Không gian phi lí

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 20 - 28)

2. Cái phi lí trong tác phẩm Vụ án

2.2. Không gian và thời gian phi lí

2.2.1. Không gian phi lí

“Cái phi lý” là một dụng ý nghệ thuật trong việc tạo dựng không gian của tác giả.

Nhân vật của Kafka tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hình, một không gian lãnh đạm ngột ngạt, không lối thoát. Nhưng điều nghịch lí là các nhân vật lại hoàn toàn thích nghi với thế giới đó, thậm chí không chịu nổi khi tách rời nó. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận được là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế, thế giới thực chỉ được nhắc qua, còn thế giới ảo lại được miêu tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái thực. Trong Vụ án Kafka đã tạo ra được những hình tượng không gian mới mẻ, hiếm thấy trong lịch sử văn học trước đó: không gian phi địa danh, không gian bị biến dạng, không gian mê cung.

Không gian phi địa danh nó chẳng mang đến một ý niệm nào về một khoảng không gian cụ thể, nó không gắn với địa danh có thực. “Nhưng đến đầu phố Xanh Juyn, nơi có địa chỉ tòa nhà, anh dừng lại một lát, chỉ thấy hai bên những dãy nhà cao xam xám một kiểu giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê” [1]. Một nhà thờ, một ngân hàng, một khu phố, một ngôi nhà, một tòa án không ai biết ở đâu, tất cả các địa đểm chỉ được phân biệt bởi những danh từ chỉ chức danh, nhiệm vụ như vậy, hoàn toàn không thấy có tên riêng. Cách phác họa không gian này của Kafka khiến ta liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích được mở đầu bằng: “ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ...” [1]. Chính nó làm cho không gian trở nên huyền thoại, xa xăm đồng thời mang tính khái quát cao. Khi nó không phải là cái gì cụ thể thì nó có thể là cả thế giới này. Tính phi địa danh ấy khiến không gian trở nên phiếm chỉ, mơ hồ, trừu tượng, nó mặc nhiên tố cáo sự “tồn tại” chơi vơi của con người. “Bởi vì chúng ta giống thân cây trong tuyết. Vẻ ngoài chúng nằm bóng mượt và một cú đẩy nhẹ cũng làm chúng lăn. Không, điều đó không thể nào thực hiện được vì chúng gắn liền với mặt đất. Nhưng nhìn kìa, ngay đấy chỉ là vẻ bề ngoài” [1]. Không có gì là vững chãi, sự tồn tại cũng là vẻ bề ngoài, dường như Kafka muốn truyền tải cho độc giả thấy vậy.

Mất điểm tựa, sự tồn tại của con người chỉ là sự “ký gửi”. Trong thế giới phi địa danh, không chỉ là cảm giác vô định , hoang mang mà con người dường như nghi ngờ ngay chính sự tồn tại hiện tại của mình. Tính phi địa danh còn tạo ra khả năng di động của không gian.

Vì không có vị trí cố định nên không gian câu chuyện vừa gần vừa xa, tùy theo chiều liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đó có thể là không gian ở đất nước mà tác giả đang sinh sống, hay không gian của một nước Châu Âu nào đó. Nó lại có nét gì giống với ngôi làng của bạn, khố của bạn hoặc một khoảng không gian bạn từng chứng kiến, cũng có thể đó chỉ là không gian trong mơ. Trong khoảng không gian ấy nó bao chứa sự tồn tại của các nhân vật trên trái đất này. Điều đó có nghĩa là bi kịch của nhân vật vẫn có thể xảy ra với mọi số phận. Vì vậy, nó mang đến một cảm giác bi quan vừa mơ hồ, huyền ảo không có thực. Bởi vì trong cuộc sống này, đâu ai biết rằng ngày mai mình sẽ ra sao? Cái tài tình của Kafka chính là ở sự hào trộn những cảm giác thực – hư đầy ám ảnh ấy. Có lúc, Kafka nhắc đến tên đường, phố “đầu phố Xanh Juyn, nơi có địa chỉ tòa nhà” [1], nhưng cũng thêm được điều gì cả. Vì nó ở đâu, không ai biết? nó càng làm thêm tính mơ hồ, phi thực của không gian siêu thời gian. Giữa thế giới phi địa danh ấy, chỉ thấy ẩn hiện trong tác phẩm cái mờ mờ, chao đảo, chông chênh giữa hai bờ hư thực của cảnh vật và con người: “người khách nước Ý chợt đến lại chợt đi, mất hút” [1]. Tất cả đã tắm đẫm cho thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vụ án của Franz Kafka một không khí huyền thoại nhiều chiều liên tưởng.

