CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC BÀI 19. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO
Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT
1. Kiến thức:
-Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
-Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
-Vận dụng công thức: Q = m.c.t 2. Kĩ năng:
+ Phân tích bảng số liệu và kết quả TN có sẵn.
+ Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa.
3. Thái độ:
-Cẩn thận trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
+ H-24.1, H-24.2, H-24.3
+ Bảng 24.1, 24.2, 24.3 ghi sẵn trên bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS:
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Nhiệt lượng là gì? Đơn vị, kí hiệu nhiệt lượng?
-Các hình thức truyền nhiệt?
3. Dạy nội dung bài mới: (30 phút)
Hoạt động thầy Hoạt động trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
-Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công.
Để xác định công của lực, người ta phải dùng lực kế đo độ lớn của lực và dùng thước đo quãng đường dịch chuyển, từ đó tính công.
Tương tự như vậy, không có dụng cụ nào có thề đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy, muốn xác định nhiệt lượng người ta phải làm thế nào?
Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời.
Hoạt động 2: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? (3 phút)
- Nhiệt lượng mà vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Phân tích dự đoán của HS, đưa đến dự đoán 3 yếu tố:
+Khối lượng của vật, +Độ tăng nhiệt độ của vật, +Chất cấu tạo nên vật.
-Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào
-Lắng nghe
Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I/. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-Cá nhân HS thảo luận đưa ra dự đoán.
-Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng
khối lượng của vật. (7 phút)
- Các em hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật dựa vào H-24.1.
-Nêu cách bố trí TN, cách tiến hành TN và giới thiệu bảng kết quả TN 24.1. Yêu cầu HS phân tích kết quả trả lời C1, C2.
- Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích bảng 24.1 của nhóm mình.
Câu C1:
Trong TN trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi ? Tại sao phải làm như thế? hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.
Câu C2:
Từ Tn trên có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lựơng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?
*Hai lượng nước khác nhau và ở cùng một nhiệt độ. Nếu đem đun sôi ở cùng một nguồn nhiệt, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. (5 phút)
- Các em hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ dựa vào H-24.2.
-Nêu cách bố trí TN, cách tiến hành TN như TN 1 và giới thiệu bảng kết quả TN 24.2.
- Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích ở bảng 24.2 của nhóm mình.
- Y/c HS thảo luận phương án làm TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ theo câu hỏi C3, C4.
Câu C3:
Trong Tn này phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
Câu C4:
Trong TN này thay đổi những yếu tố nào?
Muốn vậy phải làm thế nào?
-y/c HS phân tích số liệu, y/c HS hoàn thành +C5: Từ Tn trên có thể rút ra kết luận gì về
-HS các nhóm nêu cách tiến hành: Đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật như nhau.
-HS cả lớp thảo luận thảo luận nhóm phân tích kết quả TN ở bảng 24.1, ghi vào bảng 24.1.
-Cử đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi:
Câu C1:
Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng thay đổi. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
Câu C2:
Qua TN trên có thể kết luận : Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
2/. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ:
-HS đại diện nhóm trình bày phương án kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ dựa vào H-24.2.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích ở bảng 24.2 của nhóm mình.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả ở bảng 24.2
-HS đại diện nhóm trả lời các câu hỏi:
Câu C3:
Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước. Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ.
Câu C4:
Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của hai cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
-HS thảo luận phân tích số liệu và rút ra kết luận trả lời câu hỏi:
99
mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?
-Khi ta đun ở cùng một nguồn nhiệt hai lượng nước như nhau trong cùng hai cốc thuỷ tinh giống nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun cốc thứ nhất thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn cốc thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật. (5 phút)
- Các em hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật dựa vào H-24.3.
-Nêu cách bố trí TN, cách tiến hành TN như TN 1 & 2, giới thiệu bảng kết quả TN 24.3.
-Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích bảng 24.3 của nhóm mình và trả lời.
Câu C6:
Trong TN những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi?
Câu C7:
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật hay không?
- Qua 3 TN trên ta thấy nhiệt lượng cần thu vào của một vật để nó nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng.
-Dùng cùng một nguồn nhiệt để đun hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Như vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật.
Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng. (9 phút)
- Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức bằng cách phát vấn HS cả lớp.
Câu C5:
Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
3/. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật:
-HS đại diện nhóm trả lời cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật dựa vào H-24.3.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả phân tích bảng 24.3 của nhóm mình và trả lời câu hỏi. Câu C6:
Khối lượng không thay đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau. Dể kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệtlượng vào chất làm vật.
Câu C7:
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
-Thảo luận cả lớp nêu kết luận: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất làm vật.
II/. Công thức tính nhiệt lượng:
-HS cả lớp trả lời theo hướng dẫn.
trong đó:
Q là nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.
Q = m.c.t
- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo.
1 calo = 4,2 jun.
-Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 gam nước ở 4oC nóng lên thêm 1oC.
- Giới thiệu thêm về nhiệt dung riêng và bảng nhiệt dung riêng của một số chất và phát vấn HS cả lớp. Từ đó trả lời câu hỏi:
+ giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của một số chất
+ giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của một số chất thường dùng như nước, nhôm, đồng...
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo.
1 calo = 4,2 jun.
-HS cả lớp trả lời theo hướng dẫn.
-ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của một số chất: cho ta biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg 1 chất tăng lên 10C.
*VD:
+Để 1kg đồng tăng lên 10C ta cần cung cấp nhiệt lượng là 380J
+Để 1kg nước tăng lên 10C ta cần cung cấp nhiệt lượng là 4200J
4. Củng cố, luyện tập: (8phút)
- yêu cầu HS nêu các câu hỏi phần vận dụng, thảo luận cả lớp trả lời:
Câu C8: Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào?
Câu C9: Tính nhiệt lựơng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC.
Câu C10: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
-Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào?
-Công thức tính nhiệt lượng ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút) -Về học thuộc bài.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài 24.1 đến 24.7 SBT.
-Xem trước bài 25 SGK.*Vận dụng
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
...
...
...
...
101
Tuần 33 Ngày soạn: 30/03/ 2014
Tiết 33 Ngày dạy: 07/04/2014