CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP ĐỘ RỦI RO DO SẠT LỞ ĐẤT
3.3. Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro do sạt lở đất
3.3.1. Đánh giá trọng số của các nguyên nhân gây sạt lở
Như đã phân tích ở trên, có 8 nguyên nhân tác động đến sạt lở đất của vùng nghiên cứu, việc xác định trọng số đóng góp của các nguyên nhân là rất quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro sạt lở đất cho vùng nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích AHP trong phần mềm SAGA để xác định trọng số cho từng nguyên nhân.
Ma trận AHP được xây dựng dựa trên quá trình so sánh mức độ quan trọng của các nhân tố tác động đến quá trình hình thành sạt lở đất. Trong khuôn khổ luận văn này, mức độ quan trọng của các nhân tố được đánh giá từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi. Độ dốc, được nhận định là tác nhân có tác động lớn nhất đến sự hình thành sạt lở đất. Trong một xuất bản của Reichenbach, Rossi [24], các tác giả sắp sếp độ dốc là nhân tố quan trọng nhất trong tập hơn 20 nhân tố với hơn 10.5 %. Cũng trong nghiên cứu này, Yếu tố thảm phủ (Sử dụng đất, cũng được đánh giá là quan trọng hơn các khoảng cách đến đường và đến điểm tụ thủy. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì lượng mưa được đánh giá là yếu tố có đóng góp thứ hai trong sự hình thành các sự kiện sạt lở trong khu vực tính toán [17]. Mức độ quan trọng của các nhân tố còn lại, được đánh giá từ các nghiên cứu như của Van Hung [30], hay Linh, Degener [31], Thám, Độ [32]. Từ các cặp so sánh này, ma trận so sánh trong AHP được thành lập và thể hiện trong bảng 3.3 và 3.4.
Kết quả phân tích AHP đã xác định sự đóng góp trọng số của các nguyên nhân sạt lở đất và được xác định bằng ma trận so sánh theo cặp như bảng 3.3. Các nguyên
nhân gây sạt lở được so sánh trong phạm vi từ 1 điểm đến 9 điểm. Mỗi một giá trị thể hiện mức độ quan trọng của tiêu chí này so với tiêu chí còn lại. Theo đó 1 điểm cho thấy hai tiêu chí có tầm quan trọng như nhau và 9 điểm cho thấy tầm quan trọng cực kỳ mạnh mẽ của một nguyên nhân so với một nguyên nhân khác.
Trọng số lớn nhất trong mô hình AHP đại diện cho một nguyên nhân có tác động đáng kể nhất trong việc xác định mục tiêu của cả quá trình tính toán. Các trọng số được tính toán từ ma trận tương quan. Ngoài ra, tỷ lệ nhất quán (CR<0.1) được tính toán để ước tính tính nhất quán của quá trình xác định trọng số dựa theo AHP. Nếu CR> 0.1 thì quá trình tính toán dựa theo phương pháp thứ bậc được coi là không nhất quán và cần phải thay đổi. Kết quả tính toán chỉ số CR = 0,06758 cho thấy tỷ lệ nhất quán trong phân tích AHP là rất phù hợp.
Trọng số của các nguyên nhân gây sạt lở được xác định như cột bên phải bảng 3.3 cho thấy rằng độ dốc và lượng mưa là hai yếu tố tác động lớn nhất đến hiện tượng trượt lở đất cho vùng nghiên cứu. Trong khi đó nhân tố thảm thực vật NDVI ít ảnh hưởng đến việc tạo ra lở đất.
Bảng 3.3: Ma trận so sánh cặp các nguyên nhân gây sạt lở cho vùng nghiên cứu.
Nguyên nhân gây
sạt lở
Độ
dốc Mưa Thổ nhưỡng
Sử dụng
đất
Khoảng cách đến
đường
Khoảng cách đến
dòng chảy
Hướng
Thảm phủ (NDVI)
Trọng số Độ dốc 1.000 3.000 5.000 3.000 7.000 3.000 7.000 9.000 0.33 Mưa 0.333 1.000 3.000 3.000 5.000 3.000 5.000 7.000 0.21 Thổ
nhưỡng 0.200 0.333 1.000 0.333 3.000 0.333 3.000 5.000 0.08 Sử dụng
đất 0.333 0.333 3.000 1.000 5.000 3.000 5.000 7.000 0.17 Khoảng
cách đến đường
0.143 0.200 0.333 0.200 1.000 0.333 3.000 3.000 0.05 Khoảng
cách đến sông
0.333 0.333 3.000 0.333 3.000 1.000 3.000 5.000 0.11 Hướng 0.143 0.200 0.333 0.200 0.333 0.333 1.000 3.000 0.04 Thảm phủ
(NDVI) 0.111 0.143 0.200 0.143 0.333 0.200 0.333 1.000 0.02
Bảng 3.4 trình bày chi tiết điểm đánh giá nội bộ của từng nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân tiết tục được đánh giá theo điểm số từ 1 đến 9 tùy theo phạm vi ảnh hưởng của nguyên nhân đó đến sạt lở đất.
Bảng 3.4: Đánh giá nội bộ cho từng nguyên nhân Nhân tố
nguyên nhân Khoảng giá trị Điểm
số
Độ dốc (độ) <10
10-20 20-30 30-40 40-50
>50
1 7 9 5 3 1 Hướng dốc (độ) Bắc (0-22.5 & 337.5-360)
Đông Bắc (22.5-67.5) Đông (67.5-112.5) Đông Nam (112.5-157.5)
Nam (157.5-202.5) Tây Nam (202.5-247.5)
Tây (247.5-292.5) Tây Bắc (292.6-337.5)
3 5 7 9 3 3 1 1 Khoảng cách đến
đường (m)
<100 100–200 200-300 300-400 400-500
>500
9 7 5 3 1 0 Khoảng cách đến
dòng chảy (m)
<100 100–200 200-300 300-400 400-500
>500
9 7 5 3 1 1
Lượng mưa (mm) 0 – 300
300 – 400 400 – 500
1 2 3
Nhân tố
nguyên nhân Khoảng giá trị Điểm
số 500 – 600
600 – 750 750 – 1000 1000 – 1250 1250 – 1500
> 1500
4 5 6 7 8 9 Thổ nhưỡng Đất xám ferralic đá lẫn nông
Đất xám mùn đá lẫn nông Đất xám mùn đá lẫn sâu
Đất xám mùn điển hình Đất phủ sa đốm rỉ cơ giới nặng
Đất xám ferralic đá lẫn sâu Đất xám ferralic điển hình
9 8 7 4 3 5 6
Sử dụng đất Cây bụi
Rừng phát triển ổn định Rừn hỗn hợp
Cỏ Lúa Đất canh tác Cây trồng ngắn hạn
9 8 5 3 3 3 1
NDVI -1 – 0
0 – 0.20 0.20 - 0.40 0.40 - 0.60 0.60 - 0.80 0.80 - 1.0