Ý nghĩa dụ ngôn nông dân trước pháp luật

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 42 - 47)

3. Dụ ngôn người nông dân trước pháp luật

3.2. Ý nghĩa dụ ngôn nông dân trước pháp luật

3.2.1. Dụ ngôn bí ẩn người giữ cửa chế giễu các đặc điểm tiêu cực của pháp luật

Đọc hết câu chuyện, chúng ta đều thấy người nông dân dùng thời gian cả đời muốn vào bên trong cánh cửa Pháp luật. Dường như đó chính là mong muốn của người lao động muốn tìm hiểu hay khiếu nại gì đó liên quan đến Pháp Luật.

Nhưng sự thật về pháp luật lại là một sự lộn xộn, không rõ ràng: người nông dân cứ chờ đợi ngày này qua tháng khác nhưng câu trả lời vẫn vô vọng. Tất cả như một trò đùa lố bịch. Giống như chính Joseph K dính vào một vụ kiện mà không biết mình phạm tội gì? Tòa án kết tội gì? đâu là nguyên nhân vụ việc? Mà chỉ nhận được tin bị bắt. Một tòa án cũng không có địa điểm xác định, không một nguyên tắc cụ thể, không có bộ luật rõ ràng. Thành phần toàn án gồm nhiều cấp bậc không ai biết, ở đó có “sử dụng những viên thanh tra hám tiền, đội trưởng canh binh và những viên dự thẩm ngu độn”. Sách luật pháp mà các vị quan tòa sử dụng thì trong đó là “bức tranh thô tục” và “Chẳng có cái gì là không thuộc về tổ chức tư pháp!”. Quan tòa thì được hình dung: “Tranh vẽ một người mặc áo quan tòa ngồi trên cái ngai cao ma vàng lộng lẫy tòa khắp bức tranh. Điều kỳ lạ của bức chân dung ấy là thái độ của vị pháp quan; quan không ngồi trầm tĩnh uy nghi, mà cánh tay trái tì mạnh vào lưng ghế và tay ghế, còn cánh tay phải không tì vào đâu cả, chỉ có bàn tay vịn vào tay ghế, nên quan tòa trông như đương tức tối sắp bật dậy để nói một điều quyết định, cũng có thể là để đọc lời phán quyết ghê gớm” [ 1]. Đây chính là một tòa án, một tổ chức tư pháp hợm hĩnh, đáng sợ chỉ chờ trực dể kết án tử hình người ta vô cớ vào bất cứ thời điểm nào.

Cảnh chờ đợi tù túng trước cổng pháp luật tới gkhi chết như cảnh ngột ngạt ở các phòng lục sự của phiên tòa, không khí thật ngột ngạt, khó chịu làm người khác chỉ muốn nhanh chóng thoát ra khỏi đó. Vì Thế giới tòa án ra các vùng ngoại ô nhớp nhúa ở trên một tầng áp mái của những khu cư xá. Căn phòng xử án bỗng chốc trở thành nơi sinh sống, giặt giũ của vợ chồng mõ tòa Trong phòng vừa chật vừa tối, vừa thấp bé, hành lang cửa đóng kín

mít. Hoặc như nơi ở của họa sĩ Titoreli sống trong căn phòng bé như cái hộp, không có lỗ

thông hơi.

Ban đầu Joseph K đã đứng ra tự bào chữa cho chính mình, và cứ tưởng rằng họ đồng tình, ủng hộ ông nhưng thực chất không phải thế. Quá trình kháng án của Joseph K về sau có sự giúp đỡ lần giúp đỡ của luật sư, nhà kĩ nghệ, họa sĩ, cô gái…nhưng đều không hiệu quả vì họ đều là chân tay của pháp luật. Những người nói giúp đỡ anh thì cũng là tay chân của tòa án hoặc nhu cầu về sự trao đổi xác thịt … “Leni đáp - Đừng hỏi em tên người nọ người kia, mà anh nên sửa lỗi đi, đừng cố chấp quá thế; không có vũ khí nào đối chọi được với tổ chức tư pháp này đâu chỉ còn cách thú nhận. Anh nên thú nhận ngay từ đầu, sau đó, mới có thể tìm cách thoát tội; mà ngay cả lúc ấy anh cũng chỉ thoát được nếu có người giúp đỡ, nhưng anh đừng lo, bản thân em sẽ giúp đỡ anh”[1]. Như anh lính nhận hối lộ của người nông dân nhưng không giúp ích gì: “Anh ta tìm đủ mọi thứ hối lộ tên lính gác. Lính gác nhận tất với lí do “Tôi nhận để cho ông đỡ băn khoăn là còn sơ suất chưa tận dụng mọi biện pháp”[1]. Một lí do thiêng liêng để ngụy biện cho hành vi sai trái của mình. Có phải những người thực thi pháp luật có thể ngang nhiên ăn hối lộ bằng nhiều cách với phương pháp công khai hoặc lén lút.