Không gian bị biến dạng tái hiện không gian trong sáng tác của mình, Franz Kafka không bê y nguyên, trần trụi không gian hiện tại mà bằng những thủ pháp riêng, ông “tổ chức lại”, làm xô lệch, méo mó hay co giãn nó theo những chiều suy tưởng mới nhiều khi đến kỳ quái. Ở đó người đọc nhận ra sức tưởng tượng của Kafka thật vô bờ bến.

Không gian đời tư trong tác phẩm của Franz Kafka là không gian của những căn phòng, những ngôi nhà của các nhân vật. Thế nhưng khác hẳn với những điều đó những căn phòng trong tác phẩm của Kafka lại có sự không bình thường. Mở đầu tác phẩm Vụ án ta đã thấy căn phòng của Jôzep K., của Bơcxne bị xáo trộn bởi hai tên thanh tra vô cớ đến bắt K.

vô cớ. Ở đây, không gian đời tư của nhân vật bị xâm phạm một cách thô thiển và mất lịch sự khi “cái phi lý” xuất hiện. Tất cả quần áo, bữa sáng của Jôzep K. đã trở thành chiến lợi phẩm cho những kẻ đến bắt mình. Khi phòng ngủ, phòng riêng là nơi mà người lạ có thể ra vào tự do, con người sẽ trở nên bị động, hoang mang. Thế giới bên ngoài con người trở thành thù địch với con người, biến sự riêng tư thành hình ảnh lố bịch, đáng cười trước con mắt xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, tự do cá nhân của con người trở thành điều quý giá hơn bao giờ hết. Từ phút giây ấy, Jôzep K. không bao giờ được yên ổn, anh ta luôn phải đối mặt, quay cuồng trong vụ án kỳ lạ không biết nguyên nhân, cho đến khi kết thúc cuộc đời mà vẫn

chưa tìm được đáp số. Hầu hết các căn phòng trong tác phẩm Vụ án đều nhuốm một màu tối tăm, tù túng, ngột ngạt. Nhà luật sư Hun được miêu tả là “một ngôi nhà tối tăm”, “thiếu sinh khí”, “không có ánh sáng, chẳng hương người” [1], cộng với sự bài trí một cách kệch cỡm của những căn phòng: phòng ngủ của Hun tối thui, chật chội đối lập với phòng bếp của Leni rộng thênh thang, gợi lên vị trí đối lập ngược đời giữa một cô hầu gái và một ông chủ.

Cuộc sống đôi khi vẫn hay xảy ra những chuyện ngược đời như vậy nhưng mà chẳng ai làm gì được. Căn phòng của họa sĩ Titoreli được miêu tả thật kinh khủng “Đó là một xó xỉnh tồi còn tồi tàn hơn cái xó của tòa, với các ngôi nhà tối tăm hơn và các đường phố đầy một thứ bùn làm đen cả tuyết đương tan. Trong ngôi nhà họa sĩ ở, cái cổng lớn chỉ có một cái của duy nhất mở ra một cái lỗ khoét trong tường, khi lại gần K. nhìn thấy bất thình lình tóe ra một thứ nước khủng khiếp màu vàng và bốc khói làm cho chuột sợ cũng phải bỏ chạy” [1].

Căn phòng của họa sĩ ở trên tầng nóc “không khí ngột gạt khó thở; cầu thang kẹp giữa những bức tường lớn, chẳng có sân thông gió, chỉ thỉnh thoảng ở phần tít trên cao có trổ những ô của tò vò bé tí xíu” [1]. Sống trong căn phòng thấp lè tè, không có cửa sổ và kê vừa đủ một chiếc giường hẹp. Họa sĩ Titoreli sống trong một căn phòng mà theo Jôzep K.

