferralic Acrisols trong khu vực nghiên cứu với hơn 80%. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong phân bố không gian của loại đất giữa các khu vực này. Trong khi các hiện tượng chủ yếu xảy ra trên đất xám Ferralic đá lẫn nông. Một tỷ trọng cũng khá lớn các điểm sạt lở xảy ra trên đất xám mùn đá lẫn nông chếm tỷ lệ khá cao hơn 50%.
Nhìn chung, các loại đất có đá lẫn nông có xu hướng gây ra trượt lở nhiều hơn các loại đất đá lẫn sâu. Các loại thổ nhưỡng có thành phần mùn cũng hạn chế quá trình trượt lở. Mặc dù sự phân bố không gian của lở đất trên nền sử dụng đất cho thấy tỷ lệ các điểm sạt lở xảy ra nhiều nhất ở loại đất cây bụi. Tỷ trọng các điểm sạt lở xảy ra trên vùng đấy bao phủ bởi rừng cũng rất lớn, nhưng hầu hết xảy ra xa khu dân cư nên ít gây thiệt hại cho người dân. Có thể thấy các loại hình sử dụng đất có các tác động của con người chiếm ưu thế trong thống kê sạt lở đã xảy ra. Cùng với khu vực rừng trồng và đất nông nghiệp, đất dân cư chiếm tần suất sạt lở cao trong khu vực này.
Các hoạt động phát triển ở miền núi làm tăng đáng kể sự xuất hiện lở đất. Có lẽ, bằng chứng rõ ràng nhất là ảnh hưởng của việc xây dựng con đường trong vụ sạt lở với sự kiện gần hai phần ba xảy ra trong khu vực vùng đệm cách đường 100 m. Những ảnh hưởng của các hoạt động của con người cũng được đánh dấu trong việc thay đổi độ che phủ đất và sử dụng đất. Các khu vực đất rừng có ít lở đất hơn so với các khu đất khác như rừng tái sinh, rừng sản xuất cây bụi, cỏ nông nghiệp.
Mặc dù một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình phân tích như thiếu cơ sở dữ liệu hoặc nhân công kỹ thuật với đầy đủ các kỹ năng để thực hiện quy trình. Nhưng GIS và các công cụ thống kê của nó đã phần nào thể hiện sự hiệu quả trong việc đánh giá và kiểm kê các yếu tố gây ra lở đất. Công cụ này có thể chứng minh sự phân bố không gian của các yếu tố nguyên nhân trượt lở có thể hữu ích trong việc trích xuất dữ liệu cần thiết cho thủ tục mẫn cảm trượt lở đất. Kết quả này là căn cứ để đánh giá các trọng số để xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở cho vùng nghiên cứu.