Mối liên hệ giữa dụ ngôn người nông dân trước pháp luật với tác phẩm Vụ án

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 39 - 42)

3. Dụ ngôn người nông dân trước pháp luật

3.1. Mối liên hệ giữa dụ ngôn người nông dân trước pháp luật với tác phẩm Vụ án

“Trước Pháp Luật” là truyện ngắn, có thể gọi là truyện cực ngắn (trong nguyên tác tiếng Đức chỉ có vỏn vẹn 584 từ), nhưng là một tác phẩm quan trọng của Kafka (1883- 1924). Nó là một trong những tác phẩm hiếm hoi được Kafka cho đăng tải hai lần lúc ông còn sống (trên Vom Jungsten TagSelbstwehr). Hơn nữa, trong nhật ký, ông còn cho đó là tác phẩm khiến ông có “cảm giác thoả mãn và hạnh phúc” (Dẫn theo Erwin R. Steinberg,

“Kafka’s ‘Before the Law’, a reflection of fear of marriage; and corroborating language patterns in the diaries”, Journal of Modern Literature, Mar 86, Vol. 13 Issue 1, tr.129). Cũng có thể xem đó như một dụ ngôn của cuốn tiểu thuyết Vụ án. Trên thực tế, Kafka sau đó đã sử dụng “Trước Pháp Luật” như một phần nhỏ (nằm trong chương 9) của cuốn Vụ án, nhưng đó là phần quan trọng. Theo Harold Bloom, nếu Vụ án có một trung tâm thì trung tâm ấy chính là truyện cực ngắn này (Harold Bloom, Franz Kafka, Infobase Publishing, New York, 2010, tr. 20).

Đi xa hơn nữa, chúng ta có thể thấy mối quan hệ sâu sắc giữa dụ ngôn “Trước Pháp Luật” với “Vụ án”, cả hai bên có những nét tương đồng từ phong cách, tư tưởng đến nội dung, hình thức lẫn nhân vật, tính cách.

Đầu tiên về nhân vật, trong “Trước Pháp Luật” người đàn ông miền quê và trong

“Vụ án” Joseph K đều là những người bị ám ảnh bởi Pháp luật, những thiết chế quyền lực vô hình. Họ vốn “có tự do”, “có thể muốn đi đâu thì đi”. Tuy nhiên người đàn ông miền quê lại chọn “ngồi bên cạnh cổng đó cho đến suốt đời, truyện không thấy chỗ nào nêu lên là y bị

bắt ép”, còn với Joseph K ngay sau khi bị bắt, anh liền chấp nhận sự phi lý của việc bắt bớ không tội danh, anh đến trước toà biện minh cho sự trong sạch của mình, nhưng từng bước, con người phản kháng ấy dần nhường chỗ cho con người chấp nhận tự nghĩ rằng mình có tội và tìm cách chạy tội. Rõ ràng có thể thấy hai nhân vật trên đã tự nguyện chấp nhận sự phi lí và hoàn toàn thích nghi với thế giới đó, thậm chí không chịu nổi khi tách rời nó. . Với kết cấu ẩn chứa nỗi kinh hoàng vô tận, Kafka dựng lên cái vô nghĩa lí trong sự tồn tại của kiếp người, để rồi cho sự tha hóa và cái chết là không thể tránh khỏi của con người hiện đại.

Ông là một người “tiên tri” cho xã hội với sự phát triển của công nghiệp và máy móc mà ở đó, con người tự phủ định sự tồn tại của chính mình. Con người, mà điển hình là nhân vật người đàn ông miền quê và K. phải đối mặt với bộ máy cai trị khổng lồ, bí hiểm tồn tại khắp nơi, hữu hình hoặc vô hình, họ bị thôi miên bởi thế giới đó, cái tổ chức bí mật đó, không tìm thấy chân lý để bấu víu, để tìm lối thoát. Họ như bị “bịt mắt” trước một xã hội đầy rẫy sự tha hóa. Có thể nói, Kafka đã đặt ra vấn đề thân phận con người như là hệ quả của hoàn cảnh xã hội – lịch sử cụ thể. Cái phi lý như một sự dẫn dụ vô cùng sáng suốt cho nhân vật cũng như xã hội bộc lộ rõ bản chất của mình.