“Chưa bao giờ tự mình quan niệm nổi một cái buồng con tồi tàn như thế mà người ta có thể gọi được là xưởng vẽ. Ngang dọc mỗi chiều không nổi lấy được trông hai bước chân” [1].

Tệ hại hơn, căn phòng lại bừa bộn những chăn, gối, đệm, quần áo, tranh ảnh và đặc biệt là chưa được thông khí. Thế giới đồ vật, không gian ngột ngạt đã chiếm không gian tồn tại con người. Con người quá nhỏ bé trước thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại mà thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại mà mà như không tồn tại, sống mà dường như đã chết. Căn phòng thật ngột ngạt và đáng sợ vậy mà lại trở thành nơi “ăn đời ở kiếp” của một họa sĩ. Nơi đây chính Titorelli làm nô lệ cho chính căn phòng của mình hơn là sống với nó. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Kafka đã thật sự thành công trong việc dồn nén không gian đến mức không tưởng, xáo trộn vị trí một cách có chủ đích, khiến các chiều không gian bị méo mó, xiêu vẹo trong cái tối tăm đến ngạt thở. Trong những căn nhà

“thấp lùn, rẹo rọ” cái ngột ngạt chính là nguyên nhân sự bào mòn nhân tính, hủy hoại tình người. Cuộc sống mòn mỏi vô nghĩa trong cái tối tăm chật hẹp đã khước từ mọi thấu hiểu.

Sự tha hóa tính người khiến những tên thanh tra của tòa án dễ dàng quỳ gối, van xin sự bố thí từng đồng của tay bị cáo mình vừa bắt. Cái nghèo vốn thường đi liền với cái hèn, nhất là trong thế giới mà sự đảm bảo về những giá trị về đạo đức thật sự là quá lỏng lẻo, gần như bị

tan rã hết trong sự mòn giữa của tình người. Kafka đã thật sự hành công khi làm cho độc giả

ngột thở trong bầu không khí thiếu sinh khí, tù đọng. Con người hoàn toàn cô đơn trong thế giới không gian bị cắt lìa với thế giới.

Không gian tòa án được miêu tả cũng thật mơ hồ, không biết rõ địa chỉ ở đâu, tìm kiếm mãi lòng vòng và phải giả danh làm bác thợ mộc tên Lanx để tìm kiếm. Và khi đã được giới thiệu và được người phụ nữ mời vào. “K. tưởng như đặt chân vào một cuộc họp công cộng. Đám đông có đủ các hạng người ngồi chật ních trong căn phòng có hai cửa sổ, quanh phòng là một ban công sát trần, người đứng chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà. Chẳng ai buồn để ý khi có anh bước vào” [1]. Tòa án ban ngày là phòng xử án, ban đêm trở thành phòng ngủ riêng của vợ chồng viên mõ tòa trong khi K.

đang say sưa buộc tội thế giới tòa án thì: “chẳng hiểu thế nào, K chỉ thấy một gã đàn ông lôi chị vào cái xó cửa và ghì chặt chị vào lòng. Nhưng không phải chị ta kêu mà là gã đàn ông; gã há hốc mồm và nhìn lên trần nhà”, “một nhóm người xúm quanh các diễn viên của màn kịch ấy và những kẻ đứng trên ban công có vẻ khoái trá được giải khuây trong không khí nghiêm túc mà K. đã đem đến cho cử tọa” [1]. Nơi pháp luật hiện hình trang nghiêm nhất cũng là nơi nó dễ dàng trở nên tầm thường nhất. Điều lạ lùng ở Kafka là trong khi người đọc ngỡ ngàng vì thực tại ấy thì đối với nhân vật của ông dường như là quá bình thường, chỉ là một trò “giải khuây” có thể thấy ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào. Cố tình kéo

