CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP ĐỘ RỦI RO DO SẠT LỞ ĐẤT
3.3. Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất
3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất
Bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất cho vùng nghiên cứu được thực hiện theo các bước: (i) xây dựng bản đồ rủi ro từ SAGA, (ii) xác định cấp độ rủi ro theo 5 mức cấp độ (Rất cao / cao / trung bình / thấp / rất thấp), (iii) sử dụng công cụ Arcgis xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất theo 5 mức như ở bước 2.
Hình 3.19; 3.20; 3.21 và 3.22 trình bày kết quả bản đồ rủi ro cho 4 kịch bản mưa P1, P2, P25 và P50. Phổ màu trên bản đồ thay đổi từ màu xanh đậm (rủi ro thấp) đến màu đỏ (rủi ro cao). Sử dụng 511 điểm sạt lở (điểm chấm tròn màu đen) thu thập từ ảnh vệ tinh từ năm 2010 đến năm 2016 để kiểm chứng kết quả bản đồ rủi ro. Việc kiểm chứng dựa trên sự phù hợp giữa điểm sạt lở đã xảy ra có nằm trong vùng rủi ro sạt lở hay không. Từ bốn bản đồ kết quả phân tích từ mô hình SAGA cho thấy mức độ phù hợp cao về mật độ và số lượng điểm kiểm chứng tập trung nhiều ở các vùng có nguy cơ sạt lở cao. Cụ thể tập trung ở các huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà.
Phân Ngưỡng tính toán: Các nghiên cứu gần đây sử dụng thang 5 cấp độ để phân chia mức độ rủi ro về sạt lở đất cho vùng nghiên cứu. Với đề tài này, Tác giả đã sử dụng 5 cấp độ để phân chia các cấp độ rủi ro sạt lở cho nghiên cứu của mình trên cơ sở Quyết định 44/2014/QÐ-TTg các rủi ro có thể được phân chia theo 5 cấp độ [1].
Theo đó các nguy cơ được phân chia theo 5 cấp độ là phù hợp với các nghiên cứu gần đây[31, 33, 34]. Việc xác định ngưỡng phân chia phụ thuộc rất nhiều vào dải biến thiên của kết quả nhận được sau quá trình phân tích GIS với hơn 3,7 triệu điểm (1.65- 8.6) và các yếu tố thống kế khác như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân bố của các kết quả tính toán qua các nhóm kịch bản. Với tổng số điểm tại giá trị trong luận văn này, tác giả lựa chọn cấp độ nguy cơ sạt lở đất theo thống kê từ kết quả phân tích GIS của các kịch bản. Theo đó, giá trị trung vị của phân bố là 4.560. Trong khoản đảm bảo 15% và 85%, các giá trị rơi vào 1.9573 và 7.0424. Vì vậy, để đơn giản cho quá trình phân tích, lựa chọn trong khoảng giá trị từ 2 đến 7 và các ngưỡng theo các giá trị được tính theo công thức như sau:
Δx = (Xmax- Xmin)/n; trong đó: n- số cấp cần phân chia.
- 0 – 3: Rất thấp;
- 3 – 4: Thấp;
- 4 – 5: Trung bình;
- 5 – 6: Cao;
- > 6 : Rất cao
Hình 3.23 đến hình 3.26 trình bày biểu đồ thống kê phân bố nguy cơ sạt lở đất theo 4 kịch bản mưa P1, P2, P25 và P50 và phân chia ra 5 cấp độ rủi ro tương ứng.
Kết quả cuối cùng thu nhận được là bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất được thể hiện từ hình 3.27 đến hình 3.30.
Hình 3.31 cho thấy xu thế khi tăng lượng mưa theo kịch bản P1 và P2 thì số lượng điểm sạt lở thuộc mức cấp độ cao và rất cao sẽ tăng lên rất đáng kể. Các huyện miền núi như Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Ba Tơ và Minh Long có cấp độ rủi ro thuộc mức cao và rất cao. Trên thực tế khi so sánh với mật độ phân bố của 531 điểm sạt lở đã nghi nhận từ năm 2010 đến năm 2018 hoàn toàn phù hợp (xem hình 3.27 đến hình 3.30). Theo kết quả này thì vùng núi giáp ranh giữa huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà tập trung mật độ rủi ro cao nhất nhất vùng. Sau đó là huyện Ba Tơ với mật độ phân bố cấp độ rủi ro cao khá rộng và chiếm diện tích khá lớn, tiếp đến là huyện Sơn tây và huyện Minh Long. Cuối cùng là huyện Sơn Hà được đánh giá là ít bị ảnh hưởng nhất.
Hình 3.31 thể hiện thống kê tổng diện tích đất thuộc 5 cấp đội rủi ro ứng với 4 kịch bản mưa P1, P2, P25 và P50. Kết quả cho thấy độ nhạy của lượng mưa thời đoạn 3 ngày so với tổng diện tích đất thuộc cấp độ rủi ro (cao và rất cao). Có thể thấy trên hình 3.27, khi tăng lượng mưa tương ứng với tần suất từ 50% lên 1% thì tổng diện tích đất thuộc cấp độ rủi ro rất cao tăng lên gần 10 lần (từ khoảng 50 km2 lên đến gần 500 km2, xem biểu đồ cột màu đỏ trong hình 3.31) và tổng diện tích đất thuộc cấp độ rủi ro cao tăng lên 2,5 lần (từ 400 km2 lên đến 1.000 km2 xem biểu đồ cột màu cam trong hình 3.31). Trong khi đó tổng diện tích đất thuộc cấp độ rủi ro trung bình ít biến động (dao động trong khoảng từ 1.100 km2 đến 1.300 km2, xem biểu đồ cột màu vàng trong hình 3.31).
Bảng 3.5: Thống kê các điểm sạt lở nằm trong các mức cấp độ rủi ro sạt lở đất.
Mức cấp độ P1 P2 P25 P50
Rất thấp 0 0 2 17
Thấp 22 37 99 105
Trung bình 115 131 129 148
Cao 138 142 141 130
Rất cao 176 141 80 51
Tổng 451 451 451 451
Hình 3.19: Kết quả phân tích theo phương pháp AHP bằng SAGA ứng với tần suất mưa P = 1%
Hình 3.20: Kết quả phân tích theo phương pháp AHP bằng SAGA ứng với tần suất mưa P = 2%
Hình 3.21: Kết quả phân tích theo phương pháp AHP bằng SAGA ứng với tần suất mưa P = 25%
Hình 3.22: Kết quả phân tích theo phương pháp AHP bằng SAGA ứng với tần suất mưa P = 50%
Hình 3.23: Biểu đồ thống kê phân bố và mức cấp độ nguy cơ sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 1%
Hình 3.24: Biểu đồ thống kê phân bố và mức cấp độ nguy cơ sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 2%
Hình 3.25: Biểu đồ thống kê phân bố và mức cấp độ nguy cơ sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 25%
Hình 3.26: Biểu đồ thống kê phân bố và mức cấp độ nguy cơ sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 50%
Hình 3.27: Bản đồ rủi ro do sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 1%
Hình 3.28: Bản đồ rủi ro do sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 2%
Hình 3.29: Bản đồ rủi ro do sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 25%
Hình 3.30: Bản đồ rủi ro do sạt ở đất ứng với tần suất mưa P = 50%
Hình 3.31: So sánh tổng diện tích ảnh hưởng ứng với 5 nhóm cấp độ rủi ro cho 4 kịch bản mưa.