Trước cửa pháp luật, chúng ta cũng thấy một nhân vật bên trong cánh cửa không hề ló mặt chỉ được nhắc tới qua lời đối thoại của người nông dân và gã gác cổng, đó là nhân vật đại diện cho pháp luật. Mặc dù, nhân vật này không xuất hiện nhưng sự tác động vẫn mạnh mẽ và phi thường. Nó khiến người gác cổng luôn tận tụy với việc canh gác của mình, người nông dân cũng dành cả đời mình để chờ đợi. Đó số phận, cả hai chỉ biết chấp nhận vô điều kiện kẻ mình không hề được gặp mặt. Vậy, chúng ta càng khẳng định được sức mạnh vô hình của tầng tầng lớp các hệ thống quan chức pháp luật từ thấp đến cao.

Đó chính là một xã hội bị tha hóa nói chung, pháp luật nói riêng. Trong xã hội tư sản, không phải ai cũng ý thức được điều này. Vì mọi người đã quá quen với tình trạng đó đến mức không còn cảm thấy gì lạ, người nông dân dùng thời gian cả đời, tìm mọi cách để đợi thông tin không hề thắc mắc, cũng như họa sĩ Titoreli không cảm thấy chỗ ở của mình là ngột ngạt, khó chịu và bừa bộn và hai nhân viên khu văn phòng toàn án sẽ bị ngất khi ra chỗ

thoáng khí. Mặc dù Joseph K. là người duy nhất cảm nhận được sự thật và trở thành một cá

nhân cô đơn bị cả một xã hội bao đến mực không thể tồn tại vẫn không thoát khỏi sức mạnh vô biên và sự ám ảnh của vụ án mặc dù anh ta hoàn toàn vô tội.

Vâng Pháp luật méo mó dị dạng vậy thì không bao giờ buông tha con người. Nhưng sự thật người thực thi pháp luật mới là hung thủ thực sự. Như anh lính trung thành tận tụy làm hết nhiệm vụi của pháp luật nhưng, mọi tội lỗi đều đổ cho pháp luật “một kẻ nô bộc của Luật Pháp; vậy hắn thuộc về Luật Pháp; vậy hắn thoát ra khỏi sự phán xét của nhân loại”.

Sự chế giễu một nạn nhân ngu muội dành cả đời để cố chấp đi tìm đường tới pháp luật. Như là một sự thức tỉnh thật sự của Joseph K đã khép lại những ảo tưởng pháp luật sẽ phục vụ cho tất cả và vào bất cứ lúc nào. Lời nói của linh mục trong nhà thờ lại càng giúp Joseph K tỉnh ngộ: ‘Đã thế, ta còn cần gì đến con nữa? Tòa án chẳng cần gì đến con. Khi con đến, tòa tiếp nhận con, và khi con đi tòa để cho đi”[1].

Nói tóm lại với cốt truyện đơn giản, lời đối thoại ngắn gọn, nhưng lại hết sức ý nghĩa. Một sự chỉ trích, phê phán đơn giản nhưng lại thấm nhuần đạo lý mà Kafka đã đưa vào câu truyện đã làm tăng cấp được hiện thực pháp luật quan liêu nói riêng và cuộc sống tha hóa của xã hội thời bấy giờ nói chung. Đồng thời khẳng định được cái nhìn khác với các nhà văn hiện thực trước đó, cái nhìn tiên phong của một nhà văn hiện đại chủ nghĩa.

3.2.2. Nỗi hoang mang của con người trước thực tại bí ẩn của cánh cửa pháp luật

Trong xã hội bị tha hóa, mỗi cá nhân chỉ còn là một cái bóng vật vờ, một hồ sơ, một con số, một kẻ không tên, một cái tên viết tắt như Jôsep K. Con người sinh ra ở đời là đã có cái án treo lơ lửng trên đầu mình, như kẻ phạm tội, tuy chẳng biết tội gì, chỉ có một điều chắc chắn là cuối cùng sẽ chết; những ngày đang sống trên thế gian chỉ là “hoãn xử” hoặc