“cái phi lý”gần lại với điều bình thường hằng ngày, Kafka đã tô đậm ám ảnh về sự tồn tại một thế giới phi lý trong mắt, trí óc và trong tâm thức người đọc. Chúng ta chưa bao giờ thấy sự pha tạp một cách thô bỉ và kệch cỡm đến thế của hai loại không gian vốn không thể giao hòa này. Nếu như ở trên ta thấy cuộc sống đời tư của con người bị xâm phạm trầm trọng bởi thế giới cộng đồng thì đến đây người đọc lại càng thấy bàng hoàng hơn vì không gian cộng đồng đã mất lãnh địa và ranh giới của sự tôn nghiêm cần thiết. Chính ngòi bút sắc sảo của Kafka đã làm khuấy động tòa án phi nhân cách trong thế giới ấy, ông đã trộn lẫn giữa cái đời thường trần tục với cái thiêng liêng, nghiêm trang của đạo đức con người.

Trong khi cố tình co hẹp không gian đời tư, bóp nghẹt cuộc sống của con người thì ngược lại Kafka đã mở rộng tối đa đường biên giới của không gian cộng đồng không gian hành chính, pháp luật, tôn giáo,... Các văn phòng tư pháp của tòa mọc lên khắp nơi khiến Jôzep K. hoàn toàn bị “mù tịt” không thể biết đâu là nơi ở, đâu là phòng làm việc của tòa. Bởi vì cả hai đã chỉ còn là một từ khi K. bị bắt, nên con người bơ vơ trong sự dồn đuổi ráo riết của luật pháp. Nhà thờ- chính là nơi ngự trị của đấng tối cao, Đấng Cứu Thế cứu giúp con người

giờ đây cũng biến thành tòa án. Nhà thờ không còn là nơi con người tìm đến với sự thanh thản, tha thứ hay sự công bằng, bác ái; nó cũng không còn là nơi Chúa ngự trị cứu rỗi con người. Tiếng chuông nhà thờ không còn vang vọng lòng từ bi, bao dung của Chúa trời mà đó chỉ là tiếng chuông cáo chung cho số mệnh sắp tắt. Jôzep K. đến nhà thờ chính là đến với lễ rửa tội trước khi vào cõi chết. Không gian rộng lớn của tòa án giống như một nhà tù thiếu sinh khí đang vây chặt lấy con người. Cho nên Jôzep K. ngạt thở giữa những hành lang chật hẹp đó, chỉ khi thoát khỏi tòa nhà ngột ngạt của tòa án mới thấy “một luồng khí mát lạnh thổi vào mặt anh” [1]. Khi ở trong tòa án Jôzep K. đã cảm thấy mệt nhọc và đi không vững nhưng chỉ khi vừa bước ra khỏi tòa đón nhận không khí trong lành với luồng gió mát thổi vào mặt anh, anh lại cảm thấy trong người khỏe khoắn lạ thường “Sức khỏe cường tráng của anh chưa bao giờ cho anh nỗi bất ngờ như thế; hay bây giờ cơ thể anh muốn nổi loạn và sửa soạn cho những nỗi phiền muộn thuộc loại khác nhau khi anh đã chịu đựng rất tốt những nỗi phiền muộn của vụ án” [1].

Đặc trưng xuyên thấm trong toàn bộ sáng tác của Franz Kafka là cái thực và cái ảo không bao giờ tách rời nhau mà chúng hòa quyện với nhau như một bản thể mang tính hai mặt. Trong thực có ảo và trong ảo có thực. Cái hiện thực của đời sống được Franz Kafka tổ chức làm biến dạng đi trở thành cái huyễn hoặc, huyền ảo nhưng câu chuyện lại kể hết sức mạch lạc, chính xác đến từng chi tiết khiến không khí huyền ảo, huyễn hoặc trở nên thật hơn cả thực. Thế giới của Kafka không có ranh giới giữa thực và hư, bao giờ cũng có sự đan cài một cách rất tự nhiên cái quái dị với cái thường nhật. Trong tiểu thuyết Vụ án nhà văn đã sử dụng chất liệu hiện thực như: bị cáo, tòa án, luật sư, thẩm phán, khu văn phòng, nhà trọ, chỗ

ở của họa sĩ, nhà kĩ nghệ gia, linh mục, đao phủ… Nhưng các chất liệu ấy được nhà văn làm biến dạng đi, tổ chức lại theo một cách riêng, khác với kiểu cách vốn có của đời sống thực.

