Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG MARKETING TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ LONG BIÊN (Trang 43 - 47)

Tăng trưởng kinh tế:

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong quý 3/2020, đạt 2,62%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 2,12%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý 4/2020 đạt mức 4,48%(yoy) cao hơn so với Quý 3/2020. Tính chung năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91% mức tăng trưởng dương, thuộc nhóm tốt nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều trắc trở và khó khăn

Đầu tư phát triển:

Riêng trong Quý 4/2020, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 719,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% (yoy). Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% (yoy)- mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế cả nước. Tính chung năm 2020, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,9%) trong tổng vốn đầu tư đạt 972,2 nghìn tỷ, nhưng chỉ tăng 3,15% so với năm trước thấp hơn so với mức tăng năm 2019 (17,3%). Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước tăng mạnh, đạt 729 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,68%, tăng 14,8% so với năm trước (2019 tăng 2,55%) nhờ vào nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVD-19.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,3% so với năm 2019.

Lạm phát và giá cả:

Nhìn chung, lạm phát có xu hướng giảm trong Quý 4 (lạm phát tháng 10/2020 là 2,47%; tháng Mười một là 1,48%; tháng Mười hai là 0,19%) do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được khống chế tốt, giá xăng dầu tăng và dịch tả lợn châu Phi cũng kiểm soát tốt. CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% chủ yếu do:

- Giá lương thực thực phẩm tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo để dự trữ từ các quốc gia khác trên thế giới tăng dưới sức ảnh hưởng từ dịch COVID 19 và giá thị lợn tăng

- Giá thuốc và thiết bị y tế tăng

- Giá nhóm hàng giao thông giảm do giá dầu giảm và lệnh giãn cách xã hội

Tỷ giá: Tỷ giá trung tâm có xu hướng giảm trong suốt Quý 4/2020, kết thúc quý ở mức 23.131 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ, kết thúc ở 23.215

VND/USD. Do Ngân hàng nhà nước đã hạ tỷ giá mua USD trong tháng Mười một vì nguồn cung USD dồi dào trở lại nhờ vào

thặng dư thương mại cao trong Quý 3. Với nguồn cung ngoại tệ dồi dào nhờ vào thặng dư thương mại cao (thặng dư 19,95 tỷ USD trong năm 2020), nguồn vốn FDI đăng ký mới không sụt giảm nhiều (chỉ giảm 6,87% so với năm trước), vốn FDI thực hiện chỉ giảm 2% đã góp phần giúp tỷ giá VND/USD giữ mức ổn định trong nửa cuối năm 2020 và có thể tiếp tục ổn định trong những tháng đầu năm 2021.

Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam có nền chính trị khá ổn định, ít biến động về mặt chính trị, xã hội. Điều này đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Đồng thời Chính phủ đã và đang tiến hành đầu tư các dự án quy hoạch tổng thể trên 8 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cho giáo dực để nâng cao trình độ dân trí và chăm sóc đời sống, sức khỏe cho người dân.

2. Yếu tố dân số.

Dân số trung bình năm 2020 của cả nước ước tính 97,58 triệu người, tăng 1.098,7 nghìn người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2019, trong đó dân số thành thị 35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông thôn 61,65 triệu người, chiếm

63,2%; dân số nam 48,59 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ 48,99 triệu người, chiếm 50,2%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,3 triệu người, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước; lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người.

Tính chung năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 75,9% so với năm trước, tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 76,1%. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 ước khoảng 4,7%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2019

3. Yếu tố công nghệ

KH&CN đã thể hiện rõ vai trò là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Giai đoạn 2015 - 2020, năng suất lao động được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 44,46% giai đoạn 2016 - 2019), tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020.

3 khu công nghệ cao quốc gia là Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với số vốn hàng chục tỷ USD. Nguồn lực tài chính từ xã hội và doanh nghiệp cho KH&CN tăng, thể hiện qua tỉ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp là 52/48 so với tỉ lệ 70/30 của hơn 5 năm trước.

Những đóng góp của KH&CN còn thể hiện qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng 2 bậc, năm 2019 tăng tiếp 3 bậc, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 ASEAN.

2.3.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô.

1. Nhà cung ứng và đối tác.

Công ty cũng đã làm việc với nhiều đối tác và tạo sự tín nhiệm với họ, khi các đối tác có dự án mới cần phân phối đều dành sự ưu tiên cho công ty đầu tư và phát triển nhà Long Biên.

Với sự phát triển như vậy thì có thể nói trong vòng từ 3 đến 4

năm Công ty sẽ nhanh chóng trở thành một nhà phân phối BĐS có tiếng trong thị trường bất động sản ở Hà Nội.

2. Khách hàng:

Hầu hết khách hàng của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Long Biên tương đối hài lòng về chất lượng xây dựng, môi trường sống, vị trí nhà, tiện ích sống,… Tuy nhiên, về

phương thức thanh toán và phục vụ hậu mãi vẫn có tỷ lệ khách hàng chưa hài lòng cao. Nên công ty cần có biện pháp cải tiến phương thức thanh toán và dịch vụ hậu mãi cho tốt hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG MARKETING TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ LONG BIÊN (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w