2. Cái phi lí trong tác phẩm Vụ án
2.4. Chi tiết phi lí
Những chi tiết trong tác phẩm văn học nói lên những cảm xúc, tư tưởng mang bản chất sáng tạo khái quát, khả năng nói nhiều hơn bản thân nó. Khi chúng ta lựa chọn phân tích tác phẩm Vụ Án của Kafka đều có thể nhận thấy rằng những chi tiết đó còn có tác dụng phơi bày “cái phi lý”, nói tóm lại đó là chi tiết phi lý. Khi nghiên cứu ta nhận thấy trong tác phẩm đã gắn những chi tiết phi lý với tính huyền thoại.
2.4.1. Chi tiết phi lý mang tính huyền thoại
Trong văn học có rất nhiều khái niệm nói về huyền thoại và vai trò của huyền thoại khi xuất hiện trong một tác phẩm văn học. Theo định nghĩa của Hoàng Trinh “huyền thoại có thể được hiểu là những hình ảnh rút ra từ các thần thoại, điển tích hay là những hình ảnh khác thường, cụm từ “phi lý tính” do nhà văn sáng tạo ra, qua đó nhà văn nói lên một ẩn ý những sự thật , những nỗi niềm, những ước vọng nào đó của cá nhân mình”. Dựa vào điều đó, chúng ta dễ nhận thấy trong tác phẩm Vụ án của Kafka đã sử dụng những chi tiết, những hình ảnh huyền thoại để tổ chức, sắp xếp lại làm nên những chi tiết phi lý của riêng mình, những chi tiết mới không giống với bất kỳ nhà văn nào tạo nên một phong cách viết văn rất nổi bật.
2.4.1.1. Chi tiết y phục
Một chi tiết được đánh giá khá quan trọng và cần thiết trong sáng tác của Kafka là biểu tượng trang phục. Trang phục thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc mô tả phơi bày
“cái phi lý”. Có thể hiểu đơn giản y phục là: “quần áo là một hình thức bên ngoài của hoạt động tinh thần, là hình thức hữu hình của con người nội tâm. Quần áo góp phần chỉ rõ ta thuộc về xã hội như thế nào và thể hiện được giai cấp tầng lớp xã hội. Điển hình như trang phục của những: tăng lữ,quân đội, hải quân, tòa án... cởi bỏ nó ra đó là một cách nào đó chối từ ta thuộc về xã hội hay tầng lớp xã hội đó”. Nắm bắt được chức năng của trang phục trong việc biểu hiện vị thế, tính cách của con người và hơn nữa là cả thế giới tinh thần người đó mang lại.Kafka đã lựa chọn, vận dụng những biểu tượng có tính huyền thoại nhào nặn nó theo ý của mình, tạo nên những biểu tượng nhiều nghĩa về một thế giới phi lý đang thống trị
con người. Trong tác phẩm Vụ án mở ra trước mắt người đọc là những bộ y phục màu đen.
Ta vẫn thường hay quan niệm màu đen thường biểu tượng cho màu đêm tối, của sự đau khổ, chết chóc. Bởi vậy, Kafka đã xây dựng cho nhân vật trong tác phẩm của mình phải đối diện với bi kịch số phận của chính bản thân họ, chi tiết y phục màu đen được nhắc đến khi “tiếp đón” những gã mặc đồ đen: “... tiếng đập cửa và một người đàn ông bước vào, anh chưa từng gặp nhân vật ấy trong tòa nhà này bao giờ. Hắn người mảnh khảnh nhưng chắc nịch, mặc chiếc áo đen bó lấy người…”[1 ], họ đến bắt lấy anh mà chẳng có một lý do gì, ngoài việc “anh bị bắt”. Tiếp đến khi ông bị những gã thanh tra bắt phải lên gặp ngài đội Jôzep K
“Ngài đội cho đòi ông lên” cũng phải mặc đồ đen: “ -Phải mặc áo vét đen, -chúng nói”, mặc dù anh không hiểu lí do tại sao nhưng anh cũng buộc phải nghe theo lời của bọn chúng và anh thầm nghĩ rằng “ Nếu nhờ vậy mà mọi việc chóng vánh thì cũng được thôi” , ngay sau đó “Anh tự mình mở tủ, tìm rất lâu trong đống quần áo, chọn bộ đồ đen đẹp nhất của anh, một chiếc áo Jaket may bó sát lấy người đã từng làm cho bạn bè quen biết của anh phải trầm trồ…” [1]. Rồi đến ngày cuối của cuộc đời mình, “Jôzep K lúc ấy cũng mặc đồ đen, đương ngồi gần cửa, tư thế như chờ đợi ai”, chờ đợi hai tên dẫn anh ra pháp trường xử tử.