Bằng ngòi bút điêu luyện của mình Franz Kafka đã đưa thế giới tòa án ra vùng ngoại ô nhớp nhúa, lên tầng áp mái của khu cư xá, ông bố trí phòng xử án trong căn buồng vừa chật, vừa tối, vừa thấp lè tè, ông xếp khu văn phòng tòa dọc các dãy hành lang cửa đóng kín mít, ông để cho họa sĩ Titorelli sống trong căn phòng bé như cái hộp, không có lỗ thông hơi…

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cái thực và cái ảo, hai cái chứng thực lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau đã tạo ra cho sáng tác của Franz Kafka một không gian thứ ba: không gian huyền thoại. Kafka không muốn phản ánh hoặc ghi lại những câu chuyện có thực nào đó theo quan niệm thông thường của các nhà văn hiện thực mà những tư liệu có thực chỉ là cái

cớ để thông qua đó ông dựng lên những huyền thoại, tức là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn mang một ẩn ý sâu sắc, một triết lí về sự tha hóa, phi lí xảy ra trong đời sống hằng ngày của con người hiện đại.

Có thể nói Kafka là người kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa cái thực và cái hư mở đầu cho khuynh hướng huyền thoại hóa của văn học phương Tây. Ở ông giữa hai bờ thực - ảo khó mà nhận ra cái nào hơn cái nào. Tính chính xác, sinh động trong chi tiết đã khiến cho cái ảo, cái phi lí hiện lên như thật. Chính cách miêu tả này đã mở ra hướng đổi mới về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học truyền thống, cũng là một đóng góp vĩ đại của Franz Kafka cho văn học thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc một mình anh bị gạt ra ngoài cả thế giới.

Giữa anh và thế giới là vực sâu ngăn cách không thể nào cứu vãn nổi. Không gian cộng đồng rộng lớn cũng bị chia cắt từ đây.

Việc miêu tả không gian mê cung chính là một tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của Franz Kafka. “chủ đề mê cung thật sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka khi diễn đạt cái phi lý”. Mê cung trong tác phẩm Vụ án của Kafka không còn hình tượng đơn thuần về một công trình kiến trúc mà đó là cả một mạng chằng chịt không thể nào đi nhanh được. Từ thời cổ đại, việc tạo ra các công trình kiến trúc mê cung, là người ta muốn thử thách tài năng và trí tuệ của con người. Với các tín đồ của các tôn giáo việc đến được trung tâm mê cung biểu tượng cho “cuộc hành hương đến Đất Thánh”. Như vậy đi vào mê cung, đến được trung tâm mê lộ còn là khát vọng của con người hướng tới ánh sáng che trở của thánh thần. Ở Kafka thì hoàn toàn ngược lại, con người bị lưu đày trong mê cung, đó chính là biểu tượng của sự lạc lối, bế tắc tù đọng. Cái mê cung dày đặc, không lối thoát những cầu thang nhỏ hẹp chật chội, những căn phòng thiếu ánh sáng và sinh khí, những căn phòng không thể phân biệt được đâu là buồng ngủ, đâu là tòa án... với sự miêu tả sắc bén, mê cung được Kafka tái hiện thật sinh động như là một lực lượng vô hình xâm phạm nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, là nỗi ám ảnh cho người đọc tác phẩm. Trong tác phẩm Vụ án, người ta chỉ thấy Jôzep K. Mòn mỏi trên hành trình nguyên nhân bị mắc vào vụ án, tìm người đã kết án mình. Nhưng thật chớ trêu thay cho đến cuối đời anh vẫn bị dằn vặt bởi câu hỏi vô vọng về pháp luật: “Viên tòa anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa từng đến bao giờ ở đâu?” [1] chưa bao giờ anh tiếp cận được, nhưng thật lạ kỳ là đi đến đâu anh cũng thấy hình bóng của tòa, thấy bao con mắt dõi theo anh, khiến cho cuộc sống của anh lâm vào tình cảnh bế tắc, ngột ngạt, bất ổn. Từ buổi sáng chủ nhật đầu tiên hôm anh bị

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w