Điểm thứ hai pháp luật trong tác phẩm của ông hầu hết những lối diễn giải xác định những khía cạnh của luật và thủ tục pháp luật hết sức khô khan và ngột ngạt. Pháp luật trong văn Kafka, thay vì có tính đại diện cho bất kì thực thể chính trị hay tư pháp cụ thể nào, thường được diễn giải như biểu hiện một tập hợp những thế lực vô danh, không thể hiểu thấu được. Chúng bị che khuất với mỗi cá nhân nhưng lại điều khiển đời sống của con người, những nạn nhân vô tội của những hệ thống nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Dụ ngôn

“Trước Pháp Luật” nói đến trạng thái phi nhân của thứ pháp luật quan liêu, bóp nghẹt đời sống. Một người đàn ông đến từ miền quê xin được vào gặp pháp luật nhưng người bảo vệ không cho vào, thế là bác đành đứng đợi, người bảo vệ còn nói với bác rằng mình chỉ là người bảo vệ vòng ngoài cùng, những vòng trong còn biết bao người bảo vệ khác với mặt mũi hung tợn. Bác nông dân đứng trước cửa đợi suốt bao nhiêu năm, khi sắp chết, bác hỏi vì sao một thời gian dài, chẳng thấy ai ngoài mình đến xin gặp pháp luật. Người gác cửa gào to

để đôi tai nghễnh ngãng của bác có thể lắng nghe: “Ở đây không một ai khác được phép vào, bởi vì cái cửa này chỉ để dành cho một mình bác thôi. Bây giờ tôi đóng lại đây!”[1].

Có thể nói, câu kết của truyện đã khép lại những ảo mộng của một kiếp người về thứ pháp luật “cho tất cả mọi người và phục vụ toàn dân bất cứ lúc nào”. Còn ở tác phẩm Vụ án, hệ thống cơ quan hành pháp với bộ máy của nó và các viên chức giăng mắc khắp mọi nơi, ai ai cũng là người tòa án. Joseph K. rơi vào những chuyến đi quái đản, vô định để tìm hiểu tội lỗi mà mình mắc phải. Từ chỗ là người vô tội, anh dần dần thích nghi với trạng thái tội lỗi và cuối cùng đón nhận cái chết “nhục nhã như một con chó”. Cái tòa án ấy tuân theo một cung cách xét xử phi lí “chỉ tạm tha, hoãn xử chứ không bao giờ tha bổng”. Quyền tha bổng thuộc về tòa án tối cao nhưng nó dường như không tồn tại trên mặt đất này. Có thể thấy hình ảnh luật pháp trong văn của Kafka trở nên méo mó, lập lờ, dối trá giống như bộ mặt của chế độ hành chính thời bấy giờ. Với “Trước Pháp Luật”, người gác cổng tự cho mình là kém hơn người đàn ông miền quê “Tôi chỉ là thằng lính canh gác mạt hạng nhất” và vị linh mục trong “Vụ án” cũng đã giải thích: “ Mà người ở nơi khác đến thì tự do, y có thể muốn đi đâu thì đi; chỉ lối vào Luật Pháp là bị câm, và hơn nữa chỉ cấm bởi một cá nhân duy nhất là cá nhân tên lính gác. Nếu y ngồi bên cạnh cổng đó cho đến suốt đời, thì đấy là do tự nguyện; truyện không thấy chỗ nào nêu lên là y bị bắt ép. Trái lại, tên lính gác bị nhiệm vụ trói buộc vào cái vi trí của hắn. Hắn không có quyền đi xa ra bên ngoài, và xem chừng cũng chẳng được đi sâu vào bên trong, dù hắn muốn. Hơn nữa, nếu hắn phục dịch Luật Pháp, thì cũng chỉ là phục dịch ở lối vào này; vậy thực tế là hắn chỉ phục dịch cho người được dành riêng lối vào ấy, và đấy lại là thêm một lý do để thấy hắn kém vai vế hơn y.”[1] .Còn với K.

sau khi bị bắt, Kafka đã để nhân vật chấp nhận sự phi lý của việc bắt bớ không tội danh bằng câu nói của viên thanh tra: “Chúng tôi nào có hơn anh” đấy là sự mị dân của tầng lớp thống trị đương thời, người có quyền hành và người bị buộc tội vừa có quan hệ trên dưới vừa có quan hệ bình đẳng. Chính điều này đã làm cho một con người hoàn toàn lương thiện nghĩ mình có tội và tìm cách chạy tội, chính vì vậy người đàn ông miền quê nghĩ rằng mình không được phép vào Pháp Luật dù đã đợi cả đời

Từ những phân tích trên có thể thấy “Vụ án” là phần tiếp nối và phát triển cả về phong cách mang đầy tính ẩn dụ và sức gợi mở lớn lao, cơ hồ không bao giờ cạn kiệt, luôn luôn thách thức khả năng diễn dịch của hết thế hệ này đến thế hệ khác lẫn tư tưởng về

những ám ảnh và trăn trở không dứt của Kafka về quan hệ giữa con người và chân lý, công lý, quyền lực cũng như số phận của “Trước Pháp Luật”.

Một phần của tài liệu KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w