“tạm tha”. Đó là điều bí ẩn không tài nào hiểu nổi như câu chuyện kẻ đi tìm giáo pháp trong bài giảng đạo của linh mục ở nhà thờ. Jôsep K. quan niệm đó là điều phi lý khủng khiếp nhưng không thể nào tránh khỏi, nên qua một vài phản ứng khá mãnh liệt lúc ban đầu, về sau anh trở thành một con người dửng dưng đến kỳ lạ, nhẫn nhục, cam chịu, thậm chí “tự nguyện”chạy đến với cái chết, chạy trước cả đao phủ. Điều đó thể hiện cả ở giọng văn bằng phẳng, đều đều, không xúc cảm, rời rạc.Sự chờ đợi trong nhiều năm của người nông dân là một sự tự nguyện, không có ai bắt ép anh ta cả. Anh ta hoàn toàn có quyền tự do đi bất cứ

nơi đâu chỉ trừ cánh cổng Pháp Luật có tên lính gác canh giữ. Trước hết, chúng ta phải hiểu anh ta đến đây với mong muốn được vào cánh cổng Pháp Luật. Đó là hình ảnh ấn dụ của người lao động muốn tìm hiểu hai khiếu nại gì đó liên quan đến Pháp Luật. Mong muốn đó khiến anh ta chờ đợi trong nhiều năm, đến khi chết. Thứ hai, Theo tôi, đó là do sự ngu muội của người nông dân. Anh ta trong cái nhìn hạn hẹp của mình chỉ nhận ra cánh cổng Pháp Luật này trong khi vẫn có rất nhiều cánh cổng Pháp Luật khác. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật với hi vọng một ngày sẽ được mời vào bên trong. Rồi dần dần anh ta quên mất sự bí hiểm bên trong cánh cổng đó mà tập trung chú ý tới tên lính gác cổng và những thứ xung quanh hắn. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật vì tò mò về tên lính gác cổng. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật để kiểm định và cuối cùng phải gỡ đáp thắc mắc bằng cách thều thào vào tai tên lính gác cổng rằng sao ngoài anh ta ra không một ai đến xin vào nữa. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật vì trong suy nghĩ của anh ta, ngoài cánh cổng này sẽ chẳng còn cánh cổng nào khác dành cho anh ta cả.

Tác phẩm của F. Kafka con người cô đơn, lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc và gần gũi nhất. Con người xa lạ ngay giữa cuộc sống cộng đồng, xa lạ với người thân, thậm chí với chính mình. Vì thế, dù hình ảnh con người cô đơn, lạc lõng vốn không phải là hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm trong đời sống văn học song đến Kafka, nó vẫn tiếp tục tạo nên những xúc động lớn lao.Trong bối cảnh ấy, hình ảnh người đàn ông đến từ miền quê cả đời mòn mỏi và tuyệt vọng trước cổng Pháp Luật cũng có ý nghĩa và sức hấp dẫn rất đặc biệt. Nó gợi nhớ đến các cuộc biểu tình đòi đất của nông dân trong cả nước những năm vừa qua.

KẾT LUẬN

Franz Kafka không chỉ góp phần làm thay đổi những quan niệm trì trệ của văn học truyền thống, mà còn đem lại những hình ảnh phản ánh mới và một thứ ngôn ngữ nghệ thuật mới. Bằng bút pháp cùng trái tim nhân văn của mình Franz Kafka đã cống hiến cho văn học những tác phẩm mang nhiều giá trị. Đó là giá trị đối với đời sống văn học, thổi một sức sống mới cho tiểu thuyết bằng những cách tân nghệ thuật. Các tác phẩm của Franz Kafka luôn tạo khả năng cho người đọc đồng sáng tạo với tác giả. Và người đọc thường cảm nhận từ các văn bản của Kafka những điều gần gũi với mình. Mỗi sự tìm tòi sự phát hiện của Kafka đều được coi là nghệ thuật, nghệ thuật không ai có thể lặp lại được. Khi xây dựng nhân vật của “cái phi lý” ông tạo ra một thế giới chứa đầy những bất thường. Trong cuộc vật lộn với “cái phi lý” bày sẵn sự tha hóa, nỗi lo âu, cô đơn và cái chết. Thủ pháp nghệ thuật của Kafka là sự hòa trộn, đan xen giữa mộng và ảo, giữa cái bình thường và cái bất thường tạo nên một hiện thực thật “gần sát mặt đất” mà vẫn lung linh ánh sắc của huyền thoại. Đó cũng chính là điểm nhấn tạo nên cái bi đát lẫn hài hước của “cái phi lý” của Kafka. Nếu như đối với Kafka “như một hình thức cầu nguyện” thì đó là sự nguyện cầu cho mọi kiếp người trên thế giới. Nhận thức và mô tả “cái phi lý” của thời đại, cuộc đời vào văn chương. Tác phẩm Vụ án của Kafka đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người. Cũng là tiếng kêu cứu mong muốn giải thoát con người, đó là chiều sâu nhân bản trong tác phẩm của Kafka.

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w