Rõ ràng màu sắc trang phục của những người này đã báo trước cái chết đau đớn như tiền định của Jôzep K. Kafka đã báo cho người đọc biết ngay từ ban đầu rằng anh xa lạ bới thế giới của tòa, anh chẳng hiểu gì về nó nhưng lại hoàn toàn bị nó thống trị và anh phải chấp nhận đều nghịch lý đó như sự an phận định sẳn của số phận . Biểu tượng hóa các chi tiết về y phục đã vận dụng tính huyền thoại, Kafka đã thực sự thành công trong việc làm lộ diện
“cái phi lý” của đời sống của tồn tại kiếp người trong một thế giới đầy những điều phi lý. Số lượng chi tiết không nhiều nhưng mang tính khái quát cao, chi tiết “y phục” đã được phân tích ngay sau khi bộc lộ tư duy độc đáo của Kafka trong việc khai sinh giá trị của chi tiết phi lý ở tác phẩm của mình.
2.4.1.2. Chi tiết cửa
Từ nhỏ, chúng ta ít nhất cũng đã đọc nhiều truyện thần thoại hay cổ tích về hình tượng cánh cửa với nhiều ý nghĩa trong mơ ước, lý tưởng, được biểu hiện là một cánh cửa thần kỳ mở ra thế giới khác hay một vùng đất diệu kì. Ngay từ thuở ban đầu, đi vào văn học cửa đã mang ý nghĩa tượng trưng biểu tượng. Cũng vậy, nhân vật chính trong tác phẩm Vụ án sau khi bị “hút” vào “cái phi lý” anh cũng đồng thời bị hút vào cửa sổ: “Cái cửa sổ anh ngồi đã quá quen, từ ít lâu nay thu hút mạnh hơn là bàn giấy”. Cũng ít ai hiểu vì sao anh lại bị thu hút bởi cái cửa sổ, phải chăng anh muốn gửi gắm hay bài tỏ điều gì vào thế giới hay xã hội mình đang sống. Khi cái chết cận kề, trong khoảng khắc anh lại tìm đến hình ảnh của cửa sổ “anh đến bên cửa sổ và nhìn một lần nữa xuống đường phố tối tăm. Phía bên kia, hầu hết các cửa sổ vẫn tối om như cửa sổ phòng anh”. Rồi những nỗi niềm,niềm tin đó vội chợt tắt khi anh nhận thấy thế giới bên ngoài vẫn tối tăm, mờ nhạt không có chỗ cho anh và ánh sáng chân lí hiện hữu.Anh chẳng nhận được hồi đáp gì từ những khung cửa sổ vẫn “tối om”
giống như cả thế giới như khước từ anh và từ bỏ mọi sự giao cảm giúp đỡ anh. Người ta cũng từng quan niệm rằng, cả đến khi đối mặt với tử thần , họ vẫn muốn được vũng vẫy trong kí ức của mình. Đối với anh luôn xoay quanh những câu hỏi sẽ chẳng bao giờ có lời giải đáp về một thế giới tòa án bí hiểm với những con người kì lạ, vụ án phi lý đã vây quanh lấy anh và không buông tha cho số phận của anh “anh giơ bàn tay và căng các ngón ra” thể hiện sự bất lực và đau khổ cho số kiếp của mình bị hất hủi khỏi cái xã hội tầm thường và đen tối đầy phi lí này .Hình ảnh này cũng như biểu tượng của “ cửa” sẽ còn mãi trong lòng người đọc, như một cảm nhận mãnh liệt của nỗi buồn day dứt, buồn cho số kiếp một con người cũng như một xã hội tha hóa đầy tính phi lí của thời bấy giờ.
2.4.2. Chi tiết phi lý “nhiễu” mạch truyện
Franz Kafka đã sáng tạo trong tác phẩm của mình những chi tiết mà theo logic thông thường của truyện là “thừa”, vì nó không góp phần phát triển hay liên kết các sự kiện trong
truyện. Điển hình chi tiết, buổi tối hôm đó Jôzep K bị bắt, trở về nhà sau một ngày làm việc anh đã gặp “cậu thiếu niên đứng lặng lẽ hút tẩu thuốc”. Đọc chi tiết này, người đọc sẽ thấy khó hiểu và băn khoăn vì không liên quan đến truyện và cũng không hiểu dụng ý khi tác giả đưa ra chi tiết đó. Ta chẳng thấy có vai trò, ý nghĩa gì giúp liên kết các sự kiện, làm cho người đọc không thể tập trung và thấu hiểu triết lý của tác phẩm .Đồng thời, những chi tiết xuất hiện phi lý đã làm “nhiễu” mạch truyện từ bên trong. Phải chăng đối với Kafka đó là sự thành công của tác phẩm nằm ở những tiểu tiết như thế. Những tiểu tiết tinh tế phi lý đó đã làm kéo dãn cốt truyện, làm cho nội dung câu truyện có nhiều lỗ hổng, không mạch lạc. Với những chi tiết này, Franz Kafka là người mở đường để sau này những tác giả phi lý khác khoét sâu hơn về sự tuyệt giao giữa con người với con người khi không thể thấu hiểu và giúp đỡ